Hà Nội sẽ làm 35 dự án đường sắt đô thị
TP Hà Nội đang kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư 35 dự án đường sắt đô thị có tổng mức đầu tư hơn 300 nghìn tỷ đồng.
Hội nghị Hà Nội 2016 – Hợp tác Đầu tư và Phát triển
Thông tin được ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND Hà Nội đưa ra tại Hội nghị “Hà Nội 2016 – Hợp tác Đầu tư và Phát triển”. Đây là hội nghị về doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay của Hà Nội.
Cụ thể, ông Nguyễn Đức Chung cho biết: “Tôi xin nêu danh mục các dự án Hà Nội dự kiến kêu gọi đầu tư để các nhà đầu tư có thể đăng ký triển khai. Thứ nhất là danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Thứ hai là danh mục dự án kêu gọi xã hội hóa”.
Theo đó, có 52 dự án được kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong giai đoạn 2016 – 2020 có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 338 nghìn tỷ đồng.
Chỉ tính trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, TP Hà Nội kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư 35 dự án đường sắt đô thị, các dự án giao thông trọng điểm, dự án cầu qua sông Hồng, sông Đuống với tổng mức đầu tư hơn 331 nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng muốn thực hiện 5 dự án lĩnh vực y tế có tổng mức đầu tư gần 5 nghìn tỷ đồng và 12 dự án nước sạch nông thôn trị giá 1,8 nghìn tỷ đồng.
Trong danh mục các dự án kêu gọi xã hội hóa, ông Chung cho biết thành phố có 43 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 372 nghìn tỷ đồng.
Trong đó có 15 dự án công nghiệp thương mại dịch vụ (15 nghìn tỷ đồng), 5 dự án các bãi đỗ xe (3 nghìn tỷ đồng); 11 dự án về công viên, bệnh viện (36,8 nghìn tỷ đồng); 10 dự án nhà ở (316 nghìn tỷ đồng).
Người đứng đầu UBND TP Hà Nội cho hay: “Hà Nội coi trọng nguồn vốn đầu tư xã hội và xác định doanh nghiệp là động lực của sự phát triển. Trong đó, doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quyết định”.
Ông Nguyễn Đức Chung cam kết sẽ triển khai các biện pháp để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư theo hướng minh bạch, hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện.
Cụ thể, ông Chung hứa sẽ tăng cường đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đóng góp ý kiến về các quy định, chính sách của thành phố.
Về cải cách thủ tục hành chính, ông Chung cho biết ngay từ tháng 6, các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được giải quyết trong 2 ngày làm việc, giảm 1 ngày so với quy định. Đồng thời, cắt giảm 40% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư.
Theo Danviet
Gỡ tình trạng đẩy trách nhiệm lên cấp cao tại các dự án đường sắt đô thị
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp với các nhà tài trợ về các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM. Phó Thủ tướng đề cập cơ chế uỷ quyền để tránh việc đẩy trách nhiệm quyết định lên cấp cao, làm chậm tiến độ dự án.
Các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM đang chậm tiến độ vì đội vốn, thiếu vốn, năng lực chủ đầu tư, ban quản lý hạn chế...
Theo thông báo kết luận, phát triển các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cấp bách, tuy nhiên tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác giải phóng mặt bằng được triển khai rất chậm; năng lực chủ đầu tư, các ban quản lý dự án còn hạn chế. Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời.
Để giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành và địa phương phải thực sự quyết tâm, chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ kịp thời tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phấn đấu hình thành mạng đường sắt đô thị hoàn chỉnh bảo đảm sự gắn kết hợp lý hơn 300 km đường sắt đô thị ở mỗi thành phố.
Phó Thủ tướng yêu cầu các dự án đường sắt đô thị cần tuân thủ nguyên tắc người quyết định đầu tư và chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm cao nhất. Các Bộ, ngành cần nghiên cứu để áp dụng cơ chế ủy quyền ra quyết định trong những trường hợp cần thiết, tránh tình trạng đẩy việc quyết định lên cấp cao hơn. Các Bộ, ngành và địa phương cần nỗ lực, kịp thời xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc về vốn đối ứng.
UBND thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cần tích cực và quyết liệt đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đáp ứng tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị.
Bộ Giao thông vận tải, UBND thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nâng cao năng lực chủ đầu tư, ban quản lý dự án đường sắt đô thị.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm quản lý, vận hành, sửa chữa đối với đường sắt đô thị (bao gồm cả việc đồng bộ về vé tàu) để áp dụng đồng bộ đối với tất cả các dự án đường sắt đô thị nhằm đảm bảo tiện lợi nhất cho hành khách.
UBND thành phố Hà Nội và UBND Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục rà soát lại toàn bộ quy hoạch đường sắt đô thị, xác định những bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh, bảo đảm sự kết nối tốt giữa các tuyến nhằm tạo thuận tiện tối đa cho hành khách. Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì kiểm tra thường xuyên vấn đề này.
Các chủ đầu tư hết sức lưu ý tổ chức thi công và các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công công trình.
P.Thảo
Theo Dantri
"Siết" quản lý chất lượng, tiến độ công trình giao thông trọng điểm Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc tăng cường quản lý chất lượng, tiến độ các công trình, dự án giao thông trọng điểm đang khó khăn, vướng mắc, nhất là các dự án đường sắt đô thị. Đây là những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng - Trưởng...