Hà Nội sẽ dẫn đầu cả nước về bưu chính viễn thông
Đó là mục tiêu mà Hà Nội đặt ra theo “ Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030″ vừa được phê duyệt. Nhiều dịch vụ công trực tuyến sẽ được nâng lên mức độ 4.
Hạ ngầm các đường cáp sẽ giúp thành phố lấy lại mỹ quan đô thị
buổi họp báo công bố quy hoạch chiều 17-6, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông (TT-TT) Hà Nội, ông Tô Văn Động cho biết: “Việc phát triển bưu chính viễn thông không theo quy hoạch đã làm cho lĩnh vực này phát triển tự phát, kém hiệu quả. Chính vì vậy, Hà Nội lập quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông, thành phố phấn đấu để người dân được hưởng các dịch vụ bưu chính – viễn thông hiện đại, da dạng, phong phú với giá ngang bằng hoặc thấp hơn các nước trong khu vực, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng Thủ đô. Xây dựng bưu chính, viễn thông thành ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế Thủ đô, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước thành phố Hà Nội, đồng thời phải đảm bảo phục vụ tốt công tác chỉ đạo điều hành của thành phố”.
Cụ thể, đến năm 2020, Hà Nội sẽ dẫn đầu cả nước và ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và một số nước trên thế giới về bưu chính viễn thông. Mật độ điện thoại cố định đạt 21 thuê bao/100 dân; điện thoại di động đạt 212 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao internet băng rộng cố định đạt 25 thuê bao/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập internet ở mức 70-75%; toàn thành phố có 1.130 điểm phục vụ… Hà Nội sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến làm phương thức cung cấp thông tin và dịch vụ công trên toàn thành phố đạt mức 3,4 vào năm 2020 để công dân của Hà Nội được thanh toán, trao đổi qua môi trường mạng; Công nghệ thông tin hiện đại làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô; Xây dựng hệ thống thiết bị giao ban trực tuyến từ thành phố xuống cấp xã phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của thành phố.
Theo lãnh đạo Sở TT-TT Hà Nội, hiện tại, Hà Nội đã cung cấp các dịch vụ hành chính công ở mức 3. Mục tiêu đặt ra là hết năm 2013, Hà Nội có 10/100 nhóm dịch vụ công thực hiện ở mức độ cao. Năm 2015, dự kiến có 20% số dịch vụ công đạt mức độ 4 và đến năm 2020, con số này là 40%. Ông Tô Văn Động cho biết, việc thực hiện dịch vụ công của các cơ quan thuế, hải quan, doanh nghiệp mức độ 3 tương đối tốt nhưng mức độ 4 còn vướng mắc. Nguyên nhân là do một bộ phận không nhỏ người dân chưa có thói quen làm việc qua mạng, mà thích mang giấy tờ tới cơ quan công quyền cho yên tâm. Trong khi đó, nhiều người có nhu cầu làm thủ tục qua mạng nhưng tại nhà họ lại chưa có máy móc, đường truyền đáp ứng yêu cầu. Riêng với Sở TT-TT, trong 6 tháng đầu năm nay, cơ quan này đã thực hiện được 1.000 lượt dịch vụ công. “Thời gian làm thủ tục qua mạng rút ngắn một nửa, chỉ còn 2,5 ngày thay vì 5 ngày như trước đây” – ông Tô Văn Động nói.
Ngoài mục tiêu này, quy hoạch cũng ưu tiên cho dự án hạ ngầm kết hợp với chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tại các tuyến phố trên địa bàn thành phố. Dự kiến đến năm 2020, thành phố sẽ thực hiện ngầm hóa 80-90% khu vực nội thành và 50-60% khu vực ngoại thành. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, đây là công việc khó và Hà Nội đã triển khai thực hiện nhưng mới chỉ làm được tại 5 tuyến phố quanh hồ Gươm. Ông Nguyễn Xuân Quang – Phó Giám đốc Sở TT-TT cho hay, tăng cường sử dụng hạ tầng dùng chung giữa các doanh nghiệp sẽ giúp giảm chi phí đầu tư và đảm bảo mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ có Viettel sẵn sàng hạ ngầm cùng thành phố.
Theo Giám đốc Tô Văn Động, đây là dự án tiêu tốn tiền và không dễ thực hiện. Hà Nội chủ trương xã hội hóa để thu hút đầu tư vào hoạt động này, trong đó vai trò của các doanh nghiệp rất quan trọng. Theo quy hoạch công bố, tổng số vốn đầu tư đến năm 2020 là 7.884 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Theo ANTD
Gần 60.000 tỷ đồng phát triển công nghệ thông tin
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6109/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 phát triển CNTT đi đầu trong cả nước, hướng tới xây dựng xã hội thông tin theo các lĩnh vực, trở thành một trong những thành phố phát triển về chính quyền điện tử, trung tâm mạnh về công nghiệp CNTT trong khu vực. Cụ thể, về hạ tầng CNTT, 100% cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước (đến cấp xã) được trang bị máy tính; 100% sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và
80-90% các UBND xã, phường, thị trấn được kết nối bằng cáp quang với mạng diện rộng. Về ứng dụng CNTT được chia ra các lĩnh vực: xây dựng và phát triển công dân điện tử; xây dựng và phát triển chính phủ điện tử; xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử; phát triển giao dịch và thương mại điện tử với các chỉ tiêu cụ thể.
Về công nghiệp CNTT sẽ quy hoạch và xây dựng 5 khu công nghiệp phần mềm và nội dung số, 2 phân khu công nghiệp phần cứng. Về phát triển nguồn nhân lực, 100% lãnh đạo sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã được đào tạo kiến thức, kỹ năng khai thác sử dụng các ứng dụng CNTT... Tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển CNTT khoảng 59.558 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước dự kiến là 8.033 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa là 51.505 tỷ đồng.
Theo ANTD
"Nếu cần thiết, có thể điều chỉnh dự án bôxít" "Hiệu quả một dự án cần tính trong cả vòng đời. Với những dự án có hiệu quả nhưng trước mắt gặp khó khăn, nhà nước có thể xem xét một số cơ chế hỗ trợ" - Bộ trưởng Vũ Đức Đam trao đổi về việc Vinacomin xin cơ chế đặc thù cho bôxít Tây Nguyên. Trả lời nhiều câu hỏi về những...