Hà Nội sẽ trồng thay thế cây gì sau khi di dời hơn 1.300 cây xanh
Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định số liệu dịch chuyển, giải tỏa hơn 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng mới là đề xuất của chủ đầu tư dự án. Còn quan điểm nhất quán của thành phố là chọn phương án ưu tiên bảo tồn, di chuyển dù có thể phát sinh kinh phí…
Ngày 6/6, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Sở Xây dựng Hà Nội thông tin rõ việc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh phục vụ thi công mở rộng đường Phạm Văn Đồng – thuộc Vành đai 3 và quan điểm chủ trương về cây xanh, môi trường của TP Hà Nội.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tuyến đường Vành đai 3 là trục giao thông huyết mạch của TP Hà Nội, tuyến đường quan trọng của giao thông liên tỉnh. Do vậy, việc xây dựng, mở rộng tuyến đường theo quy hoạch là yếu tố cấp bách và cũng phù hợp với tốc độ tăng trưởng, nhu cầu đi lại của người dân.
Hàng cây xanh mướt trên đường Phạm Văn Đồng (Ảnh: Toản Vũ)
Video đang HOT
Trong quá trình làm đường, ngoài việc giải tỏa nhà dân, hạ tầng thì có khoảng 1.300 cây xanh phải dịch chuyển, giải tỏa, cắt tỉa. Trong đó có 1.015 cây xà cừ, bàng, lát, sưa, xoài… phải giải tỏa, chặt hạ; 158 cây phải dịch chuyển; 142 cây được giữ nguyên.
Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định nhu cầu, số liệu dịch chuyển, giải tỏa cây xanh trên tuyến đường Phạm Văn Đồng đến nay mới là theo phương án đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư dự án đưa ra.
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, quan điểm nhất quán của lãnh đạo thành phố là tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước. Trong trường hợp bắt buộc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng phải được tính toán chặt chẽ, chọn phương án tối ưu với ưu tiên hàng đầu là bảo tồn, di chuyển dù có thể phát sinh chi phí, chỉ trong điều kiện không thể dịch chuyển mới chặt hạ.
Đối với số cây xanh phải xử lý trong dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng, theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố đã giao cho các đơn vị liên quan lên danh sách, hồ sơ cây xanh, phương án đối với từng cây, có sự giám sát chặt chẽ việc xử lý như di dời hay chặt hạ.
Sau khi di dời hơn 1.300 cây kể trên, Hà Nội sẽ trồng thay thế 1.547 cây, gồm giáng hương, bàng Đài Loan, cọ dầu, ban hoàng hậu. Ngoài ra, còn có khoảng 4.600 cây bụi như đại sứ, tường vi, hoa giấy… được trồng trên tuyến đường này. Gần 70.000 m2 thảm cỏ, cây thảm lá màu cũng được trồng trên tuyến đường.
Quang Phong
Theo Danviet
Hà Nội chặt hạ, dịch chuyển hàng cây cổ thụ bên công viên Thủ Lệ
Trong tháng 9 này, Hà Nội sẽ chặt hạ, dịch chuyển 109 cây xanh trên đường Kim Mã (đoạn từ đền Voi Phục đến 575 Kim Mã) để phục vụ thi công dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm số 3 Nhổn - ga Hà Nội.
Ngày 16/9, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã cung cấp thông tin triển khai di dời cay xanh phố Kim Mã phục vụ thi công dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị cho biết, địa điểm thực hiện tại vỉa hè đường Kim Mã, đoạn từ Đền Voi Phục đến đối diện 575 Kim Mã. Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 9/2016, đến khi kết thúc dịch chuyển.
Hàng cây xanh trên đường Kim Mã sẽ bị chặt hạ, dịch chuyển trong thời gian tới (Ảnh: Hà Trang)
Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp phép dịch chuyển, chặt hạ, cắt tỉa tổng cộng 109 cây xanh ở đoạn đường trên. Trong đó dịch chuyển 106 cây phát triển bình thường, nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng và 3 cây có dấu hiệu sâu mục, dịch chuyển về vườn ươm để chữa trị.
Ngoài ra, 2 cây bị chặt hạ nằm trong chỉ giới xây dựng công trình là do đã chết, 1 cây được cắt tỉa có cành vươn vướng vào mặt bằng thi công dự án.
Theo kế hoạch, các đơn vị liên quan sẽ cho di chuyển trước các cây có đường kính nhỏ hơn 40cm và tiếp đó là 24 cây xà cừ có đường kính lớn hơn 40cm. Địa điểm đưa cây về duy trì, bảo dưỡng tại vườn ươm Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Đến nay Sở xây dựng, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, UBND quận Ba Đình, phường Ngọc Khánh đã kiểm tra, xác nhận chủng loại, kích thước, hiện trạng và biện pháp xử lý để triển khai thí điểm đánh chuyển di dời.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội chưa có kế hoạch chặt 4.000 cây xà cừ Vì xà cừ thuộc danh mục không khuyến khích trồng nên lãnh đạo thành phố đã chọn 18 loại cây thay thế nếu có xà cừ bị chết. Trao đổi với báo chí chiều 6/6, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, Hà Nội chưa có kế hoạch chặt 4.000 cây xà cừ. Theo ông, do cây xà...