Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn.
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn thành phố có gần 90 ca mắc, sog chưa ghi nhận trường hợp tử vong…
Chủ yếu trường hợp mắc bệnh là chưa tiêm chủng, hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine phòng sởi. Ảnh minh họa.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến ngày 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó, không ghi nhận ca t.ử von.g. Trong đó, 20 ca mắc chưa tiêm chủng vaccine phòng sởi và 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine phòng sởi.
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, số mắc sởi của toàn thành phố là 87 ca tại 23 quận, huyện, không có ca t.ử von.g. Phân bố theo nhóm tuổ.i, có 26 ca mắc dưới 9 tháng tuổ.i (29,9%); 16 ca từ 9-12 tháng (18,4%); 14 ca mắc từ 13-23 tháng (16,1%); 10 ca mắc từ 24-60 tháng (11,5%); 21 ca mắc trên 60 tháng tuổ.i (24,1%).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Dự báo, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh. Chính vì vậy, các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã cần tăng cường các hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.
Về sốt xuất huyết, trong tuần, toàn thành phố ghi nhận 500 ca mắc, giảm 66 trường hợp so với tuần trước đó. Quận, huyện ghi nhận nhiều ca mắc như: Hà Đông 65 ca, Đống Đa 38, Nam Từ Liêm 32, Cầu Giấy 31, Hoàng Mai 27, Ba Đình và Ứng Hòa mỗi nơi 24 ca, Chương Mỹ 21, Thường Tín 20.
Cộng dồn từ đầu năm đến nay, số mắc sốt xuất huyết của toàn thành phố là 6.743 ca, 0 ca t.ử von.g, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2023. Trong tuần ghi nhận 33 ổ dịch sốt xuất huyết tại 17 quận, huyện, tương đương so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 377 ổ dịch, còn 55 ổ dịch đang hoạt động.
Video đang HOT
Nhận định chung, số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần ghi nhận xu hướng giảm so với tuần trước, nhưng vẫn ở mức cao. Kết quả kiểm tra giám sát tại một số ổ dịch ghi nhận chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo tiếp tục ghi nhận thêm bệnh nhân, ổ dịch trong các tuần tới.
Đối với dịch, bệnh tay chân miệng, trong tuần thành phố ghi nhận 34 trường hợp mắc, 0 ca t.ử von.g, giảm 3 trường hợp so với tuần trước. Tính chung từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 2.368 trường hợp, 0 t.ử von.g, giảm so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tuần ghi nhận 1 ổ dịch với 2 ca mắc tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông. Cộng dồn năm 2024 là 47 ổ dịch, hiện tại còn 1 ổ dịch đang hoạt động.
Một số dịch, bệnh khác như ho gà, liên cầu lợn, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, rubella, Covid-19 không ghi nhận trong tuần.
Trong tuần qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch đang hoạt động. Đồng thời, tổ chức tập huấn triển khai tiêm vaccine phòng uốn ván – bạch hầu cho trẻ 7 tuổ.i trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho cán bộ y tế 30 quận, huyện, thị xã.
Trung tâm cũng tiếp tục tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp, nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch.
Với các bệnh có vaccine, khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Bên cạnh đó, đơn vị cũng đẩy mạnh công tác kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, nhằm phát hiện sớm các ca mắc, nghi ngờ mắc bệnh dịch để áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, kịp thời.
Hà Nội ghi nhận 16 ổ dịch sốt xuất huyết trong một tuần, cần chú ý đến 2 điều sau
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ ngày 23 đến 30/8/2024 Hà Nội ghi nhận 16 ổ dịch sốt xuất huyết tại 9 quận, huyện.
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 120 ổ dịch sốt xuất huyết, trong đó có 30 ổ dịch đang hoạt động.
Tuần qua trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 29 quận, huyện (tăng 31 ca so với tuần trước đó). Vì vậy, việc phòng ngừa và phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.
1. Sốt xuất huyết có thể lây lan nhanh, khó kiểm soát
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, ở Việt Nam bệnh lưu hành rất phổ biến, xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa bão, nhất là vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10.
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi Dengue di truyền, muỗi vằn hút má.u người mắc bệnh mang đến cho người lành, đây là nguyên nhân phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.
Bệnh có thể lây lan nhanh, khó kiểm soát, nhất là từ những người bệnh đi từ vùng có dịch về. Chính vì thế, cần phải chủ động phòng chống để tránh mọi hậu quả có thể xảy ra.
Bệnh sốt xuất huyết ở thể nhẹ thì người bệnh sẽ bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C, kéo dài 2 đến 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, cơ thể có thể nổi mẩn, phát ban.
Bệnh ở thể nặng thì có thêm các dấu hiệu như chấm xuất huyết ngoài da, chả.y má.u cam, chả.y má.u chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra má.u, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất má.u, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến t.ử von.g.
Người bệnh sốt xuất huyết thường trải qua giai đoạn bệnh nguy hiểm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt. Những dấu hiệu bị bệnh nặng sẽ dẫn đến tình trạng sốc với các biểu hiện như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh các đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp bị kẹt với hiệu số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu bằng hoặc dưới 20mmHg, huyết áp bị tụt hoặc không đo được, lượng nước tiểu ít.
Triệu chứng xuất huyết có thể xảy ra ở dưới da, niêm mạc và nội tạng. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không bị sốc, vì vậy trên thực tế lâm sàng cần cảnh giác.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, người dân không nên chủ quan lơ là.
2. Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, người dân không nên chủ quan lơ là, nếu không phát hiện sớm, không điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến biến chứng nặng và tỷ lệ t.ử von.g cao. Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa sốt xuất huyết là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy ở nơi công cộng, nơi có nhiều bụi rậm, cây cối, rãnh nước và ngay tại gia đình.
- Hạn chế muỗi sinh trưởng
Muỗi vằn đều có xu hướng đẻ trứng ở các khu vực đọng nước, ẩm thấp. Vì vậy, mỗi gia đình nên dành thời gian vệ sinh nhà cửa, sân vườn và các đồ dùng. Bên cạnh đó, nên chú ý:
Thay nước bình cắm hoa thường xuyên, đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không sinh sản. Thoát nước đúng định kỳ. Nên úp ngược chậu hoa, bể cá không dùng đến.
Thay nước trong chuồng chim liên tục. Không để quá nhiều thùng rỗng, hộp xốp trong nhà. Thu gom, hủy bỏ các vật dụng phế thải trong và xung quanh nhà như chai lọ, mảnh lu vỡ, vỏ dừa... Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân tủ.
- Phòng ngừa muỗi đốt
Một trong những đặc tính của loài muỗi là muỗi cái thường hút má.u người, động vật để nuôi trứng. Khác với các loại muỗi thông thường, muỗi vằn cái chỉ hoạt động mạnh vào thời điểm sáng sớm và chiều tối (trước khi mặt trời lặn).
Để phòng tránh bị muỗi đốt nên thường xuyên sử dụng kem xua muỗi, vợt điện muỗi, thuố.c chống côn trùng để đuổi muỗi. Mặc quần áo dài tay cả kể khi đi ngủ. Ngủ trong màn kể cả ban ngày. Không chơi đùa ở những nơi ẩm thấp. Dùng rèm che hoặc màn có tẩm hóa chất diệt muỗi.
Nếu gia đình đang có người bệnh sốt xuất huyết thì cần cách ly và cho người bệnh ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt và truyền bệnh.
Hà Nội: Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ca mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh. Từ ngày 23 - 30/8, toàn thành phố ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết phân bố tại 29 quận, huyện. Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN...