Hà Nội sẽ đình chỉ những hãng taxi bắt chẹt khách
Phó Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội Hoàng Văn Mạnh cho biết, sau những vụ việc hành khách bị bắt chẹt, sở này sẽ thanh tra hoàng loạt hãng taxi hay mắc lỗi. Đối với hãng taxi tái phạm nhiều lần mà không chấn chỉnh lái xe sẽ bị thu hồi giấy phép.
Đủ chiêu ăn cắp tiền hành khách
Liên quan đến vụ việc ngày 28/4, tài xế taxi chạy 7 km mà thu của hành khách gần 1 triệu đồng, ông Mạnh cho biết, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã làm việc với Ban giám đốc Công ty CPTM và DL Trung Việt (hãng taxi Trung Việt) về việc lái xe Đào Văn Cương gian lận tiền cước của khách du lịch Australia. Hiện công an quận Cầu Giấy đang thụ lý hồ sơ, tạm giữ phương tiện và quản thúc lái xe.
Xe của hãng taxi Trung Việt liên tiếp bị thanh tra giao thông xử lý
Phó Chánh thanh tra Sở GTVT cho biết, công ty này đã xin lỗi, trả lại tiền và tặng quà cho hành khách bị bắt chẹt là vợ chồng ông David Patrick, quốc tịch Australia, tạm trú tại khách sạn Metropole, đang du lịch tại Việt Nam. “Đây là vụ việc nghiêm trọng trong công tác quản lý phương tiện và người lái còn lỏng lẻo, có nhiều thiếu sót”, ông Mạnh cho hay.
Từ đầu tháng 4 đến nay, đây là trường hợp thứ 2 lái xe của hãng taxi Trung Việt gian lận cước. Trước đó, ngày 12/4, lái xe Phạm Thị Hường điều khiển xe mang BKS 30U-3430 đã bị đội thanh tra cơ động lập biên bản lỗi sử dụng đồng hồ tính cước không đúng quy định, lắp thiết bị điện tử làm sai lệch chỉ số tính tiền cước trên đồng hồ. Công ty này đã ra quyết định phạt tiền và cắt hợp đồng lao động trước thời hạn với lái xe Hường.
Ngày 22/4, Phòng CSGT (Công an Hà Nội) cũng đã xử lý Phạm Văn Hải, lái chiếc xe mang BKS 30k-0559 của Công ty taxi Hà Nội Mới do sử dụng xe chở hành khách lắp đồng hồ tính cước không đúng quy định. Khi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện xe taxi được lắp thêm chíp điện tử để làm sai lệch chỉ số tính cước trên đồng hồ, gian lận tiền cước của khách hàng. Hơn nữa, khi kiểm tra, lái xe này còn không có giấy phép lái xe do đang bị công an huyện Mỹ Hào (tỉnh Hưng Yên) tạm giữ.
Thu hồi giấy phép hãng taxi nhiều lần tái phạm
Trước tình trạng vi phạm trên, ông Mạnh cho biết, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã yêu cầu hãng taxi Trung Việt xử lý nghiêm lái xe vi phạm và khắc phục sự cố. Thanh tra cũng đã yêu cầu công ty này đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ lái xe để không để xảy ra hiện tượng vi phạm pháp luật, đặc biệt là không để tái phạm việc gian lận tiền cước của khách hàng dưới mọi hình thức. Sở GTVT cũng yêu cầu lực lượng chức năng kiểm tra hoạt động của hãng taxi Trung Việt.
Video đang HOT
Du khách nước ngoài bị bắt chẹt cước taxi được hoàn trả lại tiền và được tặng tranh
Trường hợp của hãng taxi Hà Nội Mới cũng đã bị yêu cầu đình chỉ hoạt động kinh doanh, đưa xe về nới tạm giữ để xác minh. Đại diện của Công ty Cổ phần vận tải taxi Hà Nội Mới cũng đã trược triệu tập đến trục sở Thanh tra Sở GTVT làm việc.
Để chấn chỉnh tình hình lái xe taxi gian lận cước, ông Mạnh cho biết, Thanh tra sở cũng đã lên kế hoạch thanh tra từ 15 đến 20 hãng taxi thường xuyên mắc lỗi. Ông Mạnh cho biết, 3 hãng taxi bị “sờ gáy” đầu tiên trong đợt thanh tra này sẽ là hãng taxi Sông Hồng, Trung Việt và Hà Nội Mới.
“Với những hàng taxi đã lờn thuốc – nhắc nhở, xử lý nhiều lần nhưng vẫn tái phạm – chúng tôi sẽ có kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp”, ông Mạnh nhấn mạnh.
Qua các đợt thanh tra, Phó Chanh thanh tra Sở GTVT Hoàng Văn Mạnh cho biết, thực tế gây bức xúc dư luận hiện nay là doanh nghiệp thường sử dụng lái xe chưa qua tập huấn, quản lý lái xe còn lỏng lẻo. Nhiều trường hợp lái xe taxi còn “bán cái” cho người không có đủ chứng chỉ tập huấn lái. Chính vì những lý do đó dẫn đến tình trạng lái xe làm sai lệch đồng hồ để bắt chẹt hành khách.
Theo Dantri
Thành phố Hà Nội yêu cầu thu hồi sổ đỏ cấp trái luật ở phường Đội Cấn
Sau gần 1 năm các cơ quan chức năng tiến hành xác minh, ngày 9/4/2013, lãnh đạo TP. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu hủy và thu hồi sổ đỏ cấp trái luật ở nhà 17, ngõ 94 phố Ngọc Hà gây bức xúc dư luận thời gian qua.
Văn bản số 2492/UBND - TNMT đề ngày 9/4/2013, do ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký gửi: Thanh tra Thành phố, Sở Xây dựng, UBND quận Ba Đình, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội nêu rõ:
"Xét báo cáo, kiến nghị của Thanh tra Thành phố tại báo cáo số 2844/BC-TTTP-P6 ngày 14/12/2012 về kết quả thẩm tra việc bán nhà, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại nhà số 17, ngõ 94, phố Ngọc Hà, phường Đội Cấn, quận Ba Đình theo Nghị định 61/CP của Chính phủ cho bà Công Thị Tập (ông Nguyễn Huy Thông là con trai bà Công Thị Tập), UBND Thành phố chỉ đạo như sau:
Văn bản chỉ đạo của Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh ký ngày 9/4/2013
Đồng ý với kết luận của Thanh tra Thành phố tại báo cáo số 2844/BC-TTTP-P6 ngày 14/12/2012.
Giao UBND quận Ba Đình chủ trì phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội mời tất cả các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà số 2173 ngày 26/5/1994 và các thừa kế của bà Công Thị Tập (nếu có) tới làm việc để thống nhất thỏa thuận cho người đứng tên trong Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại nhà số 17, ngõ 94, phố Ngọc Hà, phường Đội Cấn, quận Ba Đình.
Trường hợp thống nhất được thì UBND quận Ba Đình và Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội làm thủ tục điều chỉnh tên chủ sử dụng đất, sở hữu nhà trên Giấy chứng nhận. Trường hợp không thống nhất được thì làm thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ số AG754285 cấp ngày 7/11/2006 và hủy hợp đồng mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước số 570/HĐMBN ngày 14/4/2006, khôi phục lại hợp đồng thuê nhà theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả về UBND Thành phố trước ngày 30/4/2013".
Ngoài bà Công Thị Tập, gia đình ông Thông là những người đứng tên trên hợp đồng thuê nhà số 2173 ký năm 1994
Như Dân trí đã đưa tin, ông Nguyễn Huy Thông, cùng vợ là bà Nguyễn Bích Thủy có hộ khẩu thường trú tại số 17, ngõ 94 phố Ngọc Hà (số 11, ngõ 30 phố Ngọc Hà cũ), phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội cho hay: Năm 2010, vợ chồng ông Thông làm hồ sơ xin mua nhà theo nghị định 61/CP của Chính phủ đã được các hộ ở liền kề, tổ dân phố, UBND phường Đội Cấn xác nhận vào hồ sơ mua nhà và chuyển lên Xí nghiệp Quản lý và phát triển nhà Ba Đình (phiếu tiếp nhận hành chính ngày 4/06/2010).
Tuy nhiên, một thông tin gây bất ngờ được đơn vị này trả lời gia đình ông Thông là ngôi nhà trên đã được bán theo Nghị định 61/CP cho bà Công Thị Tập, cùng trú tại địa chỉ trên.
Điều trớ trêu là không hiểu vì lý do gì khi toàn bộ giấy tờ gốc của ngôi nhà đang được vợ chồng ông Thông, bà Thủy cất giữ mà Xí nghiệp Quản lý và phát triển nhà Ba Đình lại giải quyết bán nhà cho bà Công Thị Tập, khi bà Tập không có giấy tờ gốc và không được sự thỏa thuận của các thành viên có tên trong hợp đồng mua nhà.
Vợ chồng ông Thông, bà Thủy (bên phải) trình bày tại tòa soạn báo Dân trí cùng
Trưởng Ban Bạn đọc Vũ Văn Tiến
Bên cạnh đó, trong hợp đồng số 570 ngày 14/4/2006, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã bán nhà cho người không liên quan gì đến ngôi nhà này. Bởi chữ ký người mua nhà lại có tên là Nguyễn Hữu Đạo, mà không phải là bà Công Thị Tập.
Sau khi vợ chồng ông Thông bà Thủy làm đơn khiếu nại, ngày 12/6/2012, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo giao Sở Xây dựng kiểm tra, làm rõ vụ bán nhà theo Nghị định 61/CP tại số nhà 17, ngõ 94 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Huy Thông và vợ là Nguyễn Bích Thủy đứng đơn.
Hơn 3 tháng sau khi Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh có ý kiến chỉ đạo, ngày 14/9/2012, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội mới có văn bản báo cáo gửi Sở Xây dựng Hà Nội với nội dung khẳng định việc bán nhà cho bà Công Thị Tập tuân thủ đúng trình tự, mặc dù người đứng tên trên hồ sơ mua nhà và người ký hợp đồng không hề tương thích (bà Tập đứng tên hồ sơ, còn con rể Nguyễn Hữu Đạo lại ký hợp đồng mua nhà).
Ngày 28/9/2012, Sở Xây dựng có văn bản số 6298/SXD-B61 gửi UBND Thành phố báo cáo, đề xuất hướng giải quyết vụ việc bán nhà và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bà Công Thị Tập tại địa chỉ số 17, ngõ 94 (số cũ là 11 ngõ 30), phố Ngọc Hà.
Đến ngày 7/11/2012, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành văn bản số 8866/UBND - TNMT, giao Thanh tra Thành phố thẩm tra, kết luận việc bán nhà, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bà Công Thị Tập tại địa chỉ số 17, ngõ 94 (số cũ là 11 ngõ 30), phố Ngọc Hà. Ngay sau đó Sở Xây dựng đã cung cấp tài liệuliên quan đến việc mua bán nhà, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bà Công Thị Tập cho Thanh tra Thành phố.
Sau hơn một tháng thẩm tra, ngày 14/12/2012, Thanh tra TP. Hà Nội ban hành công văn số 2844, báo cáo kết quả thẩm tra lên UBND TP. Hà Nội theo đúng trình tự. Tuy nhiên, phải đợi tới gần 5 tháng, ngày 9/4/2013, lãnh đạo TP. Hà Nội mới ban hành văn bản số 2492/UBND - TNMT chỉ đạo hướng giải quyết vụ tranh chấp trên.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Số phận một gia đình "đánh đu" theo kết luận của UBND TP. Hà Nội Gần một năm từ lúc UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng xem xét vụ bán nhà Nghị định 61/CP có dấu hiệu trái luật tại số 17, ngõ 94 phố Ngọc Hà, đến nay số phận gia đình ông Nguyễn Huy Thông vẫn long đong ngóng đợi kết luận từ Thành phố. Trải qua hành trình khiếu nại gian nan...