Hà Nội: Sẽ xử lý CSGT đứng núp, rút chìa khóa xe vi phạm
Sẽ xử lý nghiêm những CSGT đứng núp khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên đường, đồng thời nghiêm cấm CSGT có hành vi rút hoặc giật chìa khóa xe vi phạm giao thông.
Theo tin tức trên báo Dân Trí, trong cuộc họp tổng kết tháng 11 và triển khai nhiệm vụ tháng 12 của Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội sáng 9/12, Trưởng phòng, đại tá Đào Vịnh Thắng, thẳng thắn nhìn nhận lực lượng còn những hạn chế.
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, thời gian qua nhiều người dân đã phản ánh về việc một số tổ công tác khi tuần tra đứng ở chỗ khuất để bắt lỗi vi phạm đối với người tham gia giao thông. Đây là hoạt động không công khai và dễ gây hiểu lầm trong nhân dân.
Ngoài ra, việc một số CSGT khi làm nhiệm vụ đã có hành vi rút và giật chìa khóa xe của người vi phạm nên đã gây bức xúc.
“Phải chấm dứt ngay tình trạng đứng núp khi làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm rút, giật chìa khoá trên xe người vi phạm. Những CSGT không chấp hành sẽ bị lập biên bản và xử lý kỷ luật nghiêm khắc” – Đại tá Đào Vịnh Thắng nhấn mạnh.
Hà Nội siết chặt các quy định về tác phong xử lý vi phạm khi thi hành công vụ của CSGT (ảnh minh họa).
Đại tá Đào Vịnh Thắng cũng nhìn nhận lực lượng còn những hạn chế, trong đó có nhiều cán bộ chưa thành thạo công việc, chỉ biết đứng trên bục nhưng rất lóng ngóng khi hướng dẫn giao thông, đặc biệt là những chiến sĩ nữ mới ra trường.
Theo quy định của Bộ Công an về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông, trong lúc làm nhiệm vụ, muốn dừng phương tiện để kiểm soát, xe của cảnh sát phải bật đèn tín hiệu, cán bộ phải đứng ở vị trí công khai.
Video đang HOT
Sau khi dừng phương tiện, cảnh sát giao thông phải tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm tra giấy tờ xe (đăng ký xe), người lái xe (bằng lái), an toàn kỹ thuật (giấy chứng nhận kiểm định), việc chở người, hàng hóa… Khi lập chốt kiểm soát cố định trên đường, cảnh sát phải đặt biển báo hiệu ở hai phía, ban đêm phải có đèn chiếu sáng đảm bảo việc kiểm soát, xử lý một cách công khai, minh bạch.
Được biết, trong tháng 11, phòng cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội đã phát hiện 72 vụ vi phạm, trong đó 24 vụ việc có dấu hiệu tội phạm, bắt giữ 123 đối tượng giao cho cơ quan chức năng giải quyết. Lực lượng này cũng thu được súng, dao kiếm và nhiều tài sản từ các vụ cướp, vụ buôn lậu.
Công an thành phố tặng 4 bằng khen, 36 giấy khen cho tập thể, cá nhân cán bộ chiến sĩ có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống tội phạm và trật tự an toàn giao thông.
Ngoài ra, thông qua công tác đăng ký phương tiện từ 15/4/2013 – 16/11/2014, Phòng CSGT Hà Nội đã phát hiện 453 vụ việc có dấu hiệu vi phạm, xác minh trùng vật chứng 96 trường hợp, đục tẩy số máy số khung xe 153 trường hợp, 168 trường hợp sử dụng đăng ký giả, 15 trường hợp xe trộm cắp và làm giả giấy tờ 21 trường hợp…
Theo NTD
Đội MBH "rởm": Chưa phạt chỉ nên nhắc nhở!
Từ 1/7 các lực lượng chức năng sẽ đồng loạt thực hiện xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe máy điện tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm (MBH) hoặc đội MBH không đúng cách... Tuy nhiên, theo lực lượng CSGT việc xử phạt những hành vi vi phạm trên đang gặp không ít khó khăn...
Chưa phạt và chỉ nên nhắc nhở
Triển khai thông tư 69 của Ủy ban ATGT Quốc gia từ, từ 1/7 các lực lượng chức năng sẽ đồng loạt thực hiện xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe máy điện tham gia giao thông không đội MBH hoặc đội MBH không đúng cách...
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP. Hà Nội cho biết, quy định xử phạt người đội MBH không đạt chất lượng là đúng đắn nhằm giảm thiểu tình trạng TNGT.
Theo lực lượng CSGT chỉ nên nhắc nhở người đội MBH rởm chứ chưa nên xử phạt.
Tuy nhiên, ông Thắng cũng thừa nhận, nếu áp dụng quy định xử phạt này, lực lượng CSGT sẽ gặp khó khăn, bởi đến nay vẫn chỉ căn cứ vào văn bản hướng dẫn để nhận biết bằng mắt thường về MBH nên không thể dễ dàng khẳng định chiếc mũ đó có đảm bảo chất lượng hay không, trong khi chưa có trang thiết bị, kỹ thuật máy móc để xác định MBH thật hay giả.
"Theo quy định chỉ có phạt chứ không có hướng dẫn về việc tạm giữ lại chiếc mũ không đúng chất lượng. Nếu thu mũ, người điều khiển phương tiện có tiếp tục được phép lưu hành hay không? còn nếu không thu mũ rất có thể người dân lại đội mũ cũ thì cũng tiếp tục vi phạm", ông Thắng băn khoăn.
Đại tá Đào Vịnh Thắng cũng khẳng định, người dân, phương tiện khi tham gia lưu thông chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông thì lực lượng không được phép dừng xe kiểm tra, xử lý MBH "rởm".
"Chưa nên xử phạt tiền đối với người đội MBH rởm ngay mà trước mắt chỉ nên nhắc nhở tuyên truyền để người dân biết và tự ý thức việc đội MBH đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn là văn minh và bảo vệ tính mạng khi tham gia giao thông...", ông Thắng cho biết.
Đồng quan điểm, Đại tá Đinh Văn Ninh, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, lực lượng CSGT hiện giờ cũng không thể nào phân biệt được đâu là mũ thật hay giả.
"Chất lượng MBH thì phải giao cho các lực lượng khác để phát hiện và quản lý còn CSGT không thể phân biệt được mũ giả, thật", Đại tá Đinh Văn Ninh cho hay.
Xử phạt từ cơ sở sản xuất, kinh doanh
Theo nhận định của lực lượng CSGT, cơ quan quản lý Nhà nước phải quyết tâm chặn ngay tận gốc, xử phạt thật nặng đối với các đối tượng sản xuất, kinh doanh mũ giả mới hi vọng chấm dứt được nạn MBH kém chất lượng.
Đại tá Đào Vịnh Thắng cho hay, giải pháp quan trọng nhất trong vấn đề ngăn chặn MBH rởm là phải xử phạt triệt để, thật nặng các cơ sở sản xuất và kinh doanh mũ bảo hiểm rởm, mũ bảo hiểm không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, không để các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm &'lách luật' để sản xuất. Muốn thực hiện được điều này, các lực lượng quản lý thị trưởng, cảnh sát kinh tế cũng phải vào cuộc.
MBM rởm vẫn bày bán tràn lan, do vậy cần phải xử phạt từ khâu sản xuất, kinh doanh.
Ghi nhận về tình hình thị trường bày bán mũ bảo hiểm tại Hà Nội vào cuối giờ chiều (30/6) cho thấy một số tuyến phố thường ngày tấp nập về mũ bảo hiểm "rởm" như Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Chùa Bộc, Nguyễn Trãi... đã vắng vẻ hơn.
Theo lời kể của các cơ sở bày bán MBH, thời gian qua, báo đài thông báo về quy định xử phạt mũ bảo hiểm kém chất lượng nên cũng ít người mua loại mũ "rởm". Tuy nhiên, nhiều cửa hàng dù đã nhập các lô MBH đạt chuẩn chất lượng nhưng số lượng người mua chủ yếu đến xem và chưa có ý định mua mũ mới bởi khách hàng cho rằng, đội mũ đạt chuẩn có kiểu dáng mẫu mã nặng và giá thành lại cao.
Theo Thông tư liên tịch số 06/2013 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, GTVT, Công an và Công thương, MBH phải có cấu tạo đủ ba bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định và đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Mũ có kiểu dáng nhái, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật trên thì sẽ không được coi là mũ bảo hiểm. Người đi đường khi đội mũ không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị xử phạt như đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quay đúng quy cách với mức phạt cho hành vi trên là 100.000-200.000 đồng.
Gia Văn
Theo_VietNamNet
Chưa phạt người đội mũ bảo hiểm không chuẩn - Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, thời gian đầu thực hiện quy định xử phạt việc sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chất lượng (từ ngày 1/7), lực lượng CSGT sẽ tập trung tuyên truyền, nhắc nhở và chưa tiến hành xử phạt. Ảnh minh họa. Mới chỉ nhắc nhở là chính Chiều ngày...