Hà Nội tăng cường 300 học viên cảnh sát giao thông
Các học viên của Học viện Cảnh sát được bổ sung cho các đội CSGT trong nội đô để phân luồng, chỉ huy giao thông tại các ngã tư trọng điểm, những khu vực diễn ra các lễ hội, chợ xuân trước và trong dịp Tết.
Báo An ninh Thủ đô dẫn lời đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho hay, không chỉ tham gia cùng với CSGT đảm bảo an toàn giao thông trên đường, ngoài giờ cao điểm số học viên này còn ứng trực tại các đơn vị, hỗ trợ cho bộ phận tiếp dân, kiểm tra, hoàn tất những thủ tục trả kết quả cho người vi phạm.
Cuối năm, lưu lượng người và phương tiện gia tăng, nguy cơ dẫn tới ùn tắc và tai nạn giao thông rất lớn nên theo ông Thắng, việc tăng cường thêm cảnh sát giao thông sẽ góp phần phòng ngừa, hạn chế thấp nhất những sự cố trên.
Các nữ cảnh sát giao thông. Ảnh: Anh Tuấn.
Hiện, Phòng CSGT Hà Nội hoàn tất các phương án phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông tại 65 điểm chợ hoa, chợ Tết 29 điểm bắn pháo hoa đồng thời chỉ đạo lực lượng 141 tăng cường tuần tra đêm phòng chống đua xe và cổ vũ đua xe.
Chiều 30/1, làm việc với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an tăng cường cho Hà Nội 300 – 500 CSGT phân luồng, xử phạt vi phạm dịp Tết.
Trước đó, Hà Nội cũng đã bổ sung hàng chục nữ CSGT đứng hướng dẫn, điều khiển giao thông tại những nút giao lớn vào giờ cao điểm buổi sáng và chiều.
Hiện, Hà Nội có 19 đội CSGT đặt tại các quận và huyện.
Theo VNE
Video đang HOT
Tâm sự của nữ CSGT sau 2 tuần xuống phố
"Dù làm nhiệm vụ dưới thời tiết tê buốt, lạnh thấu xương nhưng tôi cảm thấy rất vui vì hình ảnh nữ cảnh sát giao thông đã làm thay đổi ý thức của người dân khi tham gia giao thông", thiếu úy Nguyễn Hồng Anh chia sẻ.
Hình ảnh nữ Cảnh sát giao thông xuống đường tham gia điều hành giao thông tại các chốt trọng điểm trên địa bàn TP Hà Nội bắt đầu từ ngày 3/1 đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong mắt người tham gia giao thông.
Hình ảnh lạ trong mắt người dân
Đứng trên bục điều khiển điều tiết giao thông tại ngã tư Tràng Tiền, thiếu úy Nguyễn Hồng Anh, thuộc đội Cảnh sát giao thông số 1 ra tín hiệu hướng dẫn giao thông khá thuần thục.
Chỉ tay về phía dòng xe đông nghẹt đang nối đuôi nhau trong làn đường quy định, thiếu úy Hồng Anh cười tươi nói: "Ngày đầu nhận nhiệm vụ, đứng trên bục điều khiển giao thông, tôi khá hồi hộp, lo lắng. Nhưng chính thái độ hồ hởi, vui vẻ của người tham gia giao thông đã giúp tôi tự tin hoàn thành nhiệm vụ".
Nữ CSGT Hồng Anh tham gia điều hành giao thông tại ngã tư Tràng Tiền
Thiếu úy Hồng Anh cho biết, sau hai tuần tham gia làm nhiệm vụ, chị đã dần quen với công việc và cảm giác hồi hộp như những ngày đầu đã không còn. Hình ảnh nữ cảnh sát giao thông xuống đường làm nhiệm vụ trong mắt người dân đã trở nên thân thiện hơn, ý thức người dân tham gia giao thông cũng thay đổi rõ rệt.
"Tôi thấy phần lớn người dân đã chấp hành luật lệ giao thông khá tốt, tình trạng người dân lấn đường, chạm vạch đã giảm mạnh", thiếu úy Hồng Anh phấn khởi nói.
Theo nữ cảnh sát này, trước khi xuống đường làm nhiệm vụ, chị làm việc ở văn phòng, không gian khá bó hẹp. Do vậy khi biết mình được tập huấn về kiến thức, kỹ năng khi xuống đường điều tiết giao thông, chị rất phấn khởi và được người thân và bạn bè ủng hộ.
Tại nhiều ngã tư, người dân sang đường đã có thể yên tâm vì không còn tình trạng xe vượt đèn đỏ
Cùng chung cảm nhận với thiếu úy Nguyễn Hồng Anh, trung sĩ Phạm Quỳnh Trang (thuộc đội Cảnh sát giao thông số 1, tham gia điều tiết giao thông tại ngã tư Điện Biên Phủ - Cửa Nam) cho biết, tại mỗi điểm chốt khi có nữ cảnh sát đứng làm nhiệm, thái độ của người tham gia giao thông trở nên thân thiện hơn rất nhiều. Đối với những nam giới khi vi phạm, bị xử phạt thái độ của họ điềm đạm hơn và không có những lời lẽ khó nghe đối với người thi hành công vụ.
Trung sĩ Phạm Quỳnh Trang điều tiết giao giao thông tại ngã tư Điện Biên Phủ - Cửa Nam
"Giờ đây, khi nhìn thấy nữ cảnh sát điều hành giao thông, nhiều người dân cười rất vui vẻ. Do đó mà sau hai tuần làm nhiệm vụ, tôi cảm thấy phấn khởi, tự tin hơn rất nhiều", trung sĩ Trang phấn khởi nói.
Cô Nguyễn Thu Thảo (45 tuổi, nhà ở đường Kim Giang, quận Hoàng Mai) chia sẻ, mỗi khi đi làm về qua các ngã tư thấy nữ CSGT làm nhiệm vụ, cô cảm thấy rất thích thủ bởi hình ảnh mới lạ này đã làm cho người dân thay đổi ý thức khi tham gia giao thông và hoạt động điều tiết giao thông thủ đô cũng trở nên mềm mại hơn.
Động tác nhịp nhàng nữ CSGT được người dân thủ đô ủng hộ
Đội mưa điều khiển giao thông
Bên cạnh công việc thường ngày, những nữ CSGT cũng gặp không ít những khó khăn.
Thượng sĩ Đinh Thị Thanh Bình, đội Cảnh sát giao thông số 4, tham gia làm nhiệm vụ tại ngã tư Đại Cồ Việt - Giải Phóng cho biết, vào mỗi buổi sáng thời tiết lạnh, kèm theo mưa phùn khiến cái rét trở nên thấu xương nhưng các nữ CSGT vẫn không quản ngại khó khăn, hoàn thành tốt công việc được giao tại các chốt, điểm.
"Dù vất vả nhưng chúng tôi nghĩ, hành động nhỏ mà làm ý thức của người dân tham gia giao thông thay đổi thì những cảnh sát như tôi cũng cảm thấy phấn khởi, vui mừng", thượng sĩ Bình nói.
"Khi đèn báo chuyển sang tín hiệu màu vàng, có hiệu lệnh dừng lại của cảnh sát giao thông, người dân đã chấp hành khá tốt, không còn tình trạng cố vượt lên hay chen lấn nhau", thượng sĩ Bình chia sẻ.
Trung úy Hoàng Thị Cẩm Vân điều tiết giao thông tại ngã tư Cửa Nam
Giao thông thủ đô đã thông thoáng hơn khi có nữ CSGT làm nhiệm vụ
Đại úy Trương Song Thành, đội trưởng đội tham mưu, phòng cảnh sát giao thông đường bộ, công an TP Hà Nội cho biết, việc bố trí nữ cảnh sát giao thông xuống đường làm nhiệm vụ nằm trong chủ đề an toàn giao thông 2013 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của người tham gia giao thông. Ở mỗi chốt giao thông, khi bố trí nữ cảnh sát giao thông đứng bục, có những động tác uyển chuyển, nhịp nhàng trong việc chỉ huy giao thông sẽ tạo được ý thức tự giác của người tham gia giao thông.
Theo đại úy Thành, tại 10 chốt trọng điểm ở trung tâm thành phố, trong đó mỗi chốt sẽ có bố trí một nữ cảnh sát đứng điều tiết giao thông. Qua hai tuần nữ Cảnh sát giao thông xuống đường làm nhiệm vụ, người tham gia giao thông qua đều chấp hành khá tốt, dù trời mưa cũng không có tình trạng chen lấn xô đẩy. Tất cả các phương tiện đều dừng đúng vạch sơn và không đi lấn tuyến.
"Ngoài ra việc đưa nữ Cảnh sát giao thông xuống đường điều khiển giao thông cũng nằm trong chủ đề nâng cao tinh thần trách nhiệm người thực thi công vụ và ý thức người tham gia giao thông. Hình ảnh nữ cảnh sát tại các điểm nóng không chỉ góp phần tạo sự thân thiện, giảm thiểu tình trạng ùn tắc mà còn nâng cao hình ảnh người cảnh sát giao thông, cảnh sát nhân dân trong mắt người dân", đại úy Thành nhấn mạnh.
Theo 24h
Nữ cảnh sát 'đội mưa' điều khiển giao thông Sáng nay, Hà Nội mưa phùn, lạnh 14 độ C nhưng nhiều nữ cảnh sát vẫn dậy sớm đi hơn 10 km để kịp có mặt tại 10 nút giao thông trọng điểm làm nhiệm vụ trong ngày đầu ra quân. Có người còn không ngủ được vì "hồi hộp". 6h30 sáng 3/1, thượng sĩ Đỗ Thị Loan (22 tuổi, Đội CSGT số...