Hà Nội sẽ tiêm vaccine miễn phí cho 95% người từ 18 tuổi
Bên cạnh nhóm đối tượng ưu tiên, Hà Nội đặt mục tiêu tiêm cho 95% dân số từ 18 đến 65 tuổi nhằm phòng, chống dịch Covid-19 chủ động cho cộng đồng.
Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký ban hành kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân toàn TP giai đoạn 2021-2022 với mục tiêu phòng, chống dịch chủ động và tạo miễn dịch cộng đồng.
Theo kế hoạch này, 95% người dân toàn thành phố được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19, đảm bảo an toàn, công bằng, minh bạch. Đối tượng tiêm vaccine được chia theo 2 nhóm.
Nhóm một là đối tượng ưu tiên như lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhân viên, cán bộ ngoại giao, người cung cấp dịch vụ hàng không, vận tải, giáo viên, người mắc các bệnh mạn tính, người có bệnh nền… Nhóm thứ 2 là người từ 18 đến 65 tuổi không thuộc nhóm nêu trên.
Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, 95% dân số trên 18 tuổi là nhóm đối tượng đủ khả năng về thể trạng để tiêm vaccine. Đây là nhóm sau khi TP trừ khoảng 5% số người chống chỉ định với vaccine, có biểu hiện ho, sốt phải trì hoãn tiêm.
Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng giao các đơn vị tập huấn, lập danh sách đối tượng tiêm vaccine đảm bảo công bằng, minh bạch. Ảnh: Đ.H.
Lực lượng chuyên ngành của TP sẽ tổ chức tiêm theo thứ tự ưu tiên và miễn phí cho mọi người. Về lộ trình, UBND Hà Nội cho biết sẽ tiêm cho nhóm 1 theo tiến độ cung ứng vaccine của Bộ Y tế. Nhóm 2 sẽ được tiêm bằng nguồn vaccine nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước.
UBND Hà Nội giao quận, huyện và các cơ quan của TP tập huấn tổ chức tiêm chủng, giám sát chiến dịch tiêm vaccine. TP cũng yêu cầu xây dựng kế hoạch chi tiết, lập danh sách đối tượng, tiếp nhận, bảo quản, sử dụng vaccine. Tại các điểm tiêm chủng, cán bộ, nhân viên phải được tập huấn về phòng và xử lý phản vệ, sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
Về kinh phí, UBND Hà Nội cho biết Trung ương sẽ cấp để Bộ Y tế mua và phân bổ cho thành phố. UBND Hà Nội cũng trích từ nguồn ngân sách của TP để chủ động tiếp cận nguồn vaccine theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Cùng với đó, Hà Nội cũng vận động thêm các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và từ các nguồn vốn hợp pháp khác.
Video đang HOT
Trao đổi với báo chí ngày 27/5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh nếu TP không nhanh chóng thực hiện mục tiêu tiêm vaccine toàn dân, rất khó đẩy lùi dịch một cách toàn diện. Ông cho rằng việc tiêm vaccine toàn dân cũng là chiến lược Thủ tướng yêu cầu phải tập trung thực hiện bằng được.
Theo ông Dũng, thành phố xác định rõ tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để thực hiện mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng. Bên cạnh nguồn ngân sách để tiêm cho đối tượng ưu tiên, thành phố sẽ dùng quỹ phòng, chống dịch Covid-19 TP để tiêm miễn phí cho toàn dân.
Với dân số khoảng 10 triệu người, Hà Nội cần ít nhất 5-6 triệu liều để tiêm đợt đầu mới đủ tạo miễn dịch cộng đồng. Kinh phí cần có là hơn 1.000 tỷ đồng.
TP.HCM cấp tốc truy vết, dập dịch COVID-19
Số ca nhiễm COVID-19 tại TP.HCM không ngừng tăng mỗi ngày. Gần 500.000 người ở TP này liên quan các ca COVID-19.
Tính đến tối 10-6, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 562 ca nhiễm COVID-19 của đợt dịch.TP tiếp tục triển khai các biện pháp truy vết, khoanh vùng dập dịch, lấy mẫu xét nghiệm khẩn ở những khu vực có ca mới. Ngành y tế TP cũng đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 đợt 3, với hơn 70.000 liều vaccine nhận được trong đợt này.
Khám sàng lọc phát hiện hai vợ chồng ở bình chánh nhiễm COVID-19
Chiều 10-6, HCDC cho biết Bệnh viện (BV) huyện Bình Chánh, TP.HCM tiếp nhận hai trường hợp là vợ chồng đến khám vào ngày 8-6 do sốt. Cả hai cư ngụ hẻm C3 đường Bùi Thanh Khiết, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh.
Hai trường hợp được phân luồng và chuyển vào khu vực khám sàng lọc tại Khoa cấp cứu. Kết quả test nhanh ghi nhận cả hai dương tính với SARS-CoV-2. Xét nghiệm khẳng định sau đó cũng cho kết quả tương tự.
HCDC cho biết thêm khi hai trường hợp nói trên có kết quả test nhanh dương tính, BV phong tỏa và tạm ngưng nhận bệnh nhân đến điều trị tại Khoa cấp cứu. BV cũng báo cáo cho cơ quan chức năng tiến hành điều tra, truy vết các trường hợp tiếp xúc.
Do hai trường hợp nói trên được phân luồng ngay từ đầu nên sau khi thực hiện đầy đủ các quy trình phòng chống dịch, BV tiếp tục nhận bệnh nhân cấp cứu vào chiều 10-6.
Cơ quan chức năng triển khai điều tra, truy vết khoanh vùng và phong tỏa khu vực hai trường hợp trên sinh sống.
Nữ công nhân nhiễm COVID-19 khi đang thực hiện phong tỏa
Cùng chiều 10-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết ngày 7-6, quận 1 phát hiện bốn trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại hẻm 245 đường Nguyễn Trãi. Trong đó, có một trường hợp là nữ công nhân của Công ty FAPV (Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7).
Trường hợp này là F1 của ca bệnh COVID-19 cư trú tại địa chỉ nói trên nên cơ quan chức năng đã phong tỏa và lấy mẫu xét nghiệm. Cạnh đó, do người này làm việc bên quận 7 nên thông tin được chuyển tới Trung tâm Y tế quận 7 để tiếp tục điều tra truy vết.
Cơ quan chức năng quận 7 khoanh vùng những người tiếp xúc gần với trường hợp nói trên và lấy 145 mẫu của những người làm cùng phân xưởng để xét nghiệm.
Nhận định trường hợp này đã được cách ly tại khu phong tỏa từ ngày 31-5, kết quả xét nghiệm lần 1 lại âm tính nên cơ quan chức năng quận 7 xác định nguồn lây nhiễm không có.
Quảng Cáo
Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm 145 mẫu tiếp xúc gần đều âm tính nên trường hợp này không có khả năng lây nhiễm cho người khác trong công ty.
Nhân viên y tế thu thập thông tin các trường hợp lấy mẫu liên quan ca nhiễm COVID-19. Ảnh: HOÀNG GIANG
Thêm 211 ca COVID-19 trong nước, TP.HCM có 61 ca
Bộ Y tế chiều 10-6 ghi nhận 59 ca dương tính nCoV trong nước. Tính trong ngày 10-6, Việt Nam ghi nhận thêm 211 ca trong nước, trong đó TP.HCM chiếm 61 ca.
Số ca nhiễm mới nâng tổng số ca tại Bắc Giang 3.696, Bắc Ninh 1.227, TP.HCM 562, Hà Tĩnh 18, Tiền Giang 3.
Một tài xế xe tải tuyến TP.HCM - Long An dương tính COVID-19
Ngày 10-6, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Long An cho biết Long An vừa ghi nhận ca mắc COVID-19 tại TP Tân An là tài xế xe tải.
Bệnh nhân là anh NHMD (34 tuổi, ngụ xã Lợi Bình Nhơn, TP Tân An, Long An).
Trước đó vào sáng 8-6, anh NHMD đến Công ty NK ở Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) lấy xe tải và chất hàng hóa lên xe. Sau đó anh lái xe đi giao hàng cho công ty ở phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM.
Anh NHMD đến công ty lúc 10 giờ 30 và giao hàng cho thủ kho tên MTT (hiện anh MTT đã được cách ly tập trung do tiếp xúc với trường hợp F0 cùng công ty).
Khoảng 11 giờ 30 cùng ngày, sau khi giao hàng xong, anh NHMD chạy xe về Công ty NK cất xe tải rồi lấy xe máy chạy về nhà ở xã Lợi Bình Nhơn, TP Tân An.
Đến khoảng 14 giờ ngày 9-6, sau khi nghe công ty báo anh MTT đã được đưa đi cách ly tập trung, anh NHMD đến Trạm y tế Lợi Bình Nhơn khai báo và được lấy mẫu xét nghiệm.
Test nhanh và PCR cho kết quả anh NHMD dương tính với SARS-CoV-2. Anh NHMD hiện đang được cách ly điều trị tại Khoa nhiễm BV đa khoa tỉnh Long An.
Qua điều tra truy vết, cơ quan chức năng đã xác định 11 trường hợp F1, 26 trường hợp F2, các F3 hiện đang được truy vết.
Ngành chức năng tỉnh Long An đã phun khử khuẩn các khu vực liên quan, phong tỏa khu vực nhà anh NHMD tại xã Lợi Bình Nhơn với 34 hộ (125 nhân khẩu). Cạnh đó, đưa 11 trường hợp F1 đi cách ly tập trung tại khu cách ly Trần Anh - Đức Hòa và đang chờ kết quả xét nghiệm COVID-19.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...