Hà Nội: Sức dân giúp Phúc Thọ đổi thay
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người 52 triệu đồng/năm.
Thành công từ huy động “sức dân”
Trong giai đoạn 2010 – 2020, kinh tế huyện Phúc Thọ tiếp tục tăng trưởng, tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 ước đạt 12.541 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 9,1%/năm.
Theo báo cáo của UBND huyện Phúc Thọ, bước vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện có nhiều khó khăn như: Xuất phát điểm thấp; kinh tế nông nghiệp là chủ yếu; kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; một bộ phận cán bộ và nhân dân còn ngại khó, thiếu tin tưởng…
Mô hình trồng cà chua trong nhà lưới của HTX Nông nghiệp Thanh Đa. Ảnh: Minh Ngọc
Với quyết tâm cao và xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, chọn dồn điền đổi thửa là khâu đột phá để tổ chức triển khai thực hiện, huyện Phúc Thọ đã ban hành hệ thống văn bản cụ thể hóa Chương trình số 02 – CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội (về “ Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020″).
Video đang HOT
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tổng nguồn vốn huy động giai đoạn từ 2010 đến tháng 6/2020 của huyện là 3.684 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của người dân.
“Với sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung đảm bảo nguồn lực, đồng thời huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia xây dựng NTM, hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn được đầu tư tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh. Nhiều mô hình sản xuất ứng dụng khoa hoc ky thuât mang lai hiệu quả kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện…” – ông Doãn Trung Tuấn – Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ chia sẻ.
Nhiều bước đột phá trong nông nghiệp
Trong quá trình xây dựng NTM, huyện Phúc Thọ triển khai thực hiện nhiều mô hình hiệu quả, thiết thực. Đơn cử như mô hình xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
Huyện Phúc Thọ đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng đến sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, theo chuỗi liên kết giá trị, mỗi xã một sản phẩm chủ lực, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo quy trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch; đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu, thực hiện truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
Đến nay trên địa bàn huyện đã có nhiều vùng tập trung quy mô lớn như có liên kết giữa các hộ nông dân và HTX hoặc doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm như: Vùng rau an toàn Thanh Đa (50ha), vùng hoa, cây cảnh 150ha chủ yếu ở xã Tích Giang, Tam Thuấn…; vùng bưởi (337ha), tập trung tại các xã Vân Hà, Vân Nam, Hiệp Thuận, vùng Chuối xã Vân Nam (100ha), vùng trồng mướp hương (20ha) tại xã Vân Phúc, chăn nuôi lợn sinh học tại xã Thọ Lộc…
Về sản xuất theo chuỗi, huyện Phúc Thọ hiện có 7 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, như: Chuỗi thịt lợn sinh học của HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ; bưởi Phúc Thọ của HTX nông nghiệp Vân Nam và HTX Hương Bưởi Phúc Thọ, liên kết với các hộ trồng bưởi; chuối Vân Nam của HTX Nông nghiệp Vân Nam…
Trong thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng các mô hình sản xuất cây trái vụ, ứng dụng công nghệ cao và liên kết chăn nuôi ở các xã, như: Sản xuất rau muống trái vụ và xây dựng thương hiệu rau muống Tiến vua Sen Chiểu; mô hình bẫy dính màu, không sử dụng thuốc BVTV trên cây cà pháo; mô hình bảo quản chuối ứng dụng công nghệ cao tại xã Vân Nam; mở rộng mô hình bưởi hữu cơ và VietGAP tại xã Vân Hà.
Đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống
Sau đại hội nhiệm kỳ 2020- 2025, các đảng bộ cấp cơ sở đã khẩn trương kiện toàn đội ngũ cán bộ, triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà nghị quyết đã đề ra.
Ngay sau khi tổ chức thành công Đại hội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đức Thạnh (Mộ Đức) đã họp, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để triển khai thực hiện nghị quyết. Trong đó, tập trung vào hai nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.
Với định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, Đảng bộ xã Đức Thạnh đề ra mục tiêu phát triển vùng sản xuất cây măng tây lên 7 - 10ha. Xã đã thành lập Hợp tác xã măng tây với 15 thành viên. Mô hình thực hiện trên diện tích 2ha đã đem lại thu nhập khá cho các hộ thành viên.
Cây măng tây được nhiều địa phương của huyện Mộ Đức lựa chọn là cây kinh tế chủ lực trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ban Thường vụ Đảng ủy xã yêu cầu các đồng chí trong Ban Chấp hành đảng bộ tham gia sinh hoạt chi bộ cùng với cán bộ, đảng viên ở cơ sở; phải là hạt nhân tiên phong trong thực hiện các mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bí thư Chi bộ thôn Lương Nông Trần Như Xuân chia sẻ: Các đồng chí đảng ủy viên về dự họp chi bộ và triển khai nghị quyết, nên đảng viên đều nắm bắt rõ và truyền đạt lại cho nhân dân địa phương để thực hiện có hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế.
Tại huyện Bình Sơn, các chi, đảng bộ cơ sở cũng nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, triển khai đưa nghị quyết vào cuộc sống. Bí thư Đảng ủy xã Bình Dương Lê Minh Chính cho hay: ảng ủy xã đã chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt nghị quyết đại hội đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời xây dựng chương trình hành động toàn khóa.
Trong đó, xác định kinh tế nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển dịch vụ là nhiệm vụ đột phá trong thời gian đến. Đảng ủy khóa mới đã ban hành hai nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có.
Thước đo cho sự thành công của đại hội đảng bộ các cấp là nghị quyết sau khi ban hành tạo được sự đồng thuận; huy động toàn thể quần chúng nhân dân tích cực tham gia, trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong cơ quan, đơn vị, địa phương.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho biết: Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc sau khi hoàn thành đại hội đã bắt tay ngay vào việc cụ thể hóa nghị quyết đại hội. Nhanh chóng thực hiện công tác tổ chức cán bộ, kiện toàn chức danh lãnh đạo; bố trí cán bộ, công chức phù hợp quy hoạch, bảo đảm chính quyền và đoàn thể hoạt động ổn định, thông suốt; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động trên cơ sở bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.
Nhiều đơn vị triển khai ngay một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 như: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tập trung tháo gỡ, giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là trong thực hiện thủ tục đầu tư các dự án.
Cùng với đó, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, nhất là chính sách miễn, giảm thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng do dịch Covid-19. Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở 3 xã Tịnh Thiện, Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, đưa 100% số xã của thành phố đều đạt chuẩn nông thôn mới...
Với tinh thần đoàn kết, chung sức và đồng lòng, ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ mới, cấp ủy, chính quyền và nhân dân, các chi, đảng bộ cơ sở đã tạo một khí thế thi đua sôi nổi trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng đưa nghị quyết của đại hội vào cuộc sống.
Phúc Thọ cần tăng cường kiểm soát trọng điểm đê điều Chiều nay (27-7), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 tại huyện Phúc Thọ. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu kiểm tra cống Cẩm Đình - Hiệp Thuận, thuộc địa...