Hà Nội: Sẽ giảm hàng nghìn biên chế trong năm 2020?
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu vừa ký tờ trình về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp TP Hà Nội năm 2020. Theo đó, Hà Nội sẽ giảm hàng nghìn biên chế công chức, viên chức trong năm 2020.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
4 quận phải giảm 3% biên chế công chức
Theo tờ trình, Hà Nội sẽ thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10%.
Về biên chế công chức năm 2020 sẽ thực hiện giảm 2%, đúng theo số biên chế Bộ Nội vụ giao.
Theo UBND TP Hà Nội, sẽ phân bổ cho các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, đề án vị trí việc làm và khối lượng công việc được giao, dựa trên nguyên tắc:
Cơ bản giảm đều tỷ lệ 2% đối với tất cả các cơ quan, riêng 4 quận trung tâm cũ là Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa thực hiện tỷ lệ giảm cao hơn là 3% do là các quận đã ổn định, biên chế lớn.
Giữ nguyên biên chế đối với các đơn vị có số giao thấp, số có mặt đủ cơ cấu theo vị trí việc làm, không thể giao thấp hơn; các quận có tốc độ đô thị hóa cao.
Rà soát, xác định biên chế theo nhóm đơn vị khối quận huyện trên cơ sở quy mô, tính chất công việc, số đơn vị hành chính.
Giảm 1.000 biên chế viên chức
Cùng với giảm biên chế công chức, Hà Nội cũng sẽ thực hiện giảm 1.000 biên chế viên chức.
Video đang HOT
Đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế: Trước mắt giữ nguyên biên chế được giao năm 2019. Số đề nghị tăng 3.048 biên chế giáo dục, y tế theo định mức theo Thông báo số 9028-CV/VPTW ngày 11/3/2019 về Kết luận của Bộ Chính trị bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế để đảm bảo “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, “có bệnh nhân thì phải có nhân viên y tế”; hiện đã được Bộ Nội vụ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, sẽ giao bổ sung khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài giáo dục, y tế, thực hiện giảm 2% biên chế viên chức giao năm 2015 theo chủ trương tinh giản biên chế.
Hà Nội cũng sẽ tập trung chuyển các đơn vị sự nghiệp sang tự chủ để giảm biên chế hưởng lương ngân sách (theo Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 19/02/2018 của UBND TP về nâng mức tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2021).
Đáng lưu ý, đối với 2.692 biên chế viên chức Bộ Nội vụ cho phép chưa giảm năm nay, giảm bù cho năm sau (theo quy định mỗi năm phải giảm 3.692 biên chế viên chức), để TP cân đối biên chế thực hiện Công văn số 5378/2019 của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng BHXH từ 2015 trở về trước.
Tạm thời đưa vào quỹ dự phòng biên chế và sẽ báo cáo Thường trực HĐND TP cho phép phân bổ trong năm cho các đơn vị trên cơ sở định mức và kết quả thực tế tuyển dụng đối với các giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách còn tiếp tục phải giải quyết.
Đối với chỉ tiêu định mức trong cơ quan hành chính, UBND TP Hà Nội cho biết: Giảm toàn bộ 242 chỉ tiêu định mức đang giao tại Thanh tra Sở Xây dựng và 30 Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND cấp huyện theo đúng Nghị quyết số 05/NQ-HĐND của HĐND TP (yêu cầu chấm dứt trong năm 2019).
Đối với chỉ tiêu định mức trong đơn vị sự nghiệp, cơ bản giữ ổn định, riêng định mức cô nuôi thay đổi theo nhu cầu số trẻ hàng năm.
Với lao động hợp đồng 68, trước mắt giữ nguyên chỉ tiêu trong cơ quan hành chính, còn trong đơn vị sự nghiệp sẽ giảm 405 chỉ tiêu phải giảm hàng năm theo thẩm định của Bộ Nội vụ.
Kế hoạch sử dụng biên chế năm 2020
Trong năm 2020, UBND TP báo cáo HĐND TP xem xét về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của TP như sau:
Biên chế hành chính: 9.479 biên chế, trong đó công chức: 8.042 biên chế (giảm 185 biên chế so với năm 2019); lao động hợp đồng 68 sẽ là 1.437 chỉ tiêu (giữ nguyên so với năm 2019); lao động định mức: 0 chỉ tiêu (giảm 242 chỉ tiêu so với năm 2019).
Đối với biên chế sự nghiệp sẽ có 142.564 biên chế.
Trong đó, biên chế viên chức là 122.765 biên chế (dự phòng: 2.793 biên chế), giảm 1.000 biên chế so với năm 2019, gồm:
Giảm 3.721 biên chế hưởng lương ngân sách do chuyển 19 đơn vị sự nghiệp chuyển sang tự chủ chi thường xuyên.
Giảm 51 biên chế tại đơn vị sự nghiệp khác (theo tỷ lệ giảm 2%).
Tăng 2.692 biên chế để bố trí cho giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách theo Công văn số 5378/2019 của Bộ Nội vụ và một phần dự phòng phát sinh năm 2020, tạm thời đưa vào Quỹ dự phòng biên chế và sẽ phân bổ cho các trường trên cơ sở định mức và kết quả thực tế tuyển dụng đối với các giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách còn tiếp tục phải giải quyết.
Tăng 80 biên chế viên chức bổ sung vào dự phòng phát sinh trong năm.
Đối với lao động hợp đồng 68: có 10.869 chỉ tiêu, giảm 405 chỉ tiêu so với năm 2019.
Với lao động hợp đồng theo định mức: 8.930 chỉ tiêu, không thay đổi so với năm 2019.
Hải Hà
Theo Thanhtra
Công nhận huyện NTM Quốc Oai: Hiệu quả sau những bước đi bài bản
Sau gần 10 năm nỗ lực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Quốc Oai (Hà Nội) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM năm 2018. Phát huy kết quả này, huyện tiếp tục tập trung duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu mỗi năm có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Làm khoa học, gỡ khó nhanh
Tại hội nghị công bố quyết định huyện Quốc Oai đạt chuẩn NTM và tổng kết phong trào thi đua "Người tốt việc tốt" năm 2019, ông Đỗ Huy Chiến - Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho biết, cách đây gần 10 năm, khi bắt tay vào xây dựng NTM, huyện có xuất phát điểm thấp. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 13,7 triệu đồng/năm; tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia chỉ 21,9%; tỷ lệ hộ nghèo ở mức 12,94%; tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch đạt 10%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 35%.
Mô hình nuôi gà thả vườn của gia đình anh Nguyễn Văn Hải, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai đang cho thu nhập khá. Ảnh: K.N.H.N
Theo kết quả rà soát, đánh giá 20 xã khi bắt đầu xây dựng NTM, toàn huyện Quốc Oai chỉ có 4 xã đạt 9 tiêu chí, 9 xã đạt 6 tiêu chí và 7 xã đạt 5 tiêu chí, trong đó nhiều tiêu chí khó thực hiện như thu nhập, hộ nghèo... đạt rất thấp. Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Quốc Oai tập trung dồn đổi gần 4.350ha đất sản xuất nông nghiệp, gắn với cải tạo hệ thống kênh mương, thủy lợi, quy hoạch lại 24 vùng sản xuất chuyên canh tập trung.
Đồng thời, huyện khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi hơn 2.700ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, theo hướng các xã ven sông Đáy tập trung phát triển vùng cây ăn quả, rau an toàn; các xã vùng bán sơn địa phát triển cây ăn quả và chăn nuôi.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, có cách làm khoa học, bài bản, những khó khăn đã dần được tháo gỡ. Đến nay, huyện Quốc Oai đã đạt được những kết quả toàn diện, toàn bộ 20/20 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM từ năm 2017.
Một số chỉ tiêu huyện đạt kết quả cao như: 73,9% số trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; 99/101 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa đạt 98%. Đến hết năm 2018, 100% số làng đạt danh hiệu làng văn hóa; 100% tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; 92% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 82% số hộ dân được sử dụng nước sạch...
Toàn huyện đã nâng cấp, cải tạo được hơn 799km đường giao thông nông thôn; đầu tư xây dựng mới 21 hệ thống chiếu sáng công cộng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Đến nay, thu nhập bình quân của huyện đạt 44 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,46%.
Với những kết quả đó, ngày 13/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định công nhận huyện Quốc Oai đạt chuẩn NTM năm 2018.
Tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực
Sau khi hoàn thành xây dựng NTM, huyện Quốc Oai tiếp tục duy trì thực hiện các tiêu chí, hướng tới mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao, kiểu mẫu; thực hiện có hiệu quả chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) nhằm nâng cao đời sống nhân dân...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội - ông Nguyễn Văn Sửu đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quốc Oai trong việc triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng NTM và Chương trình số 02 của Thành ủy trong thời gian qua, với nhiều giải pháp mang tính đột phá, nhiều mô hình mới và cách làm hay, đạt được kết quả đáng khích lệ.
Khẳng định những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng NTM của huyện Quốc Oai sẽ là nền tảng vững chắc để huyện tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực, tập trung phát triển kinh tế, xã hội, Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Văn Sửu đề nghị thời gian tới huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động. Thực hiện tốt nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch để người dân thực sự là chủ thể thực hiện Chương trình xây dựng NTM.
Cùng với việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM theo hướng nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện cần đẩy mạnh phát triển sản xuất, gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả.
Theo Danviet
Hàng nghìn giáo viên không được xét đặc cách: Sở Nội vụ Hà Nội lên tiếng Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định có xét tuyển đặc cách đối với giáo viên hợp đồng, tuy nhiên qua rà soát không giáo viên nào đáp ứng đủ điều kiện xét đặc cách trên địa bàn. Hàng nghìn giáo viên lâu năm ở Hà Nội lo lắng trước nguy cơ mất việc Ngày 20/9, sở Nội vụ Hà Nội...