Hà Nội sắp xếp hơn 100.000 “ghế” cán bộ, công chức ra sao sau mở rộng?
“Chúng tôi lo vì không biết cơ chế chính sách tới đây sẽ thay đổi như thế nào, đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến xã có đáp ứng được nhiệm vụ mới hay không” – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nói.
Tháng 5.2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết 15 về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1.8.2008. Theo nghị quyết, Thủ đô Hà Nội sẽ rộng gấp 3,6 lần diện tích khi đó, bao gồm: TP.Hà Nội trước hợp nhất, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình).
Tổng diện tích của Thủ đô mới là 3.344,7 km2. Đến nay, sau 10 năm hợp nhất, Thủ đô Hà Nội đã ổn định, diện tích được xác định là 3.358,92km2, dân số 7,7 triệu người (gấp 1,24 lần năm 2008), có 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 584 xã, phường, thị trấn.
Cán bộ vừa mừng vừa lo
Nhớ lại thời gian làm Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (tỉnh Hà Tây cũ), ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông tin Hà Tây hợp nhất với Hà Nội, cán bộ, công chức huyện vừa mừng vừa lo.
Người dân làm thủ tục hành chính tại Hà Nội. Ảnh: T.An
Theo ông Mỹ, trước khi hợp nhất, cơ sở hạ tầng ở hầu hết các huyện của Hà Tây hết sức khó khăn. Hệ thống cơ sở vật chất, trường học từ tiểu học đến trung học xuống cấp, không có kinh phí để đầu tư. Ví như ở Phú Xuyên có 58 trường, không có trường nào đạt chuẩn, nhiều nơi học sinh phải đi học nhờ. Toàn huyện có 29 trường mầm non nhưng chỉ có 80 viên chức, còn lại là giáo viên hợp đồng, đời sống giáo viên thời điểm đó hết sức khó khăn do lương được trả theo công điểm….
Ông Nguyễn Công Soái – nguyên Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội kể: sau khi hợp nhất, số lượng cán bộ, công chức của Hà Nội lên đến hơn 100.000 người, trong đó có 1.000 cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý. Tuy nhiên, chất lượng trình độ cán bộ khi đó không đồng đều, thậm chí có những người ở cấp huyện không có bằng cử nhân, nhiều cán bộ sở ngành chưa được đào tạo cao cấp, trung cấp chính trị dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của TP gặp nhiều khó khăn.
“Việc này sẽ động chạm đến tư tưởng của hàng trăm con người. Một việc lớn, quan trọng như vậy ở thời điểm đó nhưng cũng không có hướng dẫn bước đi, cách làm…” – ông Soái nhớ lại khoảng thời gian khó khăn mà Thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ gặp phải.
Video đang HOT
Những năm đầu mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng chính quyền và người dân đã vượt qua. Ảnh: T.A
Tuy nhiên, theo nguyên Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 15, Bí thư Thành ủy Hà Nội (ông Phạm Quang Nghị – PV) đã chủ động triệu tập cuộc họp thường trực Thành ủy Hà Nội và Tỉnh ủy Hà Tây để thống nhất nguyên tắc, thời gian sắp xếp cán bộ Thành ủy Hà Nội (mở rộng) và nhận được sự thống nhất rất cao.
Sau hợp nhất, hai Ban chấp hành đảng bộ được giữ nguyên với tổng cộng 99 người; hai Ban Thường vụ cũng được giữ nguyên với tổng cộng 33 người. “Vượt lên tất cả, với sự tôn trọng lẫn nhau, nhường nhịn nhau, nên các tầng lớp cán bộ, công chức đã cùng chung tay xây dựng Thủ đô mở rộng có kết quả như ngày hôm nay” – ông Soái bày tỏ.
Bài học đầu tiên là tinh thần trách nhiệm, đoàn kết
Là một trong 54 người được luân chuyển đợt đầu, ông Khuất Văn Thành – Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, từng là Giám đốc một sở của tỉnh Hà Tây cũ cho rằng: “việc sắp xếp này rất lớn, ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm tư cán bộ đảng viên lúc bấy giờ. Tuy nhiên, việc luân chuyển rất nhẹ nhàng, thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc, ý thức trách nhiệm cao và kết quả đã rất thành công” – ông Thành cho hay.
Chia sẻ về những bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính TP.Hà Nội, ông Nguyễn Văn Phong – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội bày tỏ: Bài học đầu tiên là phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác để giải quyết công việc chung. Sáu từ “Đoàn kết – Hợp tác – Trách nhiệm” đã được Ban Chấp hành Đảng bộ 2 tỉnh/thành ngay sau khi hợp nhất thống nhất lựa chọn, trên cơ sở đó tổ chức thực hiện Nghị quyết của Trung ương, triển khai thực hiện khối lượng công việc đồ sộ ngay khi hợp nhất.
Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hợp nhất, phát triển. Ảnh: T.A
Có những công việc rất phức tạp, kể cả thực hiện khi chưa có sự hợp nhất đã phức tạp, như sắp xếp tổ chức bộ máy với yêu cầu đi vào hoạt động ngay, không để gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cả hệ thống. Bài học thứ hai là nỗ lực chủ động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm với các công việc.
“Nhờ vậy mà trước nhiều việc khó, việc mới, chưa có tiền lệ, Hà Nội đã xử lý và đạt kết quả tốt trong 10 năm qua. Đó cũng là tinh thần không ỉ lại, trông chờ mà chủ động giải quyết mọi yêu cầu, công việc đặt ra” – ông Phong nhấn mạnh.
Theo ông Phong, các bài học tiếp theo đó là chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của trung ương; tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ giúp đỡ, phối hợp của bộ, ngành, đoàn thể trung ương và tỉnh, thành bạn trong tổ chức thực hiện công việc.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đã tạo được mối quan hệ gắn bó khăng khít máu thịt với nhân dân. “Trong mọi việc tạo được sự đồng thuận của nhân dân thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Ví dụ, việc xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa… là những việc lớn, việc khó, nếu không thực hiện trong dân chủ, tranh thủ sự đồng tình, đồng thuận của nhân dân thì khó thực hiện đạt kết quả tốt” – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy nhấn mạnh.
Nêu bật những kết quả cũng như bài học kinh nghiệm trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, chủ trương hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô là hết sức đúng đắn. “Chủ trương đúng, cùng với sự sát sao trong chỉ đạo, hỗ trợ của T.Ư, Hà Nội cũng rất chủ động, bài bản, khoa học trong tổ chức thực hiện.
Quan trọng hơn là tinh thần đoàn kết trong tập thể lãnh đạo, sự chấp hành, hy sinh, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã giúp Hà Nội thực hiện thắng lợi Nghị quyết 15 của Quốc hội. Đây là những bài học kinh nghiệm để Hà Nội làm tốt trong 10 năm qua và cần tiếp tục phát huy trong những năm tới”- nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Hà Nội sẽ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
Chia sẻ với PV, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền cho biết, sáng 28.7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm này, TP sẽ vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Nhà nước trao tặng và dự kiến sẽ có khoảng 2.500 đại biểu tham dự.
Theo Danviet
Hà Nội sau sáp nhập: Có sở... 13 phó giám đốc
Sau khi hợp nhất (tháng 8/2008), số lượng cán bộ, công chức, viên chức của Hà Nội có quy mô hơn 100 ngàn người. Tuy nhiên, chất lượng cán bộ không đồng đều, một số sở có quá nhiều cấp phó, trong đó Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có 13 Phó Giám đốc.
Một trong những nội dung được Thành ủy Hà Nội đề cập tới trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính là công tác cán bộ.
Báo cáo nêu rõ, sau khi hợp nhất, số lượng cán bộ, công chức, viên chức của Hà Nội có quy mô hơn 100 ngàn người. Tuy nhiên, chất lượng cán bộ không đồng đều, một số sở có quá nhiều cấp phó. Cụ thể, trong đó Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có 13 Phó Giám đốc.
Việc tiếp tục phải sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ sau hợp nhất được Thành ủy Hà Nội đánh giá là khó khăn và thách thức rất lớn.
Phương án bố trí cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý được bàn bạc và thống nhất cao trong tập thể. Cụ thể, đã phân công nhiệm vụ 6 thành viên cấp trưởng, 31 cấp phó các ban đảng Thành ủy; phân công và bố trí 34 cấp trưởng, 196 cấp phó các sở, ngành.
Hà Nội đang lên kế hoạch chỉnh trang lại toàn bộ khu vực ven hồ Hoàn Kiếm
Qua 10 năm, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 39, toàn TP giảm được 1.549 biên chế; giảm được 59 phòng, ban với 39 cấp trưởng, 143 cấp phó phòng, ban trực thuộc các sở, ngành; Giảm được 130 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở; Giảm 27 ban quản lý dự án, 2 quỹ với 30 cấp trưởng, 69 cấp phó.
Ngay sau hợp nhất đến nay, TP đã luân chuyển được 213 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý. Nhiều người đã chủ động đề nghị được luân chuyển. Nhiều người đi luân chuyển đã phát huy tốt năng lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn.
Trong 10 năm, Ban Thường vụ Thành ủy đã quyết định giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 1.069 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.
Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của TP luôn được quan tâm. Trong 10 năm, TP có 34 cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 184 cán bộ tốt nghiệp thạc sĩ trong và ngoài nước. 1.243 lượt cán bộ được cử đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Sau hợp nhất (cuối năm 2008), Đảng bộ TP có 57 đảng bộ trực thuộc, 2.988 tổ chức cơ sở đảng với 314.670 đảng viên. Đến nay, Đảng bộ TP là đảng bộ lớn nhất cả nước với 59 đảng bộ trực thuộc, 2.709 tổ chức cơ sở đảng với 429.119 đảng viên.
Công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm được chú trọng. Cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 167 tổ chức đảng và 7.018 đảng viên, giải quyết 199 trường hợp khiếu nại kỷ luật đảng.
Quang Phong
Theo Dantri
Sáp nhập hàng loạt sở, ngành: Sắp xếp nhân sự thế nào? "Sáp nhập các sở, ngành sẽ dẫn tới dư thừa hàng loạt cán bộ, công chức. Tuy nhiên hệ thống quản lý phải chịu đau..." - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc nói về việc Bộ Nội vụ đề xuất dự thảo nghị định hợp nhất các sở, ngành. Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc. Bộ Nội...