Hà Nội tạm dừng thu phí đường bộ xe máy
Sở GTVT Hà Nội vừa thống nhất chủ trương tạm thời dừng thu phí đường bộ với xe máy từ 1/1/2016 do hiệu quả thấp.
Hà Nội đã bắt đầu thu phí sử dụng đường bộ với xe máy từ 1/1/2013. Năm 2013, thu về Quỹ bảo trì đường bộ thành phố 55 tỷ đồng, năm 2014 đạt 36 tỷ đồng, sáu tháng đầu năm nay đạt 3,6 tỷ đồng.
Hà Nội thống nhất phương án dừng thu phí đường bộ xe máy
Theo Sở GTVT Hà Nội, việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy đạt thấp do một số nguyên nhân như liệt kê số lượng xe máy thực hoạt động gặp nhiều khó khăn, biến động so với đăng ký; công tác thu của một số quận, huyện, thị xã chưa thực sự tích cực, chưa có giải pháp triệt để khắc phục tình trạng thu đạt tỷ lệ thấp; chưa có chế tài cụ thể đối với các trường hợp cố tình chây ỳ không đóng phí…
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội nhìn nhận, hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1-3 lần số phí phải nộp.
Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về lực lượng kiểm tra, xử phạt, quản lý sử dụng tiền phạt và các vấn đề liên quan.
Trước thực trạng trên, Sở GTVT Hà Nội đưa ra đề xuất, thống nhất với chủ trương của Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương và Bộ GTVT cho phép tạm thời dừng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe máy từ 1/1/2016 để các cơ quan có phương án tổ chức thu hợp lý và thuận tiện hơn.
Video đang HOT
Gia Văn
Theo VNN
Thu phí không dừng: Chỉ 3-5 giây, tiết kiệm 3.400 tỷ đồng/năm?
Xe đi qua trạm thu phí tự động không dừng chỉ mất từ 3-5 giây, trong khi qua trạm thu phí thủ công là 3 phút. Theo một công bố, nếu tất cả các trạm thu phí ở Việt Nam áp dụng thu phí không dừng sẽ tiết kiệm được cho ngân sách quốc gia 3.400 tỷ đồng/năm.
Hệ thống thu phí "cồng kềnh"
Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ có gần 100 trạm thu phí đang thu phí và sẽ thu phí khi các dự án BOT hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cụ thể, có 45 trạm thu phí đang thu phí hoàn vốn cho các dự án BOT và 51 trạm thu phí chưa thu, nhưng đã thống nhất ký hợp đồng BOT và sẽ thu phí cho các dự án BOT sau khi hoàn thành trong khoảng từ nay đến năm 2018. Trong số 96 trạm, có 83 trạm do Bộ Giao thông vận tải ký hợp đồng với các nhà đầu tư và 13 trạm do UBND các tỉnh ký hợp đồng với các nhà đầu tư.
Trên thực tế, các quốc lộ ở nước ta hiện nay hầu hết đều áp dụng công nghệ thu phí một dừng. Vấn đề là, nếu các trạm thu phí hoạt động độc lập và tiếp tục thu theo hình thức thủ công như lâu nay, sẽ lãng phí thời gian và tiền bạc của các chủ đầu tư và chủ phương tiện, đồng thời gây khó khăn cho công tác quản lý. Trong khi đó, các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của hệ thống thu phí tự động (ETC) gồm có nhu cầu về tiết kiệm thời gian di chuyển, thanh toán không cần tiền mặt, giảm ách tắc giao thông và thu phí nhanh chóng.
Hiện có gần 100 trạm thu phí đường bộ trên cả nước
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, thu phí một dừng cần phải huy động một lượng lớn nhân lực thực hiện các công việc, trong khi hiệu quả lại không cao. Chính vì vậy, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã lựa chọn công nghệ thu phí không dừng để tiếp cận công nghệ tốt nhất hiện có, khắc phục các tồn tại nêu trên.
"Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng công nghệ hiện đại này và Bộ GTVT cũng đã tổ chức nghiên cứu, tham khảo, so sánh với nhiều công nghệ khác nhau để đưa ra thống nhất lựa chọn công nghệ thu phí RFID của Mỹ. Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay và đang được áp dụng rất thành công ở Đài Loan" - Thứ trưởng Trường cho hay.
Theo tính toán, mỗi lần dừng xe nộp phí sẽ làm chậm hành trình của các phương tiện từ 2-3 phút, tăng thời gian lưu thông từ 4-5% và tiêu tốn thêm 7-8% nhiên liệu khi lưu thông trên đường cao tốc. Tuy nhiên nếu thu phí không dừng sẽ giúp tiết kiệm chi phí in vé giấy khoảng 70 tỷ đồng/năm; tiết kiệm nhiên liệu 233 tỷ đồng/năm; giảm thời gian tham gia giao thông 2.800 tỷ đồng/năm; tiết kiệm chi phí quản lý giao thông 360 tỷ đồng/năm...
Ngoài ra, thu phí tự động không dừng còn tăng tính minh bạch trong quản lý, giảm ô nhiêm môi trường, hao mòn phương tiện, giảm thanh toán bằng tiền mặt, cung cấp thông tin cho công tác quy hoạch, quản lý nhà nước... Áp dụng công nghệ này cho thấy cả các chủ phương tiện, các trạm thu phí lẫn cơ quan quản lý nhà nước đều được hưởng lợi từ hệ thống thu phí tự động không dừng.
Dừng xe vài giây, tiết kiệm tiền tỷ
Một công bố gần đây của cơ quan nghiên cứu và phát triển giao thông cho biết, nếu như tất cả các trạm thu phí ở Việt Nam áp dụng ETC, số tiền tiết kiệm được cho xã hội và ngân sách quốc gia hàng năm là 3.400 tỷ đồng, ngoài các lợi ích khác như bảo vệ môi trường và giảm ùn tắc giao thông.
Đó là số tiền giảm thiểu nhờ vào giảm các chi phí như chi phí nhân công, chi phí in vé, chi phí nhiên liệu và một loạt các chi phí khác, bao gồm cả tính toán quy đổi thời gian lưu thông của mỗi chiếc xe đi qua trạm thu phí tự động không dừng chỉ mất từ 3-5 giây, trong khi thời gian trung bình để đi qua một trạm thu phí thủ công là 3 phút.
Trạm thu phí tự động thì điểm tại tỉnh Quảng Bình
Hồi tháng 3, Bộ GTVT đã tiến hành thành công Lễ kiểm thử công nghệ thu phí không dừng (ETC) kết hợp kiểm soát tải trọng xe tại Trạm thu phí Km 604 700 Quốc lộ 1 thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình. Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch chuyển tất cả các trạm thu phí thủ công hiện tại trên toàn quốc sang hình thức thu phí tự động không dừng của Bộ GTVT.
Để phù hợp với tiến độ các dự án đầu tư trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ GTVT tiến hành lựa chọn nhà đầu tư các trạm ETC và áp dụng những nội dung phù hợp của cơ chế quản lý, thực hiện các dự án đầu tư trên quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên.
Bộ GTVT khẳng định, về nguyên tắc chuyển đổi sang việc thu phí từ bằng tay sang hình thức tự động không dừng phải bảo đảm không làm tăng mức phí sử dụng đường bộ mà chủ phương tiện phải trả, bảo đảm quyền thụ hưởng phí của các chủ đầu tư và hỗ trợ việc quản lý nhà nước về giao thông.
Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và các điều kiện thực tiễn của Việt Nam, Bộ GTVT dự kiến sẽ lựa chọn mô hình thu phí tự động không dừng chung, thống nhất cho tất cả các phương tiện giao thông thuộc diện chịu phí và các trạm thu phí trên toàn quốc. Việc điều hành, quản lý tài khoản và thu phí sẽ được tiến hành chung thông qua một hệ thống điều hành và cơ sở dữ liệu trung tâm.
Về lộ trình thực hiện, sẽ không quy định thời hạn cuối cùng chủ phương tiện phải thực hiện gắn thiết bị, theo đó việc gắn thiết bị sẽ kéo dài ít nhất 30 tháng theo định kỳ đăng kiểm. Trong thời gian này, vẫn duy trì hình thức thu phí bằng tiền mặt. Bộ sẽ soạn thảo một lộ trình thích hợp để triển khai và trước mắt sẽ duy trì song song hai hình thức thu phí thủ công và tự động, nhằm chuyển đổi một cách dần dần để các đơn vị chuyển đổi công nghệ và để cho người lái xe tiếp cận dần với công nghệ mới.
Được biết, bên cạnh hệ thống thu phí không dừng, Bộ GTVT cũng nghiên cứu áp dụng công nghệ cân xe tự động cảm biến thạch anh thay thế cho hệ thống cân tĩnh đang được sử dụng hiện nay. Công nghệ này được đánh giá phù hợp với nhiều loại hình thái thời tiết, tốc độ xe có thể dao động từ 1-230km/h, độ chính xác lên tới 98%.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Dân bức xúc với trạm thu phí Bến Thủy Nhiều người dân ở H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh làm việc ở TP.Vinh, Nghệ An, không dám sử dụng ô tô đi qua cầu Bến Thủy, vì mỗi ngày mất 120 ngàn phí qua trạm. Người dân cho rằng việc thu phí của Trạm thu phí đặt ở cầu Bến Thủy chưa hợp lý - Ảnh: K.Hoan Trạm thu phí Bến Thủy án ngữ...