Hà Nội sẽ thành lập lực lượng cảnh sát mới?
“Cảnh sát du lịch là một ý kiến hay. Nếu cấp trên cho phép, chúng tôi sẽ thành lập lực lượng này”, Phó giám đốc CA thành phố Hà Nội, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc trao đổi.
Du khách du lịch tại phố cổ bị “chèo kéo”.
“Chặt chém” khách du lịch như cơm bữa
Thời gian gần đây, tình trạng khách du lịch bị “chặt chém”, đối xử tệ hại tại Hà Nội liên tục diễn ra. Vụ việc Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) Nguyên Văn Tuân đã phải đi gặp gỡ xin lôi bà Schultz Ilona Jane, du khách bị một xích lô Hà Nội “chặt chém” 1,3 triệu cho 5km đường chưa kịp lắng xuống thì đã xảy ra ngay vụ 3 khách người Pháp bị tài xế taxi và nhân viên khách sạn trên phố cổ cấu kết lừa đảo, đe dọa tính mạng khi họ vừa đặt chân đến thủ đô.
Mới đây nhất, ngày 15/5, báo chí đồng loạt đưa tin về việc “Khách Pháp choáng váng khi bị ném tiền bo vào mặt”. Theo thông tin này, cô Emmanvelle Sénèchal cảm thấy “sốc” vì hành động khiếm nhã của một số người Việt. Khi cô tới Hà Nội và Huế luôn bị làm phiền bởi một đội quân xích lô, đặc biệt là ở Huế. Sau một chuyến tham quan, Sénèchal muốn được đi xích lô dạo mát. Sau chừng 20 phút ngồi trên xích lô, cô trả tiền và bo 20.000 VNĐ cho người lái.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Sénèchal cho biết: “Không ngờ anh ta quăng tờ tiền vào mặt tôi và lẩm bẩm gì đó trong miệng khiến tôi sốc vô cùng. Sau này, tôi mới biết được, họ chê tiền bo ít nên mới có hành động như vậy”.
Trả lời Kiến Thức về tình trạng khách du lịch liên tục bị “chặt chém” như vậy có nên thành lập ngay lực lượng cảnh sát du lịch hay không, Phó giám đốc CA thành phố Hà Nội, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc cho biết: “Cảnh sát du lịch là một ý tưởng hay. Chúng tôi sẽ tiếp thu, nghiên cứu và đề xuất lên cấp trên. Nếu cấp trên cho phép chúng tôi sẽ thành lập lực lượng này”.
“Cứ bất cập lại đẻ ra lực lượng thì chết dở”
Trao đổi với chúng tôi, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học chiến lược Bộ Công an, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng du khách bị chặt chém, gây mất trật tự an sinh xã hội là do khâu quản lý du lịch chưa tốt, người quản lý văn hóa, người đứng đầu địa phương làm chưa hết trách nhiệm, vai trò của mình.
Do đó, việc thành lập cảnh sát du lịch có chăng chỉ hạn chế được phần nào chứ không thể giải quyết được những bất cập hiện nay. “Nếu công tác quản lý văn hóa, du lịch vẫn thế thì việc thành lập cảnh sát du lịch cũng không giải quyết được vấn đề gì. Nếu khách du lịch gặp phải những rắc rối và không quay trở lại điểm điểm du lịch đó nữa thì người chịu trách nhiệm đầu tiên là Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở Thể thao văn hóa và du lịch. Tốt nhất, ngành du lịch hãy nhìn thẳng vào mình, thấy chỗ nào bất cập thì phải sửa. Cứ bất cập lại đẻ ra ông cảnh sát thì chết dở. Nếu có ông cảnh sát du lịch thì ắt hẳn sau này cũng sẽ đẻ ra cảnh sát chợ à?”, tướng Cương phân tích.
Theo đó, ông Cương cho rằng, muốn khắc phục những bất cập của ngành du lịch hiện nay, trước hết phải có một cuộc giải phẫu ngành du lịch, phải thẳng thắn phân tích cái hay, cái dở ở đâu, do nguyên nhân nào và bất cập ở đâu. Từ đó phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương để tìm ra biện pháp hay nhất mà không cần cảnh sát du lịch.
“Chắc chắn sẽ có biện pháp hay hơn để giải quyết những bất cập của ngành du lịch hiện nay mà không cần phải thành lập cảnh sát du lịch. Tuy nhiên, giải pháp này không thể ngồi không mà nghĩ ra được, cần phải có kết luận của cuộc phẫu thuật rồi những người làm công tác quản lý, kết hợp với nhau để tìm ra giải pháp hay nhất mà không cần cảnh sát du lịch”, ông Cương nói.
Theo vietbao
Cách chức Chủ tịch, buộc thôi việc Bí thư xã ăn chặn tiền chính sách
"Chúng tôi đã ra quyết định chính thức cách chức Chủ tịch xã, buộc thôi việc đối với Bí thư đảng ủy xã Thanh Chi...vì để xảy ra những sai sót vừa qua", ông Lê Quang Đạt - Bí thư Huyện ủy huyện Thanh Chươngcho biết.
Chiều ngày 5/4, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Đạt - Bí thư Huyện ủy huyện Thanh Chương về vụ việc cán bộ xã Thanh Chi (huyện Thanh Chương)thay "Nam Tào" khai sinh, báo tử ăn chặn tiền chính sách. Ông Đạt cho biết, huyện ủy Thanh Chương đã ra quyết định cách chức Chủ tịch UBND xã Thanh Chi đối với ông Nguyễn Duy Ngọc; buộc thôi việc đối với ông Phùng Văn Điền - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch hội đồng nhân dân xã. Đồng thời, huyện Thanh Chương cũng quyết định cho nghỉ việc đối với cán bộ chính sách xã - người được cho là "mấu chốt" trong vụ việc trên.
"Hiện chúng tôi đã có quyết định chính thức buộc thôi việc đối với những người liên quan trong vụ việc xảy ra tại xã Thanh Chi suốt thời gian qua. Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm minh, răn đe để làm gương cho những ai cố tình làm sai chính sách của Đảng và Nhà nước", ông Đạt cho biết.
Vụ cán bộ xã Thanh Chi ăn chặn tiền chính sách, đến thời điểm này đã huyện Thanh Chương đã chính thức cách chức Chủ tịch, Bí thư, phó chủ tich và cán bộ chính sách xã.
Chiều cùng ngày, trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Nguyên Lân - Giám đốc Sở LĐTB&XH Nghệ An cũng xác nhận chính thức cách chức "bộ sậu" tại xã Thanh Chi để làm gương, làm trong sạch đội ngũ cán bộ cấp dưới "lộng quyền" trong khi thi hành công vụ.
"Sau khi báo chí phản ánh chúng tôi đã thành lập đoàn kiểm tra, làm việc với huyện Thanh Chương về hướng xử lý những sai phạm trong việc chi trả tiền chế độ chính sách tại xã Thanh Chi. Sau gần 3 tuần vào cuộc chúng tôi đã đã đi đến quyết định cách chức Chủ tịch, Bí thư, phó chủ tịch và cán bộ chính sách xã", ông Lân nói.
Trước đó, Dân trí đã có loạt bài phản ánh: Trong những năm 2008 - 2011, cán bộ xã Thanh Chi (huyện Thanh Chương) đã cấu kết với nhau làm khai sinh, báo tử giả để ăn chặn tiền chính sách . Theo đó, một số cán bộ xã Thanh Chi đã "phù phép", tự ý thay đổi độ tuổi, ngày tháng năm sinh ở CMND và sổ hộ khẩu của 8 đối tượngđể hưởng chế độ hỗ trợ dành cho người cao tuổi, làm thất thoát hơn 43 triệu đồng. Ngoài ra, các cán bộ ở đây đã "ém" 16 trường hợp người có công với cách mạng thuộc diện phải cắt giảm chế độ vì đã qua đời. Những trường hợp này vẫn đều đều được hưởng tiền hộ trợ của nhà nước hàng tháng như vẫn đang sống, làm thất thoát của nhà nước thêm 62.800.000đ.
Bên cạnh đó, xã Thanh Chi còn kéo dài thêm tuổi thọ của 37 người cao tuổi đã chết để tiếp tục nhận nguồn trợ cấp từ huyện; đối tượng chính sách khác 2 lần được UBND huyện ra quyết định nâng mức trợ cấp xã hội nhưng UBND xã đã "ém" các quyết định này mà không phát xuống cho các đối tượng để họ nắm rõ quyền lợi mà vẫn tiếp tục chi trả cho các đối tượng theo mức trợ cấp cũ. Nghiêm trọng hơn, các cán bộ xã Thanh Chi còn "khai tử" những trường hợp vẫn còn khỏe mạnh và hiện đang cư trú tại địa phương hay ở xa để "ăn chặn" tiền hỗ trợ tiền mai táng phí.
Giữa năm 2012, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Thanh Chương đã có thông báo kết luận các cá nhân sai phạm tại xã Thanh Chi. Tuy nhiên, địa phương này tổ chức kiểm điểm xử lý nhưng hầu hết các "quan xã" ở Thanh Chi chỉ bị "khiển trách", gây phẫn nộ trong quần chúng nhân dân.
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, hiện nay UBND tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo cho các Sở, ban ngành liên quan tổ chức kiểm tra quy trình cấp phát tiền chính sách bảo trợ xã hội tại các địa phương trong tỉnh; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh trước pháp luật những cá nhân cố tình làm sai chính sách của Đảng và Nhà nước.
Theo Dantri
Lo nứt cầu, các bô lão cử người chặn xe quá tải "Quá bức xúc nên chúng tôi đã họp nhau để ngày ngày cử người ra chặn xe, bảo vệ cầu" - ông Lê Cao Sơn (hội viên Chi hội người cao tuổi xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) bực bội. Chiếc cầu bắc qua suối dẫn vào thôn Bãi Dài, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội được...