Hà Nội sẽ quyết định cho học sinh nghỉ học tiếp hay không vào chiều 21.2
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cho biết sẽ quyết định cho học sinh trên địa bàn tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2 để phòng chống dịch bệnh Covid-19 hay không vào cuộc họp chiều 21.2
Học sinh Hà Nội sẽ nghỉ học đến hết tháng 2 ngừa dịch Covid-19? – Ảnh TUỆ NGUYỄN
Chiều nay, 19.2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Sỹ Trường, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm để có thông tin chính thức về việc cho học sinh đi học lại hay nghỉ hết tháng 2.
Đồng thời, ông Trường đề nghị nếu có đi học phải đảm bảo an toàn cho học sinh, bố trí đủ khẩu trang, nước rửa tay cho học sinh bởi hiện nay mặt hàng này đang rất khan hiếm.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, việc tiếp tục sẽ cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2 thay vì chỉ nghỉ đến 23.2 sẽ được quyết định vào cuộc họp chiều thứ sáu (ngày 21.2) tới.
Tuy nhiên, người đứng đầu UBND thành phố yêu cầu tất cả các biện pháp đã chỉ đạo trong vấn đề liên quan đến khử trùng, tiêu độc các cơ sở y tế, giáo dục phải thực hiện nghiêm túc nhưng trên tinh thần: “Chỉ khi nào người dân, bố mẹ các học sinh yên tâm hoàn toàn và chúng ta cảm thấy yên tâm hoàn toàn, đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân, cũng như sức khỏe của các cháu thì chúng ta mới tiếp tục cho đến trường”.
Như vậy, đến thời điểm này, hơn 2 triệu học sinh, học viên các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên – chuyên nghiệp, trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, kỹ năng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố chưa biết có tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2 như các tỉnh khác hay không
Trước đó, sau cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch vào cuối giờ chiều 14.2, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản quyết định cho toàn bộ học sinh trên địa bàn tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 23.2.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tối cùng ngày, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ ký văn bản hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị xem xét cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết tháng 2 trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Đến ngày 15.2, tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã thông báo cho học sinh tiếp tục nghỉ học, trong đó có tới 56 địa phương cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2. Hàng chục địa phương trước đó thông báo học sinh đi học trở lại vào đầu tuần này cũng đã thay đổi quyết định để học sinh được tiếp tục nghỉ phòng ngừa dịch Covid-19.
Hà Nội là một trong số ít các địa phương còn lại mới tạm “quyết” cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 23.2.
Việc nghỉ học kéo dài khiến Bộ GD-ĐT đang tính toán để có văn bản hướng dẫn về việc điều chỉnh một số mốc thời gian trong khung kế hoạch thời gian năm học đã ban hành trước đó.
Cụ thể, thời điểm kết thúc năm học, thời gian thi THPT quốc gia, tuyển sinh vào lớp 10, xét tốt nghiệp tiểu học và THCS…, theo đại diện Bộ GD-ĐT sẽ phải lùi lại để đảm bảo học sinh có đủ thời gian học tập và tiếp thu kiến thức theo quy định của chương trình hiện hành.
Theo Thanh niên
Nỗi lo của phụ huynh khi con đi học mùa dịch
Nhiều bạn đọc lo ngại học sinh nhỏ tuổi khi đến trường không thể tự mình thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19.
Trong tuần qua, những thông tin về việc các trường thực hiện công tác khử trùng, tiêu độc, vệ sinh ngừa dịch COVID-19 được rất nhiều bạn đọc quan tâm.
Theo đó, một số trường đã thực hiện việc tổng vệ sinh toàn trường, khử trùng tất cả phòng học, khu vực bằng chloramin B. Bên cạnh đó, các trường còn trang bị sẵn khẩu trang, máy đo thân nhiệt, nước rửa tay để chuẩn bị đón các em đi học trở lại.
Ngoài ra, các trường còn trang bị bảng thông tin về tuyên truyền phòng, chống bệnh. Trường cũng tập huấn cho giáo viên về kiến thức, kỹ năng phòng, chống bệnh, yêu cầu giáo viên nắm bắt kỹ tình hình học sinh. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn lo lắng về mức độ an toàn của con cái khi đi học trong mùa dịch COVID-19.
Lo nhất là xe đưa rước học sinh có an toàn
Bạn đọc Ngô Thanh Quỳnh bình luận: "Đối với các em sinh viên và học sinh cấp 3 đã lớn thì có thể tự áp dụng các cách phòng ngừa dịch bệnh. Thế nhưng, với học sinh nhỏ hơn thì các em chưa thể tự bảo vệ mình để tránh dịch bệnh. Vì thế, đối với các em học bán trú thì các bữa ăn ở trường cũng như khu vực ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, khử trùng hằng ngày".
"Đang trong mùa dịch COVID-19 nên việc ngăn ngừa lây nhiễm phải được đặt lên hàng đầu. Nhất là trong trường học, việc tiếp xúc giữa các em học sinh với nhau và học sinh với giáo viên là không thể tránh khỏi. Số lượng giáo viên, bảo mẫu ở các trường có hạn nên cũng không thể quản hết được các em học sinh. Phòng y tế ở các trường học, theo tôi biết thường chỉ có một y tá. Các trường nên trang bị thêm máy đo thân nhiệt, hướng dẫn các thầy cô cách đo thân nhiệt cho các em học sinh" là ý kiến của bạn Minh Trang Phạm.
Cũng theo bạn đọc Nguyễn Hùng: "Đối với các em học sinh bậc mẫu giáo, cấp 1 thì ý thức tự bảo vệ mình trước dịch bệnh rất kém. Ở nhà thì được ba mẹ quản lý, chỉ dạy phải rửa tay, đeo khẩu trang khi ra đường... nhưng đi học rồi thì không biết sao. Bé nhà tôi đi học bằng xe đưa rước 30 chỗ ngồi, xe thì trường hợp tác với các đơn vị vận tải bên ngoài. Không ai đảm bảo rằng xe đưa rước học sinh được khử trùng, vệ sinh hằng ngày. Tôi lo nhất về chuyện xe đưa rước học sinh này".
Thầy cô Trường Trần Đại Nghĩa, TP.HCM tổng vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh vào học. Ảnh: MINH TÂM
Nên có phương án hợp lý cho việc học bù
Bạn đọc Nguyễn Quang bình luận: "Theo thông tin báo chí thì đến ngày 17-2, vẫn còn một số tỉnh, thành tiếp tục cho học sinh nghỉ học vì tình hình dịch COVID-19. Việc nghỉ học quá lâu sẽ làm các em ít nhiều quên kiến thức, có tâm lý chán vì ở nhà mà không được ba mẹ cho đi đâu... Theo tôi, việc các trường cho các em học trực tuyến hoặc gửi bài tập về nhà làm là cần thiết. Giúp các em nắm vững kiến thức, không gặp khó khăn khi bắt đầu vào học lại".
"Chúng ta đang sống ở thời công nghệ 4.0, đây là cơ hội để các em học sinh cấp 2, 3 tiếp cận công nghệ. Hầu hết gia đình nào cũng có máy vi tính để bàn, xách tay, điện thoại thông minh... nên việc triển khai học trực tuyến không khó khăn lắm. Ngành giáo dục làm được chuyện này thì quá tốt, các em được học hành như thường, phụ huynh không lo việc thiếu hụt kiến thức, nhiễm bệnh khi tiếp xúc nơi đông người". Bạn đọc Trịnh Trọng Khánh nêu ý kiến.
Bạn Minh Hùng góp ý: "Học sinh nghỉ học thời gian qua do dịch COVID-19 là bất khả kháng. Điều tôi lo là việc học bù để bổ sung kiến thức cho các em, nhất là học sinh cuối cấp. Việc học bù không chỉ áp lực cho học sinh mà còn áp lực với các thầy cô, ban giám hiệu nhà trường. Mong ngành giáo dục có phương án tốt nhất, hợp lý để việc dạy bù, học bù không gây áp lực cho học sinh, thầy cô".
Dính vào cờ bạc và cái giá phải trả quá lớn
Trong tuần qua, những thông tin về Lê Quốc Tuấn (còn gọi là Tuấn "khỉ"), người bắn chết năm người ở huyện Củ Chi (TP.HCM), đã bị tiêu diệt đã nhận được nhiều bình luận của bạn đọc.
Rạng sáng 14-2, lực lượng cảnh sát đã tiêu diệt đối tượng truy nã Lê Quốc Tuấn (tự Tuấn "khỉ"), đối tượng dùng súng AK bắn chết năm người ở huyện Củ Chi.
- Vì vướng vào tệ nạn cờ bạc, để rồi nhận được kết cuộc rất đau lòng, nhiều người đã chết. Có người chết rất oan mạng, vì không liên quan gì tới Tuấn "khỉ". Mong mỗi người chúng ta hãy tránh xa tệ nạn này để cuộc sống luôn tốt đẹp - Ân Nguyễn
- Qua hiện trường vụ tiêu diệt Tuấn "khỉ" cho thấy người dân hiếu kỳ đi xem rất đông, gây tác động xấu làm ảnh hưởng đến công tác nghiệp vụ của lực lượng công an. Mọi người không nên tụ tập, hiếu kỳ như vậy, đây là hình ảnh không chỉ xấu mà còn nguy hiểm cho chính họ - Kỳ Phong
- Qua báo chí, tôi thấy Bộ Công an, Công an TP.HCM đã rất quyết liệt trong vụ án này hình ảnh các chiến sĩ công an túc trực ngày đêm để lùng bắt Tuấn "khỉ" làm người dân rất ngưỡng mộ. Vụ án của Tuấn "khỉ" là một bài học cho những người có máu đỏ đen. Mong rằng những vụ án như thế này sẽ không còn tái diễn nữa. - Duy Nghĩa
VÕ HÀ
Theo PLO
Nghỉ dạy phòng chống dịch Covid-19, giáo viên 'nhàn xác' mà chẳng... 'nhàn tâm'! Học sinh nghỉ học để phòng dịch bệnh thì dĩ nhiên giáo viên (GV) cũng nghỉ dạy theo. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người tò mò, thắc mắc, rằng không đến trường, GV làm gì trong thời gian nghỉ này? Giáo viên một trường học tại TP.HCM tập huấn phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: Ngọc Tuấn Câu hỏi có vẻ đơn giản...