Hà Nội: Sau cơn mưa rào 15 phút, cả phố lại bì bõm sóng nước
Sau cơn mưa rào lớn sáng nay (27/6), Phố Chính Kinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội lại bị ngập úng. Người dân phải bì bõm di chuyển qua con phố nhỏ hẹp này.
Người dân ‘rẽ sóng’ di chuyển qua phố Chính Kinh sau cơn mưa rào 15 phút sáng nay (27/6).
Theo ghi nhận của PV, nhiều đoạn đường trong phố Chính Kinh và cả phố Quan Nhân (Thanh Xuân, Hà Nội) sau mỗi trận mưa rào lớn đều chung tình trạng ngập úng, người dân rất vất vả trong việc di chuyển, qua lại.
Bà Thuỷ, một người dân sống trong phố Chính Kinh cho biết, đã nhiều năm nay hễ cứ có mưa to lớn kéo dài là con phố Chính Kinh này lại rơi vào tình trạng ngập úng, người dân rất bức xúc.
“Ở đây cứ mỗi lần mưa rào lớn là y rằng phố lại ngập, nước chủ yếu là nước cống rãnh đen ngòm, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Chúng tôi sống ở đây cũng đã quá quen với tình trạng như này rồi, có những lần mưa ngập lớn nước tràn cả vào nhà, khổ lắm” – bà Thuỷ bức xúc.
Anh Lê Trọng Đạt, người dân sống trên phố Quan Nhân cho biết, phố Quan Nhân, phố Chính Kinh và cả phố Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội) là 3 con phố dễ bị ngập nhất sau mỗi trận mưa lớn. Theo anh Đạt, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt trên là do nền đường trong phố thấp, mưa lớn trút xuống cống rãnh không kịp thoát nước dẫn đến ngập úng cục bộ.
“Người dân sống ở đây chỉ mong chính quyền và các cơ quan chức năng thiết kế lại hệ thống thoát nước, xây dựng hệ thống cống rãnh phù hợp hơn, chứ sau mỗi lần mưa bão, dân lại phải sống trong cảnh sóng nước như này thì rất khổ”, anh Đạt chia sẻ.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận sáng ngày 27/6:
Trong phố Chính Kinh nước ngập có đoạn đến nửa bánh xe máy chỉ sau cơn mưa rào kéo dài 15 phút.
Video đang HOT
Nhiều phương tiện khó khăn trong việc di chuyển trong con phố ngập nước chật hẹp.
Người dân lội bì bõm dưới làn nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối khó chịu.
Hoặc học cách sống chung với cảnh ngập lụt sau mỗi lần mưa lớn trút xuống…
Nhiều phương tiện di chuyển khó khăn trong cảnh ngập úng.
Cảnh bì bõm trong sóng nước sau mỗi lần mưa lớn trong phố Chính Kinh.
Bà Hà dẫn hai cháu của mình ‘thận trọng’ bước từng bước trong con phố cứ mưa lớn là ngập lụt.
Phố Quan Nhân sáng nay (27/6).
Trần Thanh
Theo Dantri
Vụ bé trai 2 tuổi đuối nước dưới ruộng: Công ty 379 thi công tắc trách?
Hiện tượng ngập úng chỉ thường xuyên xảy ra bắt đầu từ đầu năm 2018 khi Công ty Thương mại - Xây dựng 379 (Công ty 379) tiến hành san lấp mặt bằng dự án nhà ở xã hộ cho người thu nhập thấp của huyện Phú Bình, Thái Nguyên.
Cánh đồng xanh biến thành "biển nước tử thần"
Cửa Nhựa - đồng lúa tuy không lớn nhưng lại là nơi canh tác, cày cấy của nhiều hộ nông dân bỗng chốc trở thành "biển nước" sau mỗi trận mưa. Đây là nơi cháu Dương Văn Sang tử vong vào sáng 18.6.
Khu ruộng ngập nước - nơi bé Sang bị đuối nước.
Ông Hoàng Ngọc Thuận - nguyên trưởng xóm Trạng, xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cho biết, khu đồng Cửa Nhựa, xóm Trạng, xã Điềm Thụy có tổng diện tích khoảng trên 1,2 mẫu. Đây là diện tích đất trồng lúa của 8 hộ dân trong xóm, có hệ thống kênh mương tưới tiêu. Trước khi Công ty 379 chưa vào san lấp thì không có hiện tượng ngập úng, các hộ dân vẫn canh tác bình thường một năm hai vụ lúa.
"Hiện tượng ngập úng thường xuyên xảy ra bắt đầu từ đầu năm 2018 khi Công ty 379 tiến hành san lấp mặt bằng dự án nhà ở xã hộ cho người thu nhập thấp của huyện Phú Bình, gây ra tình trạng thối mạ, thối hoa màu và không thể trồng cấy từ đó đến nay", ông Thuận nói.
Cũng theo ông Thuận, sau khi có hiện tượng ngập úng, trước rất nhiều ý kiến, kiến nghị của bà con nhân dân trong xóm, ông đã đề nghị với đơn vị thi công là Công ty 379 phải khẩn trương xử hệ thống tưới tiêu cho bà con nhưng đơn vị nàykhông những không hợp tác mà ngược lại còn buông những lời lẽ thiếu trách nhiệm như: "Đất của Công ty thì Công ty làm".
Trước sự bất hợp tác của Công ty 379, xóm đã đề nghị xã lập biên bản xác minh diện tích thiệt hại, sau khi lập biên bản xác minh, ngày 17.3.2018, UBND xã Điềm Thụy đã có báo cáo gửi UBND huyện và yêu cầu đơn vị thi công cũng như các cơ quan chức năng liên quan của huyện Phú Bình phải có trách nhiệm trả sản lượng lúa thất thu để người dân đảm bảo cuộc sống, đồng thời xử lý ngay hệ thống tiêu thoát nước để nhân dân ổn định sản xuất.
Hình ảnh ruộng vườn của bà con xóm Trạng bị ngập nước.
Công ty 379 và chính quyền thờ ơ trách nhiệm?
Sau 3 tháng mỏi mòn chờ hồi đáp giải quyết thì sự việc đau lòng đã xảy ra với cháu Dương Văn Sang. Ông Thuận cho rằng, thiệt hại về mùa màng cũng như cái chết của cháu Sang, phía Công ty 379 và chính quyền huyện Phú Bình phải chịu trách nhiệm.
Nỗi đau mất đi con thơ khiến đôi mắt anh Dương Văn Sáu - bố của cháu Dương Văn Sang thâm quầng, mặt sạm đi. Anh Sáu cho hay: "Gia đình có 5 nhân khẩu, kinh tế gia đình tất cả chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng, vườn trước cửa nhà. Trước khi xảy ra vụ việc của cháu Sang, thấy ruộng vườn thường xuyên bị ngập úng với mức nước rất cao và không thể canh tác, gia đình đã nhiều lần kiến nghị với Công ty 379 cũng như làm đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết dứt điểm việc ngập úng. Tuy nhiên, phía Công ty đã không hợp tác và cũng không nhận được bất cứ ý kiến phản hồi nào từ phía các cơ quan chức năng".
"Cái chết của con tôi có phần trách nhiệm từ việc thi công ẩu của Công ty 379 và sự thờ ơ của chính quyền nhưng đến nay gia đình vẫn chưa nhận được bất cứ lời động viên, chia sẻ nào từ họ", anh Sáu bùi ngùi.
Ông Hoàng Ngọc Thuận chia sẻ nỗi bức xúc của người dân về việc ruộng đồng bị ngập lụt với Dân Việt.
Để làm rõ những trách nhiệm liên quan, ngày 22.6.2018, phóng viên Dân Việt đã đến UBND huyện Phú Bình đặt lịch làm việc với một số nội dung liên quan đến Công ty 379, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến phản hồi.
Theo Danviet
TP.HCM còn khoảng 3.000 tuyến đường, hẻm chưa có cống thoát nước Hệ thống thoát nước tại thành phố hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu để phục vụ công tác chống ngập, mà nhiều nơi còn bị tình trạng xâm hại chưa được khắc phục. Đặc biệt còn có khoảng 3.000 tuyến đường, trục và hẻm chưa có đường cống thoát nước. Sau 2 năm thực hiện Chương trình giảm ngập nước giai đoạn...