Hà Nội sẽ có tổ xét nghiệm COVID-19 tự nguyện, hướng dẫn người dân tự lấy mẫu
Hà Nội sẽ thành lập các Tổ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tự nguyện để tự lấy mẫu và test nhanh kháng nguyên cho doanh nghiệp; hướng dẫn người lao động tự lấy mẫu xét nghiệm tại nơi lưu trú dưới sự hướng dẫn và giám sát của CDC Hà Nội và Trung tâm y tế các quận, huyện.
Chiều 8/9, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành Kế hoạch số 206/KH-UBND về việc xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vaccine phòng, chống COVID-19 cho người dân trên địa bàn thành phố.
Mục đích của kế hoạch nhằm tận dụng tối đa thời gian “vàng” trong thời gian giãn cách xã hội; thần tốc xét nghiệm diện rộng toàn thành phố cho người dân một cách an toàn, hiệu quả nhằm phát hiện sớm các trường hợp lây nhiễm; kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch và chăm sóc, điều trị phù hợp; tổ chức tiêm vaccine mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn đến ngày 15/9/2021 trên cơ sở số vaccine được Bộ Y tế phân bổ và giao.
Hà Nội sẽ có tổ xét nghiệm COVID-19 tự nguyện, hướng dẫn người dân tự lấy mẫu.
Theo nội dung Kế hoạch 206, đến ngày 15/9/2021, tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao: TP Hà Nội sẽ hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần). Tại các khu vực có nguy cơ và các khu vực khác: Hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5-7 ngày/lần); xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp… đến bệnh viện khám, chữa bệnh và tại cộng đồng.
TP Hà Nội sẽ xét nghiệm 3 ngày/lần đối với nhân viên, người lao động tại các cơ sở khám, chữa bệnh và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh và theo hướng dẫn tại Công điện số 1305/CĐBYT ngày 2/9/2021 của Bộ Y tế.
11 tỉnh, thành phố sẽ tham gia hỗ trợ Hà Nội trong công tác xét nghiệm, tiêm chủng gồm 7 tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 71/CĐ-TTg là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên và 4 tỉnh, thành phố Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng.
Video đang HOT
Phạm vi thực hiện cụ thể: Vùng 1 gồm 15 quận, huyện: : Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai;
Vùng 2 (5 quận, huyện): Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; Vùng 3 (10 huyện, thị xã): Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên. Tại Vùng 1 đơn vị hỗ trợ thực hiện là các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố thực hiện.
Tại Vùng 2, đơn vị hỗ trợ thực hiện là các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.
Tại Vùng 3, đơn vị hỗ trợ thực hiện là các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng. Thời gian triển khai xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vaccine phòng, chống COVID-19 là đến ngày 15/9/2021.
TP Hà Nội cũng đề nghị các Viện, bệnh viện, Trường đại học trực thuộc Bộ, ngành Trung ương, cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố triển khai công tác lẫy mẫu, xét nghiệm COVID-19 cho người dân trên địa bàn và sự điều phối của Sở Y tế; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện xét nghiệm về Sở Y tế theo quy định. Đồng thời hỗ trợ công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho nhân dân trên địa bàn khi được yêu cầu theo Kế hoạch của UBND quận, huyện, thị xã.
Vừa phòng, chống dịch, vừa bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 diễn ra trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các lực lượng phải dàn trải vừa đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, vừa trực chốt phòng, chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, tình hình trật tự, an toàn giao thông cơ bản được đảm bảo, tai nạn giao thông đã giảm sâu cả 3 tiêu chí, so với 4 ngày cùng kỳ năm 2020, giảm 66 vụ 53,6%), giảm 31 người chết (56,3%), giảm 65 người bị thương (62,5%). Đây là đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về tình hình trật tự, an toàn giao thông trong kỳ nghỉ Lễ kéo dài 4 ngày (từ mùng 2/9 - 5/9).
Lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát các phương tiện giao thông vào Hà Nội, đặc biệt các xe chạy đường dài đăng ký luồng xanh tại chốt kiểm dịch Trạm soát vé BOT quốc lộ 2, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) và Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, toàn quốc xảy ra vụ 57 tai nạn giao thông, làm chết 24 người, bị thương 39 người. Toàn bộ các vụ tai nạn này đều xảy ra trên đường bộ. Các tuyến giao thông đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải, trật tự an toàn giao thông được đảm bảo, không xảy ra tai nạn. Không xảy ra sự cố uy hiếp an toàn hàng không.
Để có kỳ nghỉ Lễ an toàn, đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1108/CĐ-TTg chỉ đạo tăng cường thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã ban hành văn bản về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông 63 tỉnh, thành phố đã xây dựng và triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 2/9 phù hợp với tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn.
Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, nhằm tạo điều kiện cho việc vận tải lưu thông hàng hóa thông suốt, không để đứt gãy chuỗi sản xuất; đặc biệt việc cung ứng hàng hóa cho các khu vực, địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, Cục Cảnh sát Giao thông đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19.
Báo cáo của 63 địa phương và các Đội thuộc Cục Cảnh sát Giao thông cho thấy, đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 10.886 trường hợp vi phạm, so với cùng kỳ năm 2020, giảm 6.990 trường hợp (39,1%); phạt tiền hơn 7,4 tỷ đồng. Trong đó, trên tuyến đường bộ, Cảnh sát Giao thông Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 10.561 trường hợp vi phạm; phạt tiền hơn 7,3 tỷ đồng; tạm giữ 51 xe ô tô, 1.388 xe mô tô; tước 511 giấy phép lái xe các loại, trong đó, vi phạm nồng độ cồn xử lý 244 trường hợp.
Các Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát Giao thông kiểm tra, phát hiện 14 trường hợp vi phạm, phạt tiền 86 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 14 trường hợp; gửi thông báo vi phạm 151 trường hợp.
Trên tuyến đường thủy, lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 311 trường hợp vi phạm, phạt tiền 181,8 triệu đồng.
Theo đánh giá của Ban An toàn giao thông các địa phương, kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh diễn ra trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, phần lớn người dân chấp hành nghiêm các khuyến cáo của cơ quan chức năng, hạn chế đi lại. Do đó tình hình trật tự, an toàn giao thông an toàn thông suốt, không xảy ra ùn tắc giao thông trên các tuyến trọng điểm, cửa ngõ những thành phố lớn. Trên cả nước không xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19 do địa phương tổ chức, cơ bản thông thoáng, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Trần Hữu Minh cho biết, do nhiều địa phương đang áp dụng các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, yêu cầu người dân hạn chế ra đường hoặc chỉ ra đường khi thật sự cần thiết, dẫn tới lưu lượng giao thông giảm sâu so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng tiếp tục duy trì ứng trực tại các chốt để kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch và trật tự, an toàn giao thông. Do đó, giao thông được đảm bảo thông suốt, không xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài trên các tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến giao thông cửa ngõ ra vào các tỉnh, thành phố và đặc biệt, tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19.
Một chốt kiểm soát ra vào vùng đỏ Hà Nội. Ảnh: TN/Báo Tin tức
Tại Hà Nội, vào đầu giờ sáng 4/9, có hiện tượng ùn ứ tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch của Hà Nội. Nguyên nhân là do Công an thành phố Hà Nội vừa triển khai 39 chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại "vùng đỏ" (phân vùng 1), gồm hầu hết các quận nội đô. Các chốt có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ tất cả người và phương tiện được vào, ra phân vùng 1. Đến cuối giờ sáng cùng ngày, giao thông đã thông thoáng trở lại.
Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kiến nghị Ủy ban chỉ đạo Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ đạo của Ủy ban về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trong điều kiện dịch COVID-19. Các lực lượng nỗ lực cao nhất thực hiện nhiệm vụ kép, vừa đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, vừa phòng, chống dịch, chú trọng tới bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh tới trường tại các tỉnh không có dịch (vùng xanh).
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tự giác chấp hành quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và phòng, chống dịch COVID-19. Các địa phương hướng dẫn người dân phản ánh tình hình ùn tắc giao thông, các nguy cơ gây tai nạn giao thông và phòng, chống dịch COVID-19 tới đường dây nóng trật tự, an toàn giao thông của địa phương để kịp thời xử lý; đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành tại các chốt kiểm dịch, thống nhất nội dung kiểm tra, quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa đảm bảo trật tự an toàn giao thông và thuận lợi cho hoạt động vận tải hàng hóa.
Hà Nội đưa hàng hóa lưu động đến tận khu dân cư Hôm nay 23/8, Hà Nội tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ về giãn cách xã hội cho đến 6/9. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức đưa hàng hóa lưu động bằng xe ô tô và xe buýt đến tận những khu vực bị phong tỏa, các khu...