Hà Nội: Sẽ cấp biển nhận diện cho cửa hàng bán trái cây đủ chuẩn
Bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, trong quá trình thực hiện “Đề án trái cây”, Hà Nội kiên quyết giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng.
Bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 24.10. Ảnh: Thành An
Chiều 24.10, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, Sở Công Thương đã tham mưu UBND TP ban hành Quyết định số 5848/QĐ-UBND ngày 23.8.2017 về việc phê duyệt Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành trực thuộc thành phố Hà Nội ” (Đề án trái cây).
Cụ thể, thời gian triển khai Đề án từ tháng 8.2017 đến hết năm 2018; đối tượng Đề án hưởng đến là quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây bao gồm các hộ kinh doanh, hợp tác xã, công ty, tập đoàn… trên các tuyến phố, khu dân cư… (không bao gồm việc kinh doanh trái cây ở chợ, siêu thị, trung tâm thương mại) thuộc 12 quận nội thành.
Đề án được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 từ tháng 8-9.2017; giai đoạn 2 từ tháng 10.2017-2.2018; giai đoạn 3 từ tháng 3.2018-12.2018. Trong giai đoạn 3, Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doạnh trái cây không thực hiện đúng các quy định tại Đề án.
Kiên quyết giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng; kinh doanh trái cây không nắm rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
Hoàn thiện công tác cấp biển nhận diện đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây đủ điều kiện quy định. Công khai danh sách các cửa hàng đảm bảo ATTP được cấp biển nhận diện…
Video đang HOT
Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, hiện nay, ATTP là vấn đề được cả xã hội quan tâm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm an toàn của người tiêu dùng cả nước nói chung, của người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội nói riêng ngày càng lớn.
Theo số liệu điều tra ban đầu, nhu cầu tiêu thụ trái cây tại Hà Nội khoảng 52.000 tấn/tháng; trong khi đó, lượng trái cây sản xuất trên địa bàn chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, tương đương khoảng 17.000 tấn. Do đó, lượng trái cây phục vụ nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô phải nhập từ các tỉnh, thành trong cả nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
Bà Lan chỉ ra rằng, hoạt động sản xuất và kinh doanh tiêu dùng trái cây của Hà Nội còn nhiều tồn tại bất cập như: Hầu hết các cửa hàng kinh doanh trên các tuyến phố, khu dân cư đều nhỏ, lẻ, số lượng hàng hóa kinh và mua từ các chợ đầu mối ít, chú ý đến hóa đơn chứng từ liên quan đến nguồn gốc hàng hóa…
Tình trạng bán hàng rong trái cây trên các tuyến phố, hàng hóa không kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ; tình trạng sử dụng hóa chất quá liều lượng, hóa chất cấm.. không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, bảo quản nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, kéo dài thời gian sử dụng,.. có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thói quen dễ dãi trong mua sắm nên thường không chú trọng đến việc xem nguồn gốc hàng hóa nên vẫn mua sắm trái cây ở các hàng rong, các nơi không đủ điều kiện bảo quản theo quy định…
Các chế tài xử phạt còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, một số cửa hàng bày bán chưa có trang thiết bị đảm bảo theo quy định; Công tác tuyên truyền cho các hội, doanh nghiệp kinh doanh chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật còn hạn chế, chưa thường xuyên…
Các tồn tại trên ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, vi phạm an toàn giao thông, khó kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với trái cây…
Trong năm 2017, Sở Công Thương đã thành lập 4 Tổ công tác trực tiếp phối hợp cùng các quận nắm bắt tình hình, điều tra, khảo sát và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án trái cây tại 12 quận.Đến hết ngày 5.10.2017, 12/12 quận đã hoàn thành việc điều tra, khảo sát, tổng hợp cơ sở dữ liệu của hàng kinh doanh trái cây; theo kết quả điều tra, khảo sát đợt 1 của 12 quân, trên địa bàn 12 quận hiện có tổng số 1036 cửa hàng kinh doanh trái cây.Tính từ đầu năm 2017 đến nay, Sở Công Thương đã chỉ đạo Chi cục Quản lý Thị trường kiểm tra 6 vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh trái cây. Kết quả; xử lý 5 vụ: 1 không niêm yết giá, 1 vụ không đăng ký kinh doanh, 3 vụ nhập lậu; Xử phạt : 12.800.000 đồng; Số lượng trái cây tịch thu đề nghị tiêu hủy: 990kg trái cây các loại, trị giá hàng hóa: 12.360.000 đồng.
Theo Danviet
TPHCM: Sẽ thu phí sử dụng vỉa hè theo tuyến đường
Thay vì đề xuất thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè theo địa bàn như dự thảo đưa ra, Sở GTVT TP.HCM đang nghiên điều chỉnh lại theo hướng thu phí theo từng tuyến đường.
Liên quan đến dự thảo đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố gây xôn xao dư luận trong thời gian qua (Dân Việt đã thông tin), Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết sở được giao nhiệm vụ lập đề án trình UBND thành phố.
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Xuân Cường.
Dự kiến đề án này được trình để HĐND thành phố thông qua trong kỳ họp sắp tới. Tuy nhiên do cần điều chỉnh một số chi tiết nên dự thảo đề án này sẽ được trình vào kỳ họp HĐND dịp cuối năm. Do đó từ đây đến cuối năm Sở GTVT TP.HCM sẽ tập trung nghiên cứu điều chỉnh lại đề án cho phù hợp. Đáng chú ý trong dự thảo vừa được đưa ra mới đây Sở GTVT xây dựng đề án thu phí theo địa bàn nhưng sau khi nghiên cứu, đánh giá sở đang nghiên cứu điều chỉnh lại theo hướng thu phí theo từng tuyến đường.
Bên cạnh đó Sở GTVT cũng đang nghiên cứu sửa đổi dự thảo thay thế Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố.
Giám đốc sở GTVT TP.HCM nhận định nếu quản lý được trật tự lòng đường, vỉa hè sẽ giảm được ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, đồng thời sẽ tăng lượng người đi lại bằng phương tiện công cộng tại thành phố.
Trước đó vào đầu tháng 6, Sở GTVT TP.HCM đã đưa ra dự thảo đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố với mức phí cho thuê từ 20.000 đồng - 100.000 đồng/m2/tháng. Trong đó Q.1 có mức phí thuê cao nhất 100.000 đồng/m2/tháng, tiếp đến Q.3: 80.000 đồng/m2/tháng; Q.5: 50.000 đồng/m2/tháng; Q.10: 45.000 đồng/m2/tháng; quận Phú Nhuận: 40.000 đồng/m2/tháng; Q.11: 35.000 đồng/m2/tháng; các 4, Bình Thạnh là 30.000 đồng/m2/tháng quận 6 và Tân Bình: 25.000 đồng/m2/tháng.
Việc thu phí sử dụng vỉa hè sẽ được áp dụng theo tuyến đường.
Còn các huyện ngoại thành và một số quận vùng ven có mức phí cho thuê vỉa hè thấp nhất 20.000 đồng/m2/tháng.
Đối với mức phí sử dụng tạm thời lòng đường để đậu xe sẽ thu theo thời gian, Sở GTVT TP.HCM đề xuất mức phí dự kiến từ 20.000 đồng - 50.000 đồng/xe/ lượt tùy theo từng địa bàn và từng loại phương tiện.
Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho rằng việc thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường tại thành phố là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, tăng cường công tác quản lý đô thị và đem lại nguồn ngân sách cho thành phố. Thành phố cần thực hiện thu phí ngay trong năm 2017 này.
Theo thông tin từ Sở GTVT, tại thành phố có 345 tuyến đường cho phép sử dụng vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh, cho phép đỗ xe dưới lòng đường có thu phí. Mức phí cho thuê không phù hợp khi phí sử dụng hè phố theo quyết định 964/QĐ-UB ngày 24.12.1991 của UBND TP.HCM chỉ 12.000 đồng/m2/tháng.
Riêng tại các quận 1, 3, 5 việc thu phí sử dụng lòng đường đỗ xe ô tô chỉ 5.000 đồng/xe/lượt. Ngoài ra chế độ nộp sử dụng không phù hợp với luật phí và các văn bản hướng dẫn.
UBND TP.HCM yêu cầu Sở GTVT TP.HCM tiếp thu các ý kiến đóng góp hoàn chỉnh đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố cho phù hợp với chủ trương tái lập trật tự lòng lề đường trên địa bàn thành phố. Theo yêu cầu của thành phố, ngoài xác định tuyến đường, khu vực thu phí - không thu phí, mức phí cụ thể sở GTVT cần xây dựng chính sách hỗ trợ, miễn giảm cho một số đối tượng để trình thành phố xem xét. UBND thành phố cũng đã phân công Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa theo dõi, chỉ đạo, hoàn chỉnh đề án thu phí này.
Theo Danviet
TP HCM muốn cho kinh doanh trên vỉa hè rộng 5 mét Những vỉa hè rộng trên 5 m và lòng đường một số tuyến có thể được sử dụng phục vụ việc kinh doanh, buôn bán, giữ xe... Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM đang lấy ý kiến các sở ngành, quận huyện về dự thảo Sửa đổi quy định quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn, để...