Hà Nội: Sĩ tử đi thi sẽ không sợ tắc đường
Lực lượng CSGT Hà Nội sẽ tăng cường trực chốt, bố trí lực lượng, quyết tâm không để xảy ra ùn tắc giao thông trong dịp thi Đại học, cao đẳng 2013.
Chiều 1/7, lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67) – Công an Hà Nội đã tổ chức họp triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông trong kỳ thi Đại học, cao đẳng năm 2013 trên địa bàn.
Theo kế hoạch, để đảm bảo tình hình giao thông Thủ đô, trong những ngày tới, Phòng PC67 bố trí lực lượng tại 55 chốt chỉ huy điều khiển giao thông, 243 chốt chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
Hỗ trợ cho các nút giao thông này còn có 145 tổ tuần tra lưu động và 14 chốt bố trí nữ CSGT vào giờ cao điểm nhằm phân luồng, hướng dẫn chỉ huy giao thông.
Cùng thực hiện kế hoạch này, Phòng PC67 sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, công an phường ở các quận, huyện, thị xã tổ chức hướng dẫn, sắp xếp không để xảy ra tình trạng người tham gia giao thông, người nhà thí sinh dừng, để phương tiện dưới lòng đường, trên vỉa hè ở khu vực diễn ra các kỳ thi, tránh ảnh hưởng đến hoạt động giao thông.
Những trường hợp vi phạm, đặc biệt là những vi phạm trực tiếp dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông như: Chạy quá tốc độ; vi phạm nồng độ cồn; xe khách, xe taxi vi phạm… sẽ bị xử lý nghiêm, “quyết tâm không để thí sinh đến thi muộn vì tắc đường”.
Trưởng phòng PC67 công an Hà Nội (phải) tại lễ ra mắt và xuất quân Đội thanh niên tình nguyện phản ứng nhanh về giao thông năm 2013.
Trước đó, sáng 1/7, Phòng PC67 cũng đã phối hợp với thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ ra mắt và xuất quân Đội thanh niên tình nguyện (TNTN) phản ứng nhanh về giao thông năm 2013.
Theo đó, sẽ có 20 đội thanh nhiên tình nguyện phản ứng nhanh về giao thông tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại 20 nút giao thông trọng điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn trên địa bàn thành phố.
Các đội TNTN phản ứng nhanh về giao thông sẽ triển khai thực hiện nhiệm vụ vào các ngày từ thứ hai đến thứ 6 hàng tuần (sáng từ 6h30 đến 8h30, buổi chiều từ 16h30 đến 18h30) trong năm 2013 với nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc phân luồng, hướng dẫn giao thông.
Ngoài ra, các thành viên trong đội sẽ di chuyển tới các nút giao thông ùn tắc trên địa bàn thành phố để kịp thời hỗ trợ lực lượng chức năng khi có thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông-Công an thành phố.
Video đang HOT
Theo Trưởng phòng PC67 Hà Nội – Đại tá Đào Vịnh Thắng, những thành viên tham gia đội TNTN đã được tập huấn các kiến thức căn bản về Luật giao thông đường bộ, tập huấn các kỹ năng về hướng dẫn, phân làn, điều khiển giao thông, cung cấp thông tin về sơ cấp cứu ban đầu người bị tai nạn giao thông do các chiến sỹ CSGT giảng dạy.
Đại tá Thắng hy vọng hoạt động của các Đội phản ứng nhanh về giao thông sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ.
Qua đó, góp phần thay đổi nhận thức, hành vi, tạo thói quen ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông của đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân Thủ đô nhằm giảm tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông.
Theo vietbao
Dời biểu tượng "Đàn Xã Tắc", lợi hàng trăm tỷ đồng
3 cơ quan khoa học vừa gửi đề nghị các cơ quan chức năng duyệt phương án di dời biểu tượng "Đàn Xã Tắc" sang vị trí hợp lý.
Thời gian vừa qua, dự án Đường vành đai 1 qua Ô Chợ Dừa gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng không nên xây dựng cầu vượt trên Đàn Xã Tắc vì như thế là vi phạm Luật Di sản, vì Đàn Xã Tắc gắn với tổ tiên, gắn với trời đất... Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội đã phải tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự án giao thông quan trọng bậc nhất của Hà Nội vừa qua. Sau hội nghị, TP.Hà Nội bày tỏ thiện chí tiếp tục nhận ý kiến và sẵn sàng giải trình khi các nhà khoa học, người dân đề nghị.
Bằng những chứng cứ xác thực, và bằng những kinh nghiệm trong gần 20 năm nghiên cứu về ngoại cảm, tâm linh, 3 cơ quan khoa học là: Liên hiệp Khoa học UIA, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Trung tâm bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống đã gửi kiến nghị lên cơ quan chức năng về việc giải tỏa ách tắc giao thông tại Ô Chợ Dừa, đồng thời có thể tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.
Biểu tượng di tích Đàn Xã Tắc ở nút giao thông Ô Chợ Dừa. Ảnh: Internet
Hiểu đúng về Đàn Xã Tắc
Theo đó, 3 cơ quan khoa học cho rằng, trước hết, Đàn Xã Tắc cùng các nghi thức tế lễ từ xa xưa cần được hiểu đúng. Thứ nhất, việc tế Đàn Xã tắc của triều đình phong kiến ngày xưa là một nghi thức tín ngưỡng riêng của từng triều đại, mỗi triều đại đều có những phương thức hành xử riêng về tín ngưỡng tâm linh, long mạch... Do vậy, các triều đại sau không kế thừa vị trí và nội dung đàn tế của triều đại trước.
Quy mô khu trung tâm của Đàn Xã tắc thời xưa khoảng từ 4 đến 5 ha, nên việc cắm biển di tích cho Đàn Xã tắc có thể chọn một vị trí bất kỳ nào trong phạm vi từ 4-5 ha. Vị trí cắm biển "di tích Đàn Xã Tắc triều Lý" tại Ô Chợ Dừa chỉ mang tính tượng trưng và hoàn toàn không phải là trung tâm của khu nội đàn.
Ngay từ thời nhà Lý, đời Lý Huệ Tông đã chủ động hủy bỏ việc tế Đàn Xã tắc - Tông Miếu; đồng thời, mật lệnh cho con cháu dòng họ Lý phải thay tên đổi họ, cao chạy xa bay để bảo toàn dòng giống. Do vậy, vị trí "di tích Đàn Xã Tắc thời Lý" chỉ mang tính bảo tồn sự kiện lịch sử chứ không hề mang tính truyền thừa về tín ngưỡng văn hóa tâm linh.
Thêm vào đó, biên cương đất đai triều Lý chỉ giới hạn từ Quảng Bình trở ra, do vậy "giang sơn xã tắc" thời đó chưa bao hàm toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải như ngày nay. Vì thế, không nên coi cái "Đàn Xã Tắc" thời đó "là trời đất, tổ tiên..." của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày nay.
Thời đại Hồ Chí Minh đã chọn Ba Đình là nơi đắc địa cho việc lập "Đàn Xã Tắc", linh khí quốc gia đang hội tụ về đó. Trong buổi Lễ Tuyên ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 khẳng định, lãnh thổ của nước CHXHCNVN hiện nay từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, lãnh hải có cả Trường Sa, Hoàng Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và nhiều đảo khác... Mọi hoạt động văn hóa, mọi nghi thức về tín ngưỡng tâm linh hiện thời đều phải hướng tới sự đoàn kết và hòa hợp dân tộc trên toàn lãnh thổ, lãnh hải, tránh tư tưởng cục bộ, cát cứ, tránh việc bày vẽ thêm các điểm cúng lễ không cần thiết khiến cho những kẻ lạm dụng tín ngưỡng dễ bề tuyên truyền mê tín dị đoan.
3 cơ quan khoa học cũng cho rằng, việc lập bát hương và "hô thần nhập tượng" vào cái biểu tượng mới dựng (giống như con chó đá) tại Ô Chợ Dừa là việc làm phản cảm, không có ý nghĩa về tâm linh, lại tạo cơ hội lễ lạy xì xụp cho những người hành nghề mê tín dị đoan. Thực tế thì không có vị "Thiện Thần" nào muốn "nhập" vào đấy, và cũng không có oai linh của vị vua nào muốn "ngự" tại đó cả.
Việc lập ra nghi thức cúng lễ tại vị trí này chỉ tạo chỗ trú ngụ cho các hạng căn cơ bậc thấp, thậm chí chỉ là cô hồn, ngã quỷ đói khát trú ngụ tại đó mà thôi.
Vị trí cắm biển di tích Đàn Xã tắc triều Lý tại Ô Chợ Dừa là vị trí tượng trưng, biểu tượng (giống như con chó đá) cũng chỉ mới sáng tác và lập dựng cách đây mấy năm, không phải là di vật có từ triều đại nhà Lý, không nên coi cái vị trí cắm biển là cố định, là "bất di bất dịch". Biểu tượng "con chó đá" ấy đâu có linh thiêng mà phải yêu cầu toàn tuyến giao thông phải vòng vèo né tránh gây tốn kém thêm hàng trăm tỷ đồng, lại còn làm hạn chế lưu tốc giao thông.
Di dời biểu tượng "Đàn Xã Tắc" sang vị trí hợp lý
Phối cảnh cầu vượt khu Ô Chợ Dừa, Hà Nội. Ảnh: Internet
Với những bằng chứng khoa học và kết quả giải mã các thông điệp từ thế giới tâm linh, 3 cơ quan khoa học đã đề nghị Đảng, Chính phủ, các cơ quan chức năng Nhà nước duyệt phương án di dời biểu tượng "Đàn Xã Tắc" sang vị trí hợp lý. Họ đưa thêm những phân tích, lý lẽ và gợi mở những giải pháp tháo gỡ vấn đề xây dựng cầu vượt tại nút giao thông Ô Chợ Dừa.
Cụ thể là, xưa kia, các vua chúa phong kiến tuy bảo thủ, nhưng họ vẫn dám thay đổi thể chế nếu thấy cần thiết. Điển hình như Lý Thái Tổ dám bỏ Hoa Lư dời đô về Thăng Long để chấn hưng đất nước. Trong thời đại văn minh khoa học ngày nay, việc vượt qua cái biểu tượng "di tích Đàn Xã Tắc" do chính mình tự dựng lên để xây dựng một công trình giao thông văn minh tiện ích hay sao hoàn toàn có thể thực hiện.
Nếu dịch chuyển cái biển hiệu "di tích Đàn Xã Tắc" sang vị trí phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia thiết kế ngành giao thông được phát huy hết năng lực chuyên môn của mình, tìm ra các phương án tối ưu về kinh tế kỹ thuật, thì có thể tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng, mà lại đảm bảo được mỹ quan thành phố.
Các cơ quan khoa học còn gợi ý một vài giải pháp bảo tồn di tích trong thời đại mới. Thứ nhất là, có thể chuyển hình thức bảo tồn di tích đang ở dạng "mặt bằng" (tốn diện tích giao thông mà hiệu quả lại thấp) sang hình thức bảo tồn di tích dạng "dựng đứng" (bằng cách dựng mô hình lên theo phương thẳng đứng) để mọi người có thể nhìn thấy di tích từ xa, hiệu quả thông tin lại cao hơn mà không hề ảnh hưởng tới diện tích giao thông.
Ngoài ra, có thể dùng 200 đến 300 m2 để làm nhà trưng bày, hoặc triển lãm về Đàn Xã Tắc thời xưa. Như vậy, vẫn bảo tồn được di tích mà không ảnh hưởng tới giao thông, lại tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng khi giải quyết nút giao thông theo phương án mới.
Tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự án giao thông quan trọng bậc nhất của Hà Nội - dự án Đường vành đai 1 qua Ô Chợ Dừa - UBND thành phố Hà Nội đưa ra 6 phương án xây cầu vượt Đàn Xã Tắc để xin ý kiến từ các nhà nghiên cứu, khoa học, lịch sử và cơ quan quản lý nhà nước:
Phương án 1 sẽ tách hai chiều đi và về theo hướng vành đai 1 (Kim Liên - Ô Chợ Dừa).
Phương án 2, cầu vượt hơi nghiêng về phía Bắc.
Phương án 3, xây cầu vượt trực thông theo hướng đường vành đai 1 (đường Xã Đàn) khi đến Đàn Xã Tắc sẽ đi hình vòng cung lệch về phía Nam để tránh di tích.
Phương án thứ 4, mở thêm một nhánh đi từ phố Khâm Thiên đi qua nút Ô Chợ Dừa rồi nhập vào cầu chính trên đường vành đai 1 theo hướng Khâm Thiên, sau đó cầu có hình dáng chữ Y.
Phương án 5, làm hầm ngầm.
Phương án 6, cầu chạy theo hướng Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng, tạo thành dòng xe gây sức ép hướng tâm.
Trong đó, phương án 3 và 4 được đánh giá cao và nhiều ý kiến tập trung thảo luận.
Theo vietbao
Hai chị em ngã ra đường, một người bị xe tải cán chết Sau khi va chạm với một chiếc xe máy chở hàng, cô gái ngồi sau xe Wave ngã ra đường và bị chiếc xe khách từ sau lao tới cán chết. Rất đông người dân hiếu kỳ đứng xem vụ việc Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào khoảng 10h15 hôm nay (22/6) tại đường Phạm Hùng (đoạn trước Trung tâm Hội...