Hà Nội sẽ “trảm” Vinaconex nếu không khởi công đường ống nước sạch sông Đà 2
“Hà Nội đã có phương án dự phòng, nếu trong tháng 10, Vinaconex không có động tĩnh khởi công tuyến đường ống nước sạch sông Đà số 2 thì họ phải đứng ngoài cuộc xem Công ty nước sạch Hà Nội làm thay”, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục nói.
Ngày 19/8, Ban Tuyên giáo Hà Nội phối hợp cùng Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan thông tin rõ sự cố vỡ đường ống truyền dẫn nước sạchsông Đà từ Hòa Bình về Hà Nội lần thứ 13. Tại đây các đơn vị cấp nước cho biết, đến ngày 19/8, một số khu vực cuối nguồn hoặc có địa hình cao vẫn thiếu nước.
Vỡ đường ống không dừng lại ở con số 13
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, ngày 13/8 vừa qua, đường ống nước dẫn nước sạch từ sông Đà về Hà Nội tiếp tục vỡ lần thứ 13. Sau khi vỡ đường ống, Công ty Cổ phần nước sạch thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex (Viwasupco) đã huy động 5 máy đào và khoảng 100 công nhân khắc phục sự cố. Trong quá trình sửa chữa, nhân viên kỹ thuật đã chui dọc ống kiểm tra và đã phát hiện hai điểm có nguy cơ xảy ra sự cố.
Ông Trương Quốc Dương – Phó Tổng Giám đốc Viwasupco trả lời báo chí
Sự cố lần này khiến nhiều khu vực bị mất nước kéo dài, đặt biệt là khu vực Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm. Cho đến ngày 17/8, tình hình cung cấp nước trở lại mới chỉ tạm thời ổn định nên một số khu vực vẫn còn thiếu nước.
Ông Trịnh Kim Giang – Phó Tổng giám đốc Công ty nước sạch Hà Nội cho biết, đường ống nước sạch sông Đà vỡ lần thứ 13 khiến cho các địa bàn đơn vị này quản lý như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Ba Đình thiếu hụt khoảng 55 nghìn m3 nước mỗi ngày, ảnh hưởng đến khoảng 55 nghìn hộ dân.
Để giải quyết tình trạng trên, Công ty nước sạch Hà Nội phải điều tiết lại các tuyến ống cấp nước sạch và vận hành tối đa 5 xe téc chở nước đến từng tổ dân phố. “Thiếu hụt tới 55 nghìn m3 nước mỗi ngày, trong khi một xe téc chỉ cấp được khoảng 10m3/lượt. Như vậy, các giải pháp chỉ mang tính tình thế, việc cấp nước sạch cho nhân dân gặp rất nhiều khó khăn”, ông Trịnh Kim Giang nói.
Video đang HOT
Ông Lại Văn Thịnh – Tổng giám đốc Công ty nước sạch Hà Đông đánh giá thời gian khắc phục sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà lần thứ 13 lâu hơn hẳn những lần trước. Do vậy, sự cố ảnh hưởng đến đời sống nhân dân cũng nhiều hơn. Dù đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng đến hôm nay, một số khu vực đơn vị này quản lý vẫn bị mất nước.
Đại diện Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco (thuộc Vinaconex), ông Đinh Hoàng Lân cho biết, khi đơn vị này cấp nước sạch sông Đà trở lại, ngay lập tức những hộ dân đầu nguồn tích nước nhiều nên gia đình ở cuối nguồn hoặc khu vực cao vẫn bị thiếu nước. Đơn vị này đã phân vùng, cấp nước cho nhân dân bằng xe téc. Đến ngày 19/8, các hộ dân ở khu vực Mỹ Đình cơ bản được cấp nước ổn định. Một số khu vực như Định Công vẫn thiếu nước. Đơn vị này vẫn tiếp tục chuyển nước bằng xe téc đến cho nhân dân.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Trương Quốc Dương – Phó Tổng Giám đốc Công ty Viwasupco cho biết, sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà vẫn có thể tiếp tục xảy ra. Đơn vị này chỉ còn biết khắc phục trong thời gian sớm nhất nếu đường ống dẫn nước sạch lại bị vỡ.
Tuy nhiên, khi phóng viên đề cập đến trách nhiệm và đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng, ông Dương cho rằng, mình chỉ là đơn vị quản lý, vận hành tuyến đường ống. Còn trách nhiệm và đền bù thiệt hại cho hàng vạn hộ dẫn mỗi khi mất nước không được ông Dương đề cập đến.
Hà Nội ra “tối hậu thư” cho Vinaconex
Tại cuộc họp, ông Trương Quốc Dương thêm một lần nữa đứng lên hứa trước dư luận đến tháng 10 tới chắc chắn sẽ khởi công tuyến đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 2. Dự kiến đến cuối tháng 5/2016, tuyến đường ống nước sạch số 2 này sẽ hoàn thành. Để không xảy ra những sự cố vỡ đường ống, đơn vị này sẽ làm đường ống bằng vật liệu tốt hơn.
Giám đốc Sở Xây dượng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, đơn vị này đã đề nghị các công ty lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin mất nước sạch. Khi sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà tiếp tục xảy ra phải tìm mọi biện pháp đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân như chở nước bằng xe téc, điều tiết lại nguồn nước theo giờ. Đặc biệt là không để gia đình, khu vực nào thiếu nước quá 24 giờ.
ÔngLê Văn Dục cho biết,nếu Vinaconex không làm đường ống số hai thì sẽ bị cho ra ngoài cuộc
Ông Dục cũng yêu cầu, Công ty Vinaconex phải sớm khởi công tuyến đường ống nước sạch sông Đà số 2. Theo ông Dục hiện nay thành phố cũng đã lập phương án dự phòng, nếu đến tháng 10 tới, Vinaconex không khởi công tuyến đường ống dẫn nước sạch sông Đà số hai thì dự án sẽ được giao cho Công ty nước sạch Hà Nội.
“Chúng tôi biết Vinaconex đã chuẩn bị đầy đủ các phương án kỹ thuật, do vậy hiện thành phố chỉ kiểm tra nguồn tài chính xem đơn vị này có đảm bảo đủ hay không. Thành phố cũng đã chỉ đạo nếu tháng 10 tới, Vinaconex không có động tĩnh gì trong việc khởi công tuyến đường ống nước sạch sông Đà số 2 thì họ phải đứng ngoài cuộc xem Công ty nước sạch Hà Nội làm thay”, ông Dục ra “tối hậu thư”.
Ông Dục cho biết, mỗi năm nhu cầu nước sạch của Hà Nội tăng đến gần 10%, do vậy, thành phố luôn chủ động tìm nguồn nước mới để cung cấp đủ cho nhân dân. Dự kiến trong tháng 10 tới, nhà máy nước mặt sông Hồng có công suất 300 nghìn m3 một ngày đêm cũng sẽ được khởi công.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng, sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà chắc chắn không dừng lại ở con số 13 mà vẫn có thể tiếp tục xảy ra. Do vậy, ngoài việc khắc phục sự cố, đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân, ông Phong còn đề nghị Sở Xây dựng công khai rõ thông tin trên phương tiện truyền thông.
Cuối buổi họp, ông Phong cho rằng, Hà Nội cũng chỉ là khách hàng của Vinaconex, chứ không phải là đơn vị cung cấp nước sạch. “Mỗi lần xảy ra sự cố thành phố cũng ảnh hưởng nên tìm mọi cách để khắc phục không để giảm thiểu tác động đến cuộc sống của nhân dân”, Phó trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội giải thích thêm.
Quang Phong
Theo Dantri
Người dân cần chủ động tích trữ nước sạch
Nhận định đường ống nước sạch sông Đà sẽ còn tiếp tục xảy sự cố trong thời gian tới, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội khuyến cáo người dân cần chủ động dụng cụ tích trữ nước sạch.
Xe téc chở nước cấp cho người dân khu Láng Hạ trong chiều nay
Tại buổi họp báo chiều nay 19.8, ông Lê Hồng Quân, Trưởng phòng Cấp thoát nước, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau sự cốvỡ đường ống nước sạch sông Đà lần thứ 13, phải mất 23 giờ mới khắc phục xong để cấp nước trở lại. "Do thời gian mất nước kéo dài nên khi có nước trở lại, nhu cầu nước sạch tăng vọt, các bể chứa ở đầu nguồn cũng mở lấy nước. Vì vậy, các khu vực cuối nguồn sẽ mất thời gian lâu hơn để nhận được nước như bình thường. Phải 2 ngày nữa, lượng nước cấp cho người dân Hà Nội mới trở lại như bình thường", ông Quân nói.
Các khu vực thiếu nước trầm trọng nhất trong những ngày qua tập trung vào 2 quận Đống Đa và Cầu Giấy. Đặc biệt là các khu vực đường Nguyễn Chí Thanh, Pháo Đài Láng, Đê La Thành, Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, tập thể Thành Công, Nguyên Hồng... Ngoài ra, còn một số khu vực khác như Mỹ Đình, Thanh Xuân, Định Công cũng mất nước.
Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trung bình một ngày đêm, TP.Hà Nội cần khoảng 900.000 m3 nước sạch. Đường ống nước sạch sông Đà đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu nước kể trên. Sau sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà vừa qua, tính trung bình mỗi ngày lượng cấp cho TP.Hà Nội thiếu hụt khoảng 55.000 m3 nước sạch.
"Tính tương đương, mỗi ngày sẽ có khoảng 55.000 - 60.000 hộ dân ở Hà Nội thiếu nước sinh hoạt. Để khắc phục, trong 4 ngày qua, tính tổng trên địa bàn Hà Nội đã huy động được 200 lượt xe téc (có lượng chứa không quá 12 m3/xe) chở nước đến cấp miễn phí cho người dân", ông Dục cho biết.
Lãnh đạo Sở Xây dựng cũng thừa nhận, so với lượng thiếu thì số xe téc bổ sung không khác gì muối bỏ bể. Thiếu nước làm đảo lộn sinh hoạt của không ít gia đình. Ông Dục chỉ đạo các công ty cấp nước sạch ở Hà Nội phải công khai số điện thoại đường dây nóng trực 24/24 giờ tiếp nhận thông báo các sự cố về nước, tiếp nhận đề nghị điều xe téc cấp nước cho các khu vực thiếu nước.
Lê Quân - Phạm Dự
Theo Thanhnien
Hàng nghìn người dân thủ đô hạn chế tắm giặt vì thiếu nước Thiếu nước sinh hoạt, hàng nghìn hộ dân ở nhiều quận nội thành Hà Nội phải hạn chế tắm giặt trong những ngày oi bức. Có xe nước tới, dòng người không đủ kiên nhẫn để xếp hàng, chen nhau lấy xô chậu để hứng nước sạch. Nhiều người dân đến chợ Láng Hạ A để xin nước sạch. Ảnh: Sơn Dương Hơn...