Hà Nội sẽ dừng triển khai 3 vùng, phong tỏa hẹp nhất để nới lỏng giãn cách
Phó Chủ tịch Hà Nội cho biết, Thường trực Thành ủy chỉ đạo điều chỉnh các biện pháp theo hướng sẽ không triển khai 3 vùng như hiện nay, không phong tỏa lớn, chỉ thực hiện quy mô hẹp nhất để kiểm soát tốt dịch bệnh.
Trong cuộc họp Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều 16/9, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị 19 quận, huyện, thị xã được phép mở lại một số cơ sở kinh doanh phải kiểm tra việc thực hiện quy định phòng, chống dịch. Đồng thời, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine Covid-19, triển khai trạm y tế lưu động; tiếp tục xét nghiệm sàng lọc với người có biểu hiện ho, sốt, khó thở ngoài cộng đồng.
Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Liêm, Sở đã chỉ đạo lực lượng Công an và Đoàn thanh niên tuyên truyền, hướng dẫn các hộ kinh doanh trên địa bàn mình tạo mã QR tại điểm kinh doanh, khi khách đến mua hàng phải yêu cầu quét mã QR để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo hệ thống truyền thanh cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chủ động khai báo khi có các biểu hiện như ho sốt, khó thở, trên cơ sở đó, Sở TT&TT sẽ tổng hợp gửi ngành Y tế cũng như các quận, huyện để tiến hành tầm soát, bóc tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng.
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, theo chỉ đạo mới nhất của Chủ tịch UBND TP, Hoàn Kiếm không nằm trong danh mục các quận, huyện được nới lỏng do có ca mắc mới ngoài cộng đồng trong ngày 6/9. Hiện nay, quận đang chuẩn bị kỹ các công tác để có thể cho phép 1 số hoạt động kinh doanh trở lại và mong muốn Thành phố sớm chỉ đạo thời gian áp dụng việc nới lỏng ở quận Hoàn Kiếm.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền kết luận buổi giao ban chiều 16/9 (Ảnh: HNP)
Kết luận phiên giao ban, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong chiều nay (16/9), Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố đã báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy về kết quả phòng, chống dịch Covid-19 đến ngày 15/9, trong đó trọng tâm là 2 mũi “chủ công” xét nghiệm, tiêm phủ vaccine mũi 1 cho người trên 18 tuổi.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, đến nay Thành phố đã xét nghiệm được 85% số người theo kế hoạch, việc tiêm vaccine đạt hơn 93%. Hơn 6% còn lại là những người nằm trong nhóm chống chỉ định, người già có bệnh nền sức khỏe yếu, không đủ điều kiện tiêm chủng.
Ông Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn rà duyệt lại toàn bộ các đối tượng đã tiêm mũi 1, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tiêm phủ mũi 2, gửi Sở Y tế tổng hợp để tham mưu Thành phố làm việc với Bộ Y tế để kịp thời được phân bổ vaccine. Hà Nội phấn đấu từ nay đến cuối năm sẽ hoàn thành, đảm bảo đúng thời gian theo quy định với từng loại vaccine.
Phó Chủ tịch Hà Nội cho hay, thực tế biểu đồ dịch bệnh của Thủ đô những ngày qua đang có số ca nhiễm mới giảm mạnh. Thành phố đang tiến tới khống chế hiệu quả, trên cơ sở đó, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy đã họp bàn về những giải pháp để tiếp tục khống chế tốt dịch bệnh. Đồng thời, nới lỏng từng bước trong giai đoạn hiện nay và sau ngày 21/9… để triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ trên địa bàn Thành phố.
“Thường trực Thành ủy có chỉ đạo điều chỉnh các biện pháp theo hướng sẽ không triển khai 3 vùng như hiện nay. Việc phong tỏa phải bám sát chỉ đạo của Thủ tướng, hướng dẫn của Bộ Y tế. TP sẽ không phong tỏa quy mô lớn, chỉ thực hiện quy mô hẹp nhất ở các điểm phong tỏa để kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng vẫn tạo điều kiện tối đa đảm bảo hoạt động phục hồi kinh doanh, đời sống nhân dân”, ông Quyền nhấn mạnh.
Đợt dịch thứ 4 tính từ ngày 27/4 đến tối 16/9, Hà Nội ghi nhận tổng 3.872 ca Covid-19, trong đó 1.596 ca ngoài cộng đồng và 2.276 người đã được cách ly. 2.520 bệnh nhân đã được điều trị khỏi, hiện còn 973 người.
Tính đến 16h ngày 16/9, toàn thành phố đã lấy được 4.197.528 mẫu (2.930.379 mẫu PCR và 1.267.149 test nhanh), phát hiện 23 ca mắc (Thường Tín: 3, Hoàng Mai: 6, Thanh Trì: 4, Đống Đa: 2, Thanh Xuân: 3, Hai Bà Trưng: 2, Đông Anh: 2, Ứng Hòa: 1), các đơn vị vẫn đang tiếp tục khẩn trương thực hiện lấy mẫu và làm xét nghiệm.
Về công tác tiêm chủng, Thành phố đã triển khai thực hiện 17 đợt tiêm chủng vaccine Covid-19, đã tiêm được 5.253.449 mũi tiêm (gồm 4.835.178 mũi 1 và 418.271 mũi 2), sử dụng 4.812.546/ 5.459.476 liều vaccine được cấp, đạt tiến độ 88,2% trên tổng số vaccine được cấp.
Clip: Hà Nội trong ngày đầu được bán đồ ăn mang về, người dân bắt đầu xếp hàng chờ mua (Thực hiện: Việt Hùng)
Nhiều chủ hàng quán Hà Nội bán mang về: Giữ nguyên giá như trước giãn cách
Tôi giữ nguyên giá bán như trước khi giãn cách vì thực tế nhiều người không đi làm được cũng giảm thu nhập, chủ quán vịt trên phố Ngọc Khánh (Hà Nội) chia sẻ. Quyết định này cũng giống hầu hết các quán đang mở bán mang về.
Hàng quán tại các quận huyện không có ca nhiễm trong cộng đồng được mở bán mang về từ 12 giờ ngày 16.9. Ảnh DƯƠNG LAN
"Giá bán nhà tôi không thay đổi"
Từ 12 giờ ngày 16.9, các cửa hàng bán đồ ăn tại một số quận, huyện của Hà Nội được phép bán hàng mang về. Theo ghi nhận của Thanh Niên, một số quán ăn trên phố Duy Tân, Cốm Vòng (Q.Cầu Giấy); phố Ngọc Khánh, Kim Mã (Q.Ba Đình)... mở bán mang về.
Chị Lê Thị Tiến (31 tuổi, chủ quán bún trên đường Cốm Vòng) cho biết từ 9 giờ sáng nay, chị và nhân viên đã chuẩn bị nguyên liệu để đúng 12 giờ mở bán trở lại. Vì không có thời gian chuẩn bị nhiều nên quán của chị chưa có đầy đủ các món trên menu, chỉ bán những món có nguyên liệu sẵn như bún riêu, bún bề bề...
Người dân các quận "vùng xanh" được mua đồ ăn mang về từ 12 giờ ngày 16.9 . Ảnh DƯƠNG LAN
"Một số nhân viên không về quê được vì giãn cách, nhà tôi tạo điều kiện sinh hoạt nên có tin mở bán lại là bắt tay vào làm luôn. Hôm nay, tôi làm 30kg bún, vừa mới mở từ 12 giờ trưa khách quen họ cũng đến mua. Được mở lại dù chỉ bán mang về cũng cảm thấy rất phấn khởi, vui mừng. Mong cứ dần dần được mở lại trực tiếp, buôn bán cũng dễ dàng hơn", chị Tiến nói.
Chị Tiến tất bật làm hàng bán cho khách ngay ngày đầu mở bán trở lại . Ảnh DƯƠNG LAN
Các quán đều trang bị nước sát khuẩn cho khách hàng . Ảnh DƯƠNG LAN
Chị Tiến cho biết vừa mừng, vừa lo. Mừng vì sau gần 2 tháng đóng cửa, chị được bán lại sẽ có thu nhập bù tiền nhà, tiền điện nước, sinh hoạt... Lo vì dịch chưa hết hẳn nên phải đảm bảo an toàn, thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch.
"Buôn bán bình thường làm liên tục nhưng giãn cách chỉ ở nhà, nghe ngóng tình hình dịch bệnh. Mở bán lại nhà tôi cũng chuẩn bị tấm chắn, nước sát khuẩn, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với khách để yên tâm bán hàng. Giá bán nhà tôi không thay đổi, vẫn giống như trước kia 35.000 đồng/bát bún", chị chia sẻ.
Người dân tỏ ra phấn khởi khi được mua mang về . Ảnh DƯƠNG LAN
Bà Nguyễn Thị Lan (48 tuổi, chủ quán vịt trên phố Ngọc Khánh) cho hay từ 8 giờ sáng nay, nhà bà đã chuẩn bị vịt quay và vịt luộc để kịp có hàng bán cho khách. Ngay khi có thông báo mở bán trở lại, khách quen của bà đã gọi điện đặt mua sau thời gian dài không được thưởng thức món vịt.
"Khi nghe tin được mở bán trở lại tôi rất mừng và phấn khởi dù chỉ bán mang về. Sáng tôi cùng mọi người trong nhà chuẩn bị gia vị, làm vịt để kịp giao cho khách quen. Mới mở bán cũng có khoảng chục con vịt được khách đặt nhưng tôi chưa dám nhập nhiều nguyên liệu. Tôi vừa bán vừa nghe ngóng tình hình xem dân đi lại thế nào để quyết định nhập hàng nhiều hơn, bán liên tục. Tôi vẫn giữ nguyên giá bán như trước khi giãn cách vì thực tế nhiều người không đi làm được cũng giảm thu nhập, nếu giờ tăng giá sợ khách không đến mua", bà Lan chia sẻ.
Bà Tiến dán biển thông báo bán mang về để khách hàng biết đến . Ảnh DƯƠNG LAN
Một chủ quán bún nhanh tay làm hàng để khách không đợi quá lâu . Ảnh DƯƠNG LAN
Nhà chị Hà Thị Tư (chủ quán bún chả trên phố Duy Tân) nghỉ hẳn từ đợt giãn cách nên không có thu nhập. Nay được mở bán lại, chị mong có thêm tiền trang trải cuộc sống. Dù gặp khó khăn về kinh tế nhưng quán bún nhà chị vẫn giữ nguyên giá 50.000 đồng/bát.
Ngày 16.9: Cả nước 10.489 ca Covid-19, 10.901 ca khỏi | TP.HCM 5.735 ca
"Dù khách chưa nhiều nhưng có việc làm"
Tấm biển thông báo "chỉ bán mang về" có sẵn từ trước đó được bà Lan treo lên trước cửa để khách hàng được biết. Bà mong người dân sẽ nghiêm túc đeo khẩu trang, thực hiện các biện pháp để dịch được kiểm soát, hàng quán mở lại buôn bán bình thường.
Người dân chờ đến lượt mua tại một quán bún trên phố Duy Tân (Q.Cầu Giấy) . Ảnh DƯƠNG LAN
"Tôi làm quán ăn, hoạt động quen tay nên từ đợt giãn cách ở nhà buồn lắm. Mở bán lại dù chưa được nhiều nhưng cũng có việc để làm, khách quen được ăn món mình bán. Ngày đầu mở lại nhà tôi làm 20 con vịt, hy vọng bán được hết trong ngày hôm nay", bà Lan tâm tình.
Chị Hà Thị Tư chia sẻ từ sớm chị đã liên hệ nhà cung cấp nguyên liệu để kịp mở bán từ 12 giờ trưa. "Nhân viên chưa đi làm đầy đủ lại nên ai ở quán cũng tất bật làm hàng bán cho khách. Tôi nhập 60 - 70kg thịt trong ngày đầu bán lại mong bán hết. Hy vọng thời gian tới cứ theo đà được trở lại cuộc sống bình thường", chị cho hay.
Một chủ quán trên phố Kim Mã (Q.Ba Đình) dọn dẹp để ngày mai mở bán . Ảnh DƯƠNG LAN
Chị Nguyễn Minh Hà (27 tuổi, ở Q.Cầu Giấy) tỏ ra vui mừng khi hàng quán mở bán trở lại. Chị cho biết hàng quán mở lại giúp chị tiết kiệm thời gian buổi trưa và được lựa chọn nhiều món mình muốn ăn.
"Trưa nay sau khi làm xong tôi đến quán gần chỗ làm mua bún chả vì gần 2 tháng chưa được ăn. Thấy mọi người cũng xếp hàng nhưng không quá dài và chỉ đợi một lúc là có bún mang về. Khi hàng quán chưa mở, tôi thường dậy sớm chuẩn bị cả bữa sáng, bữa trưa để mang đi nhưng giờ sẽ rất tiện, tiết kiệm thời gian khi mua mang đi", chị chia sẻ.
Anh Phạm Ngọc Anh Khoa (32 tuổi, ở Q.Cầu Giấy) nói: "Sau một thời gian dài không được đi ra ngoài nên tôi rất mừng khi quán mở bán lại, liền đi mua bún cho cả nhà ăn trưa. Khách không quá đông nên không mất quá nhiều thời gian chờ đợi".
Hiện vẫn còn nhiều quán vẫn đang chuẩn bị, để mở bán trở lại muộn hơn . Ảnh DƯƠNG LAN
Đã tiêm gần 100% vaccine mũi 1, Hà Nội, TP HCM nới lỏng giãn cách được chưa? TS Thu Anh: 5 câu hỏi cần trả lời trước khi quyết định Hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM đang tăng tốc độ tiêm chủng để tiêm cho 100% mũi 1 cho người dân. Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng độ phủ vắc xin này sẽ giúp cho 2 thành phố này có thể nới lỏng giãn cách. Để hiểu rõ hơn về hình hình dịch bệnh và nới lỏng giãn cách...