Hà Nội: Tác giả lên tiếng về ý tưởng đúc rùa vàng nặng 10 tấn ở Hồ Gươm
Ông Tạ Hồng Quân cho biết, lý do đề xuất ý tưởng đúc “Biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm” từ mong muốn “ Thần Kim Quy” trở thành một giá trị văn hóa, tinh thần hàng nghìn năm sau…
Công dân Tạ Hồng Quân vừa gửi UBND TP Hà Nội – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và các đơn vị liên quan Đề án Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm – “Thần Kim Quy”. Nội dung đề án nêu rõ, lý do ông Quân đề xuất đúc biểu tượng rùa vàng xuất phát từ “Thần Kim Quy” gắn liền với truyền thuyết lịch sử, qua nhiều câu chuyện khác nhau.
“ Rùa Hồ Gươm cũng gắn liền với lịch sử, với truyền thuyết, với văn hóa của Hà Nội và của cả Việt Nam. Rùa Hồ Gươm thực sự trở thành một hiện tượng giá trị văn hóa đặc biệt trong mỗi người dân Việt Nam”, ông Tạ Hồng Quân cho hay.
Biểu tượng Rùa vàng Hồ Gươm được tác giả đề xuất đúc ở bên bờ hồ
Vì vậy, ông Quân đề xuất ý tưởng đúc “Biểu tượng Rùa vàng Hồ Gươm” đặt bên cạnh hồ Hoàn Kiếm. Qua việc này ông Quân mong muốn hình tượng Rùa vàng Hồ Gươm trở thành một giá trị văn hóa, tinh thần, biểu tượng cho Hà Nội – Việt Nam hàng trăm năm, hàng nghìn năm sau. Biểu tượng Rùa vàng Hồ Gươm trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống người Hà Nội, người Việt Nam; trở thành tâm điểm văn hóa du lịch cho nhân dân cả nước và du khách nước ngoài.
Video đang HOT
Ngoài ra, tác giả còn đưa ra ý kiến lập luận rằng, rùa Hồ Gươm đã được cả nhân dân gọi bằng Cụ Rùa (Thần Kim Quy), rất ít khi xuất hiện nhưng mỗi lần xuất hiện hầu như tương ứng với một sự kiện trọng đại.
“Luận cứ này được nhiều người ủng hộ và tìm cách chứng minh. Một số thì cho rằng sự việc mang tính ngẫu nhiên, còn phần đông chúng ta (trong đó có tôi) thấy đây là một sự kiện đặc biệt và cần phát huy trở thành dấu ấn riêng của Hà Nội của Việt Nam là niềm tự hào riêng có cần phát huy trở thành biểu tượng vĩnh cửu một đặc điểm riêng có về văn hóa lịch sử và phát triển thành điểm thu hút du lịch mang tầm quốc tế”, ông Tạ Hồng Quân nêu thêm.
Trong đề án, ông Tạ Hồng Quân còn đưa ra những biểu tượng quốc gia trên thế giới, trong đó có những biểu tượng là linh vật, con vật hay công trình kiến trúc hoặc là những nét văn hóa đặc thù riêng của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia.
Cụ thể, ở Trung Quốc với biểu tượng Gấu Trúc, Rồng, Trống Đồng, Vạn Lý trường Thành, Thiên An Môn, mới đây như sân vận động tổ chim. Ở Mỹ có Tượng thần tự do, tòa nhà lưỡng viện, tháp chuông tự do, phố Wall và đặc biệt là biểu tượng con Trâu đúc bằng đồng to đẹp trên đầu phố Wall tại New York. Ở Úc có nhà hát Sydney, chuột túi Kangaroo. Ở Pháp có dòng sông Seine, tháp Eiffel, gà trống Gaulois. Ở Nhật là tháp truyền hình, hoa anh đào…
“Đó là cơ sở cốt lõi ý nghĩa và đầy đủ để chúng ta tạo nên một biểu tượng độc đáo và ý nghĩa sâu sắc của Hà Nội, của Việt Nam về hình tượng Rùa vàng Hồ Gươm”, tác giả Tạ Hồng Quân lập luận.
Đề án nêu rõ kế hoạch đúc tượng Rùa vàng Hồ Gươm chất liệu bằng đồng nguyên chất được mạ vàng tại bờ hồ Hoàn Kiếm. Dự kiến biểu tượng Rùa vàng có chiều dài khoảng 2,5 m – 3,5 m, chiều cao gồm cả bệ khoảng 2,5 m, có trọng lượng khoảng 6-10 tấn. Thời gian đúc biểu tượng Rùa vàng dự kiến kéo dài khoảng 2 năm.
Theo Quang Phong (Dân trí)
Mẫu vật rùa hồ Gươm được chế tác bằng phương pháp hiện đại
Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết mẫu vật rùa hồ Gươm sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay và hy vọng đưa ra trưng bày dịp Tết 2018.
Ngày 7/2, tiến sĩ Phan Kế Long (Phó giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam) cho biết các nhà khoa học đang chế tác mẫu vật rùa hồ Gươm. Theo ông, mẫu vật lớn gần 300 kg, gắn với đời sống tâm linh của người Hà Nội và là mẫu độc lạ quý hiếm hàng đầu thế giới, nên chuyên gia không thể nóng vội mà thực hiện theo quy trình đầy đủ, đảm bảo độ chính xác.
"Ngay cả chuyên gia Đức cũng thừa nhận họ chưa bao giờ làm mẫu vật rùa mai mềm lớn như vậy. Làm nhanh dễ dẫn đến ẩu và hỏng", ông Long nói và cho biết riêng phần mắt - bộ phận quan trọng nhất để tạo cái hồn cho con vật đã gửi sang Đức chế tác.
Rùa hồ Gươm khi còn sống được đưa lên bờ chữa bệnh. Ảnh: AFP.
Rùa hồ Gươm hiện nằm trong bể để các chuyên gia chế tác bằng phương pháp nhựa hóa giai đoạn một. Đây là phương pháp bảo quản mẫu vật hiện đại nhất hiện nay, bởi nó giúp giữ nguyên vẹn mẫu vật gồm cả xương. Với công nghệ này, mẫu vật sẽ sát thực nhất với mẫu sống, không mùi và độ bền cao.
Hàng ngày, các nhà quản lý và khoa học của Hà Nội thường xuyên kiểm tra mẫu vật, nếu phát sinh sai sót sẽ kịp thời khắc phục.
Rùa hồ Gươm chết chiều 19/1/2016. Năm 2011 rùa được đưa lên bờ để chữa trị các vết lở loét trong hơn 3 tháng, sau đó được trả về hồ. Khi đó, chiều dài toàn thân rùa là 185 cm, chiều rộng mai 100 cm, dài đuôi 35 cm, nặng 169 kg. Nguyên nhân rùa chết được cho là già yếu, bởi con rùa sống lâu nhất thế giới 180 năm, trong khi rùa hồ Gươm ước tính 200 tuổi.
Rùa sau đó được đưa bảo quản phòng lạnh -20 độ C tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Công việc chế tác bắt đầu từ tháng 4/2016 với sự giúp đỡ của hai chuyên gia hàng đầu về chế tác mẫu vật đến từ Đức.
Theo VNE
Ngư dân bắt được rùa vàng quý hiếm nặng hơn 70 kg Trong lúc đánh bắt cá, một ngư dân Thanh Hóa đã bắt được con rùa vàng quý hiếm. Nhận thấy con rùa hoàn toàn khỏe mạnh, ngư dân này đã thả rùa về với biển Ngày 28/12, ông Nguyễn Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) xác nhận sự việc một ngư dân địa phương vừa...