Hà Nội: Tái hiện thảm họa sóng thần ở Nhật
Triển lãm ảnh phóng sự động đất Đông Nhật Bản tại Hà Nội giúp người xem hồi tưởng thảm họa kinh hoàng đã xảy ra cũng như nghị lực phi thường của người dân xứ sở mặt trời mọc.
2 năm sau ngày xảy ra trận động đất, sóng thần kinh hoàng khiến ít nhất 16.000 người thiệt mạng, người dân Nhật Bản vẫn chưa nguôi nỗi đau nhưng vẫn giữ vững hy vọng. Thiên nhiên nuôi dưỡng con người, nhưng con người luôn phải chuẩn bị để đối phó với thảm họa bất ngờ của thiên nhiên.
Đây là thông điệp được chuyển tải trong cuộc Triển lãm ảnh phóng sự động đất Đông Nhật Bản được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 27/2 đến 11/3/2013 nhân kỷ niệm 2 năm xảy ra thảm họa 11/3/2011.
Ông Tatsuya Fujii, Chủ tịch kiêm Giám đốc kế hoạch báo Asahi Shimbun, đơn vị tổ chức triển lãm, nói rằng buổi triển lãm “là cơ hội để chúng ta nhớ về sự kiện đau thương của 2 năm trước, khuyến khích chúng ta một lần nữa hướng về Tohuku, đồng thời bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ của bạn bè khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng” đã giúp người dân Nhật Bản vươn lên từ đổ nát.
Đại diện báo Nhật Bản còn cho biết, người dân Nhật Bản rất cảm ơn bạn bè Việt Nam vì sự giúp đỡ không chỉ bằng tiền, bằng ngày lương, mà còn bởi những món quà tinh thần ý nghĩa như gửi email, gửi 10.000 con hạc giấy để nhắn nhủ bạn bè Nhật Bản đừng thôi hy vọng.
Theo đại diện của báo Asahi Shimbun, những lời động viên chia sẻ và hỗ trợ thiết thực từ bạn bè năm châu đã góp phần tích cực vào việc vực dậy những vùng đất bị tàn phá nặng nề, và giờ đây những vùng đất này vẫn đang hồi sinh và phát triển nhờ tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng thế giới.
Triển lãm được đồng tổ chức bởi báo Asahi Shimbun và hãng Mitsubishi đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi triển lãm:
Bé gái đứng trước một công trường ngổn ngang nơi từng là nhà của bé. Bé vừa khóc vừa chơi kèn trumpet, một món quà của người bà quá cố. Đợt sóng thần vừa qua đã cướp đi mạng sống của ông bà và mẹ bé. Ảnh chụp ngày 11/4/2011 tại TP.Rikyzentakata, tỉnh Iwate.
Người phụ nữ ngồi bên vệ đường khóc nức nở trước cảnh hoang tàn do sóng thần càn quét của huyện Yuriage, thành phố Natori, tỉnh Miyagi, Ảnh chụp 13/3 2011 do BTC cung cấp
Video đang HOT
Cây thông kì diệu. Cây thông duy nhất còn sót lại sau đợt sóng thần dữ dội ngày 11.03.2011. Ảnh chụp ngày 12.09.2011 tại thành phố Rikuzentakata, quận Iwate.
Chỉ một cây thông duy nhất còn sót lại sau đợt sóng thần dữ dội. Ngọn thông giờ đứng trơ trọi một mình ở Takadamatsubara, một điểm du lịch nổi tiếng tại Rikuzentakata, quận Iwate. Ánh sáng trăng phủ nhẹ nhàng lên cây như một sự cảm thông. Ngọn thông vốn đang chết dần chết mòn nhưng người ta đã thu thập các nhánh ghép lấy từ ngọn thông này nhằm tiếp nối sự sống của cây đến các thế hệ sau. Ảnh chụp ngày 12/9/2012 tại thành phố Rikuzentakata, quận Iwate.
Hơn 3 tháng sau thảm họa, sự sống đã hồi sinh ở mảnh đất là tâm điểm của đợt tàn phá. Ảnh chụp 01/07/2011 tại TP. Ishinomaki, tỉnh Miyagi. Sau giờ tan học, trên đường về nhà các em học sinh đứng trên cầu nhảy xuống biển để lặn.
Các thành viên Lực lượng Phòng Vệ Mặt Đất đã nhận được nhiều thư cảm ơn từ các em nhỏ tại các nhà trẻ. Ảnh chụp ngày 20/07/2011 Tp. Rikuzentakata, tỉnh Iwate
Thông điệp của một khách tham quan treo lên cây hoa anh đào trong triển lãm để gửi tới những người bạn Nhật Bản
Lời động viên từ một khách tham quan
Nhiều thông điệp được khách tham quan triển lãm gửi lên cây hoa anh đào để chuyển tới người dân Nhật Bản
Thướng xót nạn nhân của thảm họa kép
Một khách tham quan triển lãm để lại lời nhắn
Triển lãm được tổ chức nhân dịp 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nhật
“Chúng tôi yêu các bạn”
Theo 24h
Tái hiện khúc tráng ca
Từ ý tưởng của Viện Viễn đông Bác Cổ, triển lãm "Hà Nội những ngày đêm năm 1972" vừa khai mạc vào chiều qua, 11-10, tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội. Hình ảnh về một Hà Nội hiên ngang giữa những đau thương mất mát được tái hiện, khiến cho không ít người xem xúc động đến trào nước mắt.
Bệnh viện Bạch Mai đã 4 lần hứng chịu bom
Từ các nguồn tư liệu được cung cấp bởi TTXVN, Bảo tàng Phòng không-Không quân, Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương và Trung tâm lưu trữ Ngoại giao La Courneuve (Pháp), triển lãm đã tái hiện một thời kỳ lịch sử đầy bi tráng của Hà Nội với "12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.
Những ngôi nhà đổ nát, máu, nước mắt cùng cả những vành khăn trắng buộc vội trên đầu những đứa trẻ đã khiến không ít người xem xúc động nghẹn ngào. Thăng Long-Hà Nội đã trải qua lịch sử cả nghìn năm với biết bao biến cố, nhưng có lẽ năm 1972 sẽ được ghi vào lịch sử như một trang sử hào hùng của Thủ đô. Vạn lời nói không đủ sức thuyết phục bằng một hình ảnh chân thực, bởi thế, không dừng lại ở việc trưng bày hình ảnh, tại triển lãm, từng ý kiến được đính kèm với phần hình ảnh đã làm sáng tỏ hơn về tội ác của giặc ngoại xâm.
Em bé bơ vơ sau trận đánh bom của giặc Mỹ
Tại hình ảnh tái hiện bệnh viện Bạch Mai năm 1972, lời kể đính kèm của ông Nguyễn Bá Kinh, bác sỹ khoa Ngoại thật sự gây xúc động với người xem. Để cứu sống một bệnh nhân bị sập hầm do bom nằm giữa 2 bệnh nhân khác đã chết, ông Kinh và đồng đội đã buộc tháo khớp chân người chết nằm ngoài cùng để lấy chỗ buộc dây vào cô gái còn sống và kéo lên. Sau khi cô gái được đưa lên, ông Kinh và mấy anh em đã thắp hương quỳ lạy, tạ tội với người đã khuất.
Bên cạnh việc làm sống lại hình ảnh những ngày đau thương, triển lãm còn tái hiện hình ảnh của Hà Nội hiên ngang trong những ngày khói lửa. 40 năm qua, những hình ảnh ấy vẫn được xem là tiêu biểu cho khí phách, tinh thần quật cường Hà Nội.
Bộ đội tên lửa Việt Nam đã chiến thắng pháo đài bay B52
Đám cưới của NSNA Chu Chí Thành đã diễn ra sau chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"
Triển lãm đã dành một góc không gian để lột tả niềm hạnh phúc của người dân Hà Nội được sống trong những ngày hòa bình. Với nghệ sỹ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Việt Nam thì sau thời khắc "12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không" ấy có nghĩa là "mình không chết và người yêu mình không chết. Khi dừng ném bom, người mình không chùng xuống mà khỏe lên, phấn chấn lên". Chỉ sau đó ít ngày, ông đã làm đám cưới, mừng chiến thắng và chờ đợi Hiệp định Paris. Đám cưới diễn ra giản dị chỉ có bánh kẹo và hoa đồng tiền. Để rồi sau 20 ngày cưới vợ, nhà nhiếp ảnh trẻ tuổi này đã có mặt ở Quảng Trị để chụp những bức ảnh về trao trả tù binh. Những hình ảnh về đám cưới của ông Chu Chí Thành đã là cái kết đẹp cho một triển lãm mang nhiều ý nghĩa, không chỉ với các thế hệ đã trải qua chiến tranh mà vẫn còn nguyên giá trị lịch sử với thế hệ trẻ.
Theo ANTD
TPHCM tái hiện phong cảnh "trên bến, dưới thuyền" trong Lễ hội Tết 2013 Lễ hội Tết 2013 của TPHCM sẽ tập trung vào chủ đề biển đảo và tổ chức các chương trình tái hiện lại phong cảnh "trên bến, dưới thuyền" của đô thị sông nước Sài Gòn - Chợ Lớn năm xưa. Theo Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, Đường Hoa trong Tết Quý Tỵ - 2013 vẫn thiết kế trên trục đường...