Hà Nội: Sử dụng flycam phải được Bộ Quốc phòng chấp thuận
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu sở, ngành liên quan, quận huyện tăng cường quản lý tàu bay không người lái và thiết bị bay siêu nhẹ. Khi có nhu cầu thử nghiệm, kinh doanh và hoạt động bay phải có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng chấp thuận.
Để tăng cường công tác quản lý, nâng cao nhận thức và thực hiện đúng quy định của Chính phủ đảm bảo quốc phòng, an ninh, an toàn hàng không, trật tự trị an xã hội trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở ngành, quận huyện thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn quản lý hiểu và thực hiện đúng Nghị định số 36 của Chính phủ.
Thiết bị bay – flycam đang được sử dụng phổ biến để quay phim, chụp ảnh từ trên cao (Ảnh An ninh thủ đô)
Theo đó, khi có nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm, kinh doanh và hoạt động bay phải có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng chấp thuận trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định. Chỉ giải quyết thủ tục xuất, nhập khẩu, cấp phép sản xuất, kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân khi đã có văn bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng theo đúng quy định.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên nắm chắc các cơ sở, địa điểm có hoạt động sản xuất, lắp ráp, kinh doanh và vận chuyển; cá nhân, tổ chức có hoạt động bay. Phối hợp phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm ngay từ cơ sở. Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia hoạt động bay, hướng dẫn tham gia Câu lạc bộ Hàng không để được bồi dưỡng, huấn luyện và tổ chức hoạt động tập trung theo quy chế của Câu lạc bộ được Bộ Tổng Tham mưu cấp phép.
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì, Công an thành phố và sở, ngành liên quan phối hợp, tăng cường công tác quản lý các hoạt động bay tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ.
Video đang HOT
Thực hiện đúng phép bay do Bộ Tổng Tham mưu cấp, phối hợp quản lý chặt chẽ theo chức năng và phân cấp. Công an chủ trì, quân sự phối hợp quản lý địa bàn, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm bay không được cấp phép. Phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn chặn, báo cáo và phối hợp xử lý các vi phạm ngay từ cơ sở…
Quang Phong
Theo Dantri
Doanh nghiệp "cướp" biển của dân!
Hàng loạt dự án ven biển Đà Nẵng doanh nghiệp đã "cướp" mất biển của người dân khiến họ phải đi tắm biển chỗ khác.
Tại phiên chất vấn sáng 9/7, kỳ họp thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa 8 (nhiệm kỳ 2011-2016), nhiều đại biểu chất vấn ông Trần Văn Sơn - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Đà Nẵng về vấn đề doanh nghiệp làm resort ven biển "cướp" luôn biển của dân khiến họ phải đi tắm chỗ khác.
Theo đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng), đất ven biển từ khu vực quận Ngũ Hành Sơn kéo dài đến tận tỉnh Quảng Nam đều giao cho doanh nghiệp quản lý.
Điều đáng nói, các doanh nghiệp xây dựng resort liền kề nhau khiến dân không có lối ra biển, không có bãi biển để tắm.
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình chất vấn tại kỳ họp. Ảnh T.L
"Giao cả mặt đất và mặt nước cho các doanh nghiệp quản lý là vi phạm luật. Biển của dân, đất của dân tại sao dân không được sử dụng? Tôi đề nghị thành phố cần xem xét lại, nếu đầu tư, chỉ giao doanh nghiệp có quyền sử dụng nhưng không được cát cứ, cấm người dân. Đề nghị phải làm để hợp lòng dân", ông Bình nói.
Đại biểu Huỳnh Phước nói: "Người dân đi ngang qua khu nghỉ dưỡng Furama nhưng họ không cho đi, ở nước ngoài họ không cấm. Cấm dân đi qua là không hợp lý".
Trả lời vấn đề này, giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Trần Văn Sơn cho biết: Trước đây, thành phố có chủ trương giao cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư khai thác. Thời gian sau đã không còn tình trạng này nhưng một số doanh nghiệp vẫn lạm quyền quản lý và ngăn cản người dân đến gần khu vực đất được giao.
"Tôi cam kết sẽ xử lý triệt để vấn đề này, nếu người dân phát hiện bị cấm đoán, cần báo ngay cho lực lượng chức năng", ông Sơn nói.
Biển Đà Nẵng thì người dân Đà Nẵng phải được quyền sử dụng. Ảnh T.L
Cũng theo báo cáo mà ông Sơn đọc trước cuộc họp, Đà Nẵng có 52 dự án ven biển với tổng số vốn đầu tư 58.000 tỷ đồng, diện tích 1.640 ha, trong đó có 14 dự án đầu tư nước ngoài, 38 dự án trong nước.
Hiện, có 20 dự án đang triển khai và triển khai 1 phần theo hình thức cuốn chiếu; 32 dự án chậm triển khai gồm 10 dự án nước ngoài, 22 dự án trong nước.
Người đứng đầu ngành Kế hoạch - Đầu tư thừa nhận, thời gian qua, thành phố đã ghi nhận việc cấp phép một loạt các dự án ven biển, nảy sinh nhiều hệ lụy như ô nhiễm, tình trạng mất hàng cây phi lao chắn sóng, biển ăn đất liền...Đặc biệt, quyền tự do đi lại của người dân cũng bị "cướp" mất.
Nói về vấn đề này, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ đọc hai tin nhắn mà người dân đã nhắn vào điện thoại cho ông: Biển của Đà Nẵng, tại sao họ không được vào tắm mà giao hết cho doanh nghiệp? Vì sao việc thu hồi các dự án "treo", Sở nói mãi không chịu làm?.
Rồi ông Trần Thọ hỏi ông Sơn: "Có giao đất cho các nhà đầu tư quản lý bãi biển không? Dân có được xuống tắm biển không? Đất mình giao họ quản lý vậy có được không? Sở Kế hoạch - Đầu tư có lừng khừng trong việc thu hồi các dự án mang tính chất đầu cơ không?".
Bí thư Trần Thọ đề nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư rà soát lại đất ven biển mà doanh nghiệp đang quản lý, trao đổi với các nhà đầu tư để giành lại không gian biển cho người dân. Không để người dân chen chúc ở một số bãi tắm công cộng như hiện nay. Biển Đà Nẵng thì người dân Đà Nẵng phải được quyền sử dụng.
THÙY LINH
Theo giaoduc
Hơn 60.000 thầy thuốc đông y đang hoạt động không phép Hiện có hơn 60.000/70.000 hội viên Hội Đông y Việt Nam chưa được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn thực hiện việc khám bệnh, bốc thuốc và thực hiện các hoạt động dịch vụ chữa bệnh và bán thuốc đông y. Ảnh minh họa PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Bản - Chủ tịch Hội...