Hà Nội sẽ xử lý tập thể, cá nhân không báo kịp thời dịch LMLM
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, tới đây chắc chắn sẽ phải kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý, thông tin, báo cáo không kịp thời về các ổ dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn heo xảy ra ở nhiều địa phương trên địa bàn thành phố.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, một trong những lý do khiến dịch bệnh LMLM bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp là do thời tiết diễn biến bất thường tạo điều kiện cho virus phát triển và người dân đã không tuân thủ nghiêm quy định tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc.
“Chương trình hỗ trợ tiêm phòng vaccine LMLM của thành phổ chỉ ưu tiên cho đàn nái và lợn đực giống do kinh phí có hạn. Vì vậy, có thể thấy, trong đợt dịch này những đối tượng được tiêm phòng đầy đủ đều miễn nhiễm, dịch bùng phát chủ yếu ở đàn lợn thương phẩm là những đối tượng không được hỗ trợ tiêm phòng vaccine và người dân chủ quan cũng không thực hiện lịch tiêm vaccine đầy đủ” – ông Sơn nêu một thực tế.
Xác lợn chết đang phân hủy bốc mùi hôi thối bên vệ đường dẫn vào thôn Hiệu Lực (xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội). Ảnh: Minh Phúc.
Được biết, giá mỗi liều vaccine LMLM khoảng trên dưới 20.000 đồng, để đảm bảo tính kháng bệnh, mỗi con lợn cần được tiêm 2- 3 mũi, hiện lượng vaccine không thiếu.
Đánh giá về vai trò của thú y cơ sở trong việc phát hiện dịch, ông Sơn thừa nhận, đội ngũ này làm việc chưa thực sự hiệu quả, một phần do tâm lý giao động trước thông tin các chi cục thú y, chăn nuôi sẽ được sát nhập thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc huyện; một phần do thù lao của những lực lượng này quá thấp, chỉ 400.000 đồng/người/tháng.
Điều này có thể thấy ở ngay trên địa bàn xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội). Xã này có tới 15 cán bộ thú y viên nhưng dịch bệnh bùng phát khiến lợn chết nhiều mà gần như không có phản ứng. Nếu xã tổ chức tuyên truyền, vận động tốt, đặc biệt là thông tin cho người dân biết mỗi con lợn bị tiêu hủy sẽ được hỗ trợ 38.000 đồng/kg, thì sẽ không có chuyện người dân vứt trộm xác lợn chết, bán tống bán tháo lợn nhiễm bệnh.
Trong khi đó, theo báo cáo cập nhật của các địa phương và kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, hiện nay cả nước có 31 ổ dịch LMLM xảy ra tại 05 tỉnh, thành phố: Hà Nội (06 ổ dịch), Hòa Bình (05 ổ dịch), Bắc Ninh (11), Hà Nam (02 ổ dịch), Hà Tĩnh (07 ổ dịch) chưa qua 21 ngày; các ổ dịch khác đã qua 21 ngày và không phát sinh gia súc mắc bệnh.
Thành phố Hà Nội: Ngày 27/12/2018, phát sinh thêm 01 ổ dịch xảy ra tại xã Phú Cường thuộc huyện Ba Vì, tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 15 con.
Tỉnh Hoà Bình, Hà Nam trong ngày, không có báo cáo về ổ dịch mới phát sinh tai địa phương.
Video đang HOT
Tuy vậy, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại tỉnh Bắc Ninh và Hà Tĩnh. Cụ thể, trong ngày 27.12, dịch bệnh LMLM phát sinh tại 2 địa phương của 2 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh làm tổng cộng 103 con lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy.
Tại thành phố Bắc Ninh: Ngày 27/12/2018, phát sinh thêm 01 ổ dịch LMLM tại phường Đáp Cầu, tổng số lợn mắc và tiêu hủy là 35 con. Tại huyện Thuận Thành: phát sinh thêm 01 ổ dịch tại xã An Bình, tổng số lợn mắc và tiêu hủy là 68 con.
Tại tỉnh Hà Tĩnh: Từ ngày 20/12/2018, dịch bệnh LMLM phát sinh tại 07 xã, phường của 04 huyện, thị xã làm tổng cộng 175 con gia súc mắc bệnh; trong đó 112 con lợn đã buộc phải tiêu hủy, cụ thể như sau:
Tại thị xã Hồng Lĩnh: Từ ngày 20/12/2018, dịch bệnh LMLM phát sinh tại phường Nam Hồng làm tổng cộng 14 con lợn mắc bệnh; toàn bộ 14 con lợn này đã buộc phải tiêu hủy.
Tại thị huyện Cẩm Xuyên: Từ tgày 20/12/2018, dịch bệnh LMLM phát sinh tại các xã Cẩm Nam, Cẩm Thăng và Cẩm Phúc làm tổng cộng 118 con lợn mắc bệnh; trong đó 81 con lợn đã buộc phải tiêu hủy.
Tại thị huyện Can Lộc: Từ tgày 24/12/2018, dịch bệnh LMLM phát sinh tại các xã Thượng Lộc và xã Khánh Lộc làm tổng cộng 23 con gia súc (01 trâu, 13 bò và 09 lợn mắc bệnh).
Tại thị huyện Can Lộc: Từ tgày 21/12/2018, dịch bệnh LMLM phát sinh tại các xã Thạch Văn làm tổng cộng 20 lợn mắc bệnh; trong đó 17 con lợn đã buộc phải tiêu hủy.
Theo Danviet
Nguy hiểm: Dịch tả lợn châu Phi có thể theo khách du lịch vào VN?
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành ở Trung Quốc trên diện rộng, nguy cơ lây lan sang Việt Nam rất cao.
Tại Trung Quốc, từ đầu tháng 8 đến nay đã ghi nhận 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang, với tổng số hơn 38.000 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy.
Tại Trung Quốc, từ đầu tháng 8 đến nay đã ghi nhận 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang, với tổng số hơn 38.000 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy. Ảnh: IT
Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018 đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp giữa Châu Âu và Châu Á ghi nhận dịch tả lợn Châu Phi, với tổng số lợn phải tiêu hủy là hơn 500.000 con.
Dịch tả lợn Châu Phi chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng nguy cơ lây lan sang Việt Nam là rất cao, vì giá lợn trong nước hiện nay cao hơn giá thịt lợn tại Trung Quốc, người dân và tư thương có thể sang các chợ giáp biên mua lợn về tiêu thụ.
Các tỉnh nơi có đường biên giới dài giáp với Trung Quốc đã ra công điện khẩn chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách chủ động phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập. Ảnh: IT
Trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, khi phát hiện lợn bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh, bị chết, người chăn nuôi và chính quyền địa phương các cấp cần báo ngay cho thú y xã, cơ quan thú y nơi gần nhất. Nếu dấu dịch, giữ lợn bệnh để tự điều trị là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bùng phát, khó khống chế và kiểm soát dịch.
Theo Cục Thú y, dịch tả lợn Châu Phi hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị, gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên, dịch này không gây bệnh trên người.
Theo Cục Thú y, dịch tả lợn Châu Phi hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị, gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên, dịch này không gây bệnh trên người. Ảnh: IT
Cục Thú y khuyến cáo, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng cần mua sản phẩm từ lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải nấu chín kỹ trước khi dùng.
Trước thực trạng này, tỉnh Quảng Ninh, nơi có đường biên giới dài giáp với Trung Quốc đã ra công điện khẩn chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách chủ động phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.
Theo ông Trần Xuân Đông, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Quảng Ninh, tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, lượng khách du lịch từ các tỉnh, thành phố của Trung Quốc sang Quảng Ninh rất nhiều, vì thế không loại trừ trường hợp du khách mang theo những sản phẩm chế biến từ thịt lợn sang Việt Nam.
Ông Đông cho biết, trên khu vực biên giới cũng có rất nhiều đường mòn lối mở, cơ quan chức năng đã bắt giữ được các vụ mua bán, vận chuyển lợn sống từ Trung Quốc vào địa bàn TP Móng Cái. Vì vậy, nguy cơ bị xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi rất cao, công tác phòng chống cũng gặp nhiều khó khăn.
Giải pháp hiện nay là phải tăng cường chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ Trung Quốc vào nội địa, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới tại khu vực biên giới. Bắt giữ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời tiêu hủy lợn và sản phẩm từ lợn nhập lậu qua biên giới không có nguồn gốc.
Mới đây, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh đã có công văn khẩn yêu cầu đối với các địa phương không có biên giới, tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào địa bàn tỉnh để tiêu thụ; tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm từ lợn của Trung Quốc vào địa bàn.
Đối với 3 địa phương có biên giới giáp với Trung Quốc là TP Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Bình Liêu, Sở NN&PTNT tỉnh này đã chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ lợn và sản phẩm tự lợn nhập lậu qua biên giới; tăng cường giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Khi có dấu hiệu nghi dịch tả lợn châu Phi phải báo ngay cho cơ quan thú y cấp tỉnh cùng phối hợp xác minh, xử lý...
Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra tại các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái và kiểm tra tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, chợ đường biên, chợ bán gia súc, gia cầm... để kịp thời phát hiện và ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm này.
Tương tự, tỉnh Lào Cai cũng vừa ban hành văn bản yêu cầu các lực lượng chức năng và các địa phương trên địa bàn tăng cường ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào nội địa.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tụ điểm tập kết, buôn bán lợn thịt, lợn giống và sản phẩm từ lợn, kể cả quà tặng quà biếu của cư dân biên giới, đặc biệt tại khu vực giáp gianh với Trung Quốc.
UBND tỉnh Lào Cai cũng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi để nhân dân biết được tác hại của việc nhập lậu lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, từ đó không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển nhập lậu lợn vào địa bàn tỉnh để tiêu thụ; vận động người chăn nuôi chỉ mua con giống từ các cơ sở có y tín trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch thú y.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 11/9: Công ty C.P tăng giá bán, giá lợn hơi vào đợt tăng mới Theo ghi nhận của PV, giá heo hơi (lợn hơi) ngày hôm nay 11/9 tiếp tục có sự cải thiện ở nhiều địa phương, hiện thương lái thu mua phổ biến từ 50.000 - 54.000 đồng/kg đối với heo siêu xuất bán tại cửa chuồng. Đáng chú ý, hiện Công ty C.P miền Bắc cũng tăng giá bán so với trước nên người...