Hà Nội sẽ lát đá tự nhiên gần 1.000 tuyến phố
Ngày 7.9, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức họp triển khai chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội về công tác sử dụng vật liệu lát hè trên địa bàn TP.
Theo Sở Xây dựng, hiện các tuyến phố của Hà Nội được đầu tư, cải tạo qua nhiều giai đoạn, trong đó vật liệu lát hè phổ biến là gạch block tự chèn, bó ô trồng cây chủ yếu xây bằng gạch không trát. Một số tuyến phố hè đường đã xuống cấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và mỹ quan của thủ đô.
UBND TP.Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2340, trong đó yêu cầu vật liệu lát vỉa hè, bó vỉa trên các tuyến phố của thủ đô sẽ là vật liệu tự nhiên, kết cấu bền vững, bảo đảm sử dụng 50 – 70 năm. Vỉa hè phải bảo đảm quy chuẩn, có thiết kế cho người tàn tật.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết sẽ có 12 doanh nghiệp tham gia sản xuất, cung cấp gạch lát vỉa hè cho 936 tuyến phố thuộc 12 quận đồng bộ theo mẫu quy định. Trước đó, vật liệu đá tự nhiên đã được sử dụng lát vỉa hè tại một số quận như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Giá thành lát đá vỉa hè dưới 500.000 đồng/m2.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
Hà Nội xem xét tái lập thành phố Sơn Tây
Người đứng đầu thành ủy Hà Nội cho hay đã giao các đơn vị liên quan làm thủ tục đề nghị tái thành lập thành phố Sơn Tây, theo Luật tổ chức chính quyền địa phương mới.
Chiều 12/8, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã có buổi tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây sau kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14.
Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay đã giao các đơn vị liên quan làm hồ sơ đề xuất tái lập thành phố Sơn Tây. Ảnh: Võ Hải.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây Phùng Huy Minh kiến nghị cho phép tái thành lập thành phố Sơn Tây bằng đô thị vệ tinh Sơn Tây.
"Đề nghị xin Thành uỷ cho Nghị quyết riêng để chỉ đạo việc này. 5 đô thị vệ tinh (theo Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn) nhưng xin cho Sơn Tây đi trước, thực hiện trước bằng một nghị quyết", ông Phùng Huy Minh nói.
Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay chủ trương tái thành lập thành phố Sơn Tây là "không có vấn đề gì". Trước đó, Thành uỷ cũng đã giao cho UBND thành phố, Sở Nội vụ phối hợp với các Bộ, ban, ngành nghiên cứu, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới.
Về đề nghị có nghị quyết riêng về phát triển đô thị vệ tinh Sơn Tây, người đứng đầu thành ủy cho rằng đây là đề xuất đúng, phải có cơ chế để các đô thị vệ tinh phát triển. Bí thư Thành ủy giao UBND thành phố nghiên cứu cơ chế đặc biệt trình thành ủy để ra nghị quyết về đô thị vệ tinh.
Theo quy hoạch đến năm 2030, thị xã Sơn Tây là đô thị du lịch nghỉ dưỡng. Ảnh:Ngọc Thành.
Trước đó, bằng nghị định 130 của Chính phủ ngày 2/8/2007, thị xã Sơn Tây đã được công nhận là thành phố. 10 tháng sau, ngày 29/5/2008, Quốc hội thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội từ ngày 1/8.
Giữa tháng 11/2008, HĐND thành phố Sơn Tây họp bất thường ra nghị quyết đề nghị chuyển đơn vị này thành thị xã. Đề xuất được HĐND Hà Nội thông qua vào cuối năm.
Thị xã Sơn Tây hiện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 phường: Lê Lợi, Quang Trung, Phú Thịnh, Ngô Quyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Trung Hưng,Viên Sơn, Trung Sơn Trầm; và 6 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông. Sơn Tây có diện tích trên 11.300ha; dân số hơn 230.000 người.
Võ Hải
Theo VNE
Trồng phượng "chi chít" trên đường phố Hà Nội có hợp lý không? Thành phố Hà Nội đang triển khai trồng hàng loạt cây phượng ở dải phân cách nhiều tuyến phố. Dư luận xã hội cũng như một số chuyên gia trong lĩnh vực cây xanh đô thị đã có những ý kiến trái chiều về việc này. Đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc Hà Nội triển khai trồng hàng loạt cây...