Hà Nội: Siết chặt quản lý hơn 1.200 biệt thự cũ
Nhằm tăng cường quản lý, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1845/QĐ-UBND về danh mục nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố.
Quyết định này thay thế Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của ủy ban nhân dân thành phô Hà Nội.
Biệt thự tại số 49 phố Trần Hưng Đạo – 46 phố Hàng Bài ( quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong dự án “Hồi sinh một di sản kiến trúc Pháp”. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN
Theo đó, danh mục gồm 1.216 nhà biệt thự cũ được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 có 222 biệt thự; nhóm 2 có 356 biệt thự và nhóm 3 có 638 biệt thự, thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố.
Ba Đình là quận có số lượng biệt thự cũ nhóm 1 nhiều nhất với 111 biệt thự. Tiếp đến là quận Hoàn Kiếm có 87 biệt thự nhóm 1…
Video đang HOT
Thời gian vừa qua, việc quản lý biệt thự cũ trên địa bàn Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến có rất nhiều tình huống phát sinh, nảy sinh trong đời sống nhân dân, dẫn tới nhiều phức tạp trong giải quyết của các cơ quan chức năng.
Có thể thấy, trong thực tế là vẫn còn nhiều vụ vi phạm trật tự xây dựng, sửa chữa không có giấy phép, không đúng quy cách, người dân tự cơi nới, lắp thêm “chuồng cọp”, tranh chấp ranh giới, tranh chấp quyền sử dụng giữa các chủ sở hữu và người mua đi bán lại…
UBND thành phố Hà Nội mong muốn việc ban hành quyết định lần này để tăng cường và siết chặt việc quản lý, giúp cơ quan chức năng, cán bộ cơ sở dễ thực thi nhiệm vụ.
Hà Nội quyết định tạm dừng bán 600 biệt thự cũ ở nội thành
Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, 600 biệt thự cũ được phép bán, đến thời điểm hiện tại đã bán được cho 4.973 hộ.
Tuy nhiên, hiện tại thành phố đã tạm dừng bán 600 biệt thự cũ để rà soát tổng thể các vấn đề liên quan.
Chiều 19/4, tại buổi họp báo thông tin về công tác quản lý, sử dụng các biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn, Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, từ ngày 19/4, Thành phố sẽ tạm dừng việc tiếp tục bán 600 căn biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu nhà nước, đang bán dở dang... đang chủ yếu nằm ở các quận nội thành Hà Nội.
Việc tạm dừng bán biệt thự cũ là để: "Rà soát tổng thể các nội dung để có báo cáo chi tiết, cụ thể với cấp có thẩm quyền. Sau khi có kết quả chúng tôi sẽ thông tin kịp thời đến các cơ quan báo chí, kể cả những vấn đề quản lý quỹ nhà còn trống, cách thức bán - vận hành - quản lý", ông Dũng cho biết.
Hà Nội dừng bán 600 biệt thự cũ
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ký, ban hành quyết định về "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025". Trong đó nêu rõ, nhằm tạo nguồn vốn để cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu nội đô lịch sử đối với các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác, thành phố sẽ thực hiện bán 600 biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu nhà nước, đang bán dở dang theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và các nghị định liên quan.
Động thái này được Hà Nội lý giải nhằm tạo lập nguồn vốn để thực hiện việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu nội đô lịch sử đối với các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác, thể hiện trong quyết định về "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025" vừa được UBND TP ký, ban hành.
Theo quy định, biệt thự thuộc đối tượng quản lý của Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 được phân loại thành 3 nhóm.
Cụ thể, nhóm 1 (70 - 100 điểm) là những biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; biệt thự gắn liền với cách mạng - kháng chiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; biệt thự có giá trị đặc biệt về kiến trúc (từ 30 - 35 điểm về giá trị kiến trúc nghệ thuật).
Nhóm 2 (50-69 điểm) gồm những biệt thự có giá trị về kiến trúc nhưng không thuộc nhóm 1; nhóm 3 (dưới 50 điểm) gồm biệt thự không thuộc 2 nhóm nêu trên.
Hiện trên địa bàn thành phố có 1.216 biệt thự, gồm 367 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước, 732 biệt thự thuộc sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước với các hộ dân hoặc giữa các hộ dân với nhau; 117 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân.
367 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước, gồm cả biệt thự của Văn phòng T.Ư Đảng, Cục Phục vụ ngoại giao Đoàn (Bộ Ngoại giao), của các cơ quan khác của T.Ư và thành phố, của các Công ty quản lý nhà quản lý, có 177 biệt thự nhóm 1; 131 biệt thự nhóm 2; 59 biệt thự nhóm 3.
Các biệt thự cũ chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và ở các vị trí đẹp, chủ yếu nằm ở các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Tây Hồ; có kiến trúc kiểu Pháp hoặc kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và Á Đông.
Cận cảnh loạt biệt thự cũ trên phố Nguyễn Gia Thiều Hà Nội dự định bán Trước khi Hà Nội tạm dừng kế hoạch, loạt biệt thự này đã nằm trong danh sách 600 biệt thự cũ được bán, để tạo nguồn vốn chỉnh trang, tái thiết khu nội đô. Theo danh mục nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo "quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm...