Hà Nội: Sẽ giữ lại loa phường sau hai lần lấy ý kiến người dân?
Theo Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nôi, dù có chủ trương thay thế loa phường, nhưng các thiết bị công nghệ cũng không phủ sóng hết được. Vì vậy, TP đang nghiên cứu việc mỗi phường giữ lại 5 – 7 loa phường ở vị trí thích hợp.
Chiều nay (30.10), tại buổi giao ban Báo chí Thành ủy Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội đã thông tin với báo chí về kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố 10 tháng đầu năm.
Trước một số câu hỏi của báo giới liên quan đến việc đổi mới cách phổ biến pháp luật đến nhân dân Thủ đô khi thành phố đang có chủ trương xóa bỏ loa phường, bà Hồ Xuân Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, hiện có nhiều biện pháp, phương tiện có thể thay thế vai trò của loa phường.
Theo đó, các biện pháp xưa nay vẫn làm như hội nghị tập huấn, tổ chức cuộc thi, phát tờ rơi, qua loa phát thanh, truyền thanh, bảng tin cơ sở, cụm dân cư…
“Hiện nay, TP đang có chủ trương thay thế loa phường, bởi ở TP, người dân bận rộn với công việc, lo làm ăn, kiếm kế sinh nhai. Nhiều khi phát vào lúc người ta không ở nhà. Khi người ta ở nhà muốn nghỉ ngơi thì lại phát. Nhiều khi tiếng loa phường to quá”, bà Hương nói và cho biết, sẽ có nhiều biện pháp thay thế việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua loa phường.
“Đặc biệt ở khu vực TP có nhiều sản phẩm công nghệ, bây giờ kết nối được mạng, điện thoại đã có 3G, 4G. Người dân có thể tra thông tin qua mạng”, bà Hương khẳng định.
Video đang HOT
Theo kết quả lấy ý kiến người dân về loa phường vừa được thực hiện trên cổng thông tin điện tử của UBND TP.Hà Nội (hanoi.gov.vn) từ ngày 10 đến 25.10 có tới hơn 70% người tham gia góp ý kiến không ủng hộ bỏ loa phường trên địa bàn các quận nội thành.
Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, hiện nay, Sở đang lên kế hoạch, chuẩn bị triển khai việc chuyển tủ sách pháp luật sang dạng điện tử để người dân dễ tra cứu, tìm hiểu về pháp luật. Đáp ứng nhu cầu tra cứu của người dân.
Về vấn đề này, ông Trần Xuân Hà – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, TP đang lấy ý kiến để thay thế loa phường.
“Loa phường có từ thời chiến tranh, phục vụ hoạt động sẵn sàng chiến đấu, trú ẩn, nhiều công việc cần thiết trong từng giai đoạn lịch sử. Đến giờ, loa phường không còn phù hợp nữa cả về yếu tố thời điểm và vị trí”, ông Hà nói.
Tuy nhiên, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nôi cũng cho biết, dù có chủ trương thay thế loa phường, nhưng các thiết bị công nghệ cũng không phủ sóng hết được. Vì vậy, TP đang nghiên cứu việc mỗi phường giữ lại 5 – 7 loa phường ở vị trí thích hợp.
“Không phải ai cũng dùng được thiết bị thông minh. TP sẽ nghiên cứu để làm hài hòa, hợp lý”, ông Hà nhấn mạnh.
Theo kết quả lấy ý kiến người dân về loa phường vừa được thực hiện trên cổng thông tin điện tử của UBND TP.Hà Nội (hanoi.gov.vn) từ ngày 10 đến 25.10 có tới hơn 70% người tham gia góp ý kiến không ủng hộ bỏ loa phường trên địa bàn các quận nội thành.
Cụ thể trong hơn hai tuần lấy ý kiến (từ ngày 10 đến 25-10) đã có 790 người dân tham gia câu hỏi khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông TP.Hà Nội. Trong đó, có 70,13% số người lựa chọn phương án “cần quyết liệt sắp xếp mạnh mẽ hơn, tiến tới bỏ loa phường trong quận”. Chỉ có 4,3% số người chọn phương án “không nên giảm số lượng loa phường và cụm loa tại các phường thuộc quận”.
25,57% số người cho rằng qua một năm sắp xếp đã giảm số lượng loa phường tại địa bàn các quận còn 5-10 cụm loa/phường là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên cũng có hơn 70% số người cho rằng lượng loa phường như vậy là quá nhiều.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn người dân hiện nay tiếp cận thông tin qua máy tính nối mạng Internet và thiết bị di động cầm tay.
Cụ thể có 783 người tham gia lấy ý kiến về câu hỏi tiếp cận thông tin qua phương tiện nào thì có 10,85% chọn báo in; 27,34% chọn vô tuyến truyền hình; 5,20% chọn đài cassette; 24,02% chọn máy tính nối mạng Internet và 32,59% chọn thiết bị di động cầm tay như điện thoại, máy tính bảng.
Trước đó, vào cuối tháng 2.2017, theo khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, trong hơn 3.000 ý kiến nhận được, trong đó có tới 90% ý kiến cho là hệ thống loa phường không cần thiết.
Theo Danviet
Thủ tục nhanh, sức ép lớn
Sau 3 năm thi hành Luật Hộ tịch, TP Hà Nội đã đưa công tác đăng ký quản lý hộ tịch vào nền nếp, với giấy tờ phải thực hiện ngày càng giảm đi, thủ tục triển khai nhanh gọn hơn.
Mặc dù sức ép công việc là rất lớn nhưng đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch đều cố gắng, nỗ lực, vượt qua bỡ ngỡ ban đầu để hoàn thành công việc, không để xảy ra khiếu kiện.
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thanh Cao cho biết, điểm nổi bật trong quá trình triển khai Luật Hộ tịch trên địa bàn Hà Nội là thành phố đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch. Đến nay, 100% đơn vị cấp xã trên địa bàn Hà Nội đã triển khai áp dụng phần mềm đăng ký khai sinh. Việc này không những bảo đảm thi hành một cách đồng bộ Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân mà còn giúp các cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, đăng ký khai sinh có thể theo dõi được toàn bộ quá trình thực thi của các đơn vị trực tiếp thực hiện; tra cứu chéo, không để xảy ra trường hợp một công dân được đăng ký khai sinh tại nhiều nơi.
Ở chiều ngược lại, việc khai thác, sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch đã giảm thời gian chờ đợi của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch. Nếu như trước, phải tìm sổ gốc hộ tịch hàng trăm trang mới thấy một sự kiện hộ tịch, thì nay chỉ cần nhập dữ liệu, phần mềm tự động cập nhật để tìm thông tin của nhân thân. Tình trạng "sinh không khai, tử không báo" được giảm thiểu. Đa số người dân đã tự giác đi đăng ký các sự kiện hộ tịch theo đúng thời gian quy định.
Bên cạnh những ưu điểm, quá trình thực hiện Luật Hộ tịch cũng phát sinh một số vấn đề. Chủ tịch UBND phường Thạch Bàn (quận Long Biên) Nguyễn Văn Thắng cho hay, số lượng hồ sơ hành chính lĩnh vực tư pháp - hộ tịch cấp xã, phường thường chiếm hơn 80% hồ sơ hành chính. Trong khi, cán bộ tư pháp, hộ tịch thường phải đảm nhiệm khối công việc lớn. Nhiều tình tiết phức tạp mà Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa dự liệu và chưa điều chỉnh.
Trên cơ sở những vướng mắc qua 3 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất. Trong đó có đề xuất sửa Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hộ tịch trong thời gian tới. Ngoài ra, nhiều nội dung mâu thuẫn cũng cần chỉnh sửa. Điển hình là Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/ 2015/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, người mẹ bỏ đi nhưng trong Giấy khai sinh của trẻ vẫn có thông tin của người mẹ (trẻ có Giấy chứng sinh). Song khi làm thủ tục liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký hộ khẩu thường trú thì trẻ em không thể nhập được hộ khẩu vì Công văn số 621/C64-P2 ngày 10-5-2012 của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội yêu cầu khi giải quyết đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh mà cả bố và mẹ có hộ khẩu ở hai nơi khác phải xuất trình sổ hộ khẩu của cả bố, mẹ. Tuy nhiên, không thể xuất trình hộ khẩu của người mẹ do người mẹ đã bỏ đi. Ví dụ khác, Luật Hộ tịch không quy định rõ quy trình giải quyết nhu cầu cải chính, vừa có nhu cầu bổ sung hộ tịch tại UBND cấp huyện khiến có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc ghi nhận các phản ánh vướng mắc nêu trên và cam kết sẽ hoàn thiện cơ chế phối hợp, nâng cao trách nhiệm của từng ngành trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến hộ tịch. "Trước mắt, chúng tôi sẽ tổng hợp chung lại sau khi các địa phương khác tiến hành sơ kết 3 năm thi hành Luật Hộ tịch để tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội hoàn thiện về thể chế, làm sao hiểu đúng, áp dụng đúng các quy định của luật" - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nói.
Hà Phong
Theo hanoimoi
Hà Nội có nên mở rộng dùng thiết bị thông minh thay thế loa phường? Sau 1 năm thực hiện Đề án 5133, xét thấy cần ban hành phương án chính thức đối với hệ thống đài truyền thanh. Do đó, UBND TP.Hà Nội đã giao Sở TTTT đánh giá, xây dựng "Phương án sắp xếp đài truyền thanh phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP.Hà Nội". Tối 10.10, Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) Hà...