Hà Nội sắp mở rộng đường Hà Đông – Văn Điển
Lãnh đạo UBND Hà Nội vừa giao Sở giao thông Vận tải nghiên cứu mở rộng mặt đường quốc lộ 70 đoạn Hà Đông – Văn Điển theo hình thức BT, báo cáo thành phố trong tháng 10.
Chánh Văn phòng UBND Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành vừa ký thông báo truyền đạt kết luận của Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo tại buổi họp về chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng đường 70, đoạn từ Hà Đông – Văn Điển theo hình thức hợp đồng BT.
Theo đó, Chủ tịch UBND Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan thống nhất bổ sung, làm rõ phạm vi, ranh giới và quy mô của dự án bao gồm: mở rộng, nâng cấp đường 70 và các nút giao có liên quan, khái toán kinh phí phân kỳ đầu tư, tiến độ hoàn thành, đảm bảo đầu tư đồng bộ, khẩn trương đưa công trình vào khai thác và sử dụng theo kế hoạch của thành phố. Đồng thời, xác định rõ quy mô, quỹ đất, địa điểm của dự án đối ứng, quỹ nhà tái định cư tại các địa bàn liên quan đến giải phóng mặt bằng.
Xe cộ vất vả qua lại đường 70 của Hà Nội mỗi khi mưa lớn.
Dịp này, lãnh đạo Hà Nội đã giao Sở Kế hoạch Đầu tư thẩm định dự án, xem xét năng lực của chủ đầu tư và báo cáo thành phố quyết định phê duyệt dự án trong tháng 10.
Video đang HOT
Quốc lộ 70 là tuyến đường huyết mạch của quận Hà Đông, nối với quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây bắc nên có lưu lượng phương tiện qua lại hàng ngày rất lớn. Tuy nhiên, hiện con đường này đã hư hỏng, xuống cấp, ngày mưa thì ngập lụt khiến phương tiện qua lại khó khăn, thường xuyên lâm cảnh ùn tắc.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Sắp triển khai thu phí trên đại lộ Thăng Long?
Sở Giao thông vận tải Hà Nội đang tính chuyện áp dụng hàng loạt biện pháp quản l&yacutng Long. Tuy nhiên, để áp dụng các biện pháp này, Sở này cũng dự định sẽ thu phí các phương tiện chạy qua để bù chi phí.
Theo dự thảo đề án Thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh trên Đại lộ Thăng Long do Sở Giao thông vận tải trình bày trước lãnh đạo UBND Hà Nội ngày hôm qua (23/8), các thành phần cơ bản của hệ thống giao thông thông minh gồm các nội dung chủ yếu như: hệ thống đếm và phân loại phương tiện giao thông tự động dùng để đếm các phương tiện tham gia giao thông; hệ thống camera giám sát dùng cho việc giám sát các hoạt động giao thông diễn ra trên truyến; hệ thống bảng báo hiệu tự động (VMS) cung cấp các thông tin xác thực trên tuyến đường tới người điểu khiển phương tiện; hệ thống truyền dữ liệu đảm bảo kết nối toàn bộ các thiết bị trong hệ thống; trung tâm điều hành là trụ sở làm việc và điều hành hoạt động của Trung tâm quản lý đường cao tốc; trạm thu phí; phần mềm quản lý giao thông thông minh; hệ thống Kiểm soát xe quá khổ, quá tải.
Đặc biệt, nhằm hoàn vốn đầu tư cho ngân sách, đồng thời, tạo nguồn thu tiếp tục đầu tư các tuyến đường khác trên địa bàn; tạo nguồn thu để thực hiện công tác quản lý, duy tu, duy trì cơ sở hạ tầng đại lộ Thăng Long, dự thảo đề xuất thành phố cho phép tổ chức thu phí tại đại lộ Thăng Long.
Theo đề án, thành phố sẽ tổ chức quy trình thu phí đóng; thu theo loại xe, tải trọng và thực tế quãng đường đi. Hình thức thu phí chủ yếu là trả phí không dùng tiền mặt (ETC) thông qua tài khoản đăng ký trước với hệ thống, hoặc thẻ trả trước với mệnh giá khác nhau.
Hà Nội đang tính chuyện thu phí ô tô chạy trên đại lộ Thăng Long.
Trong giai đoạn đầu, hệ thống thu phí đường cao tốc sẽ sử dụng hai hình thức là giao dịch thu phí với thiết bị điện tử (ETC) và giao dịch thu phí có người kiểm soát (MTC) để thực hiện thu phí qua thẻ và có thể thu phí tiền mặt trong giai đoạn chuyển tiếp, về lâu dài sẽ bỏ hẳn việc thu phí bằng tiền mặt.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đồng tình về sự cần thiết phải triển khai hệ thống quản lý giao thông thông minh trên đại lộ Thăng Long và khẳng định rằng, chủ trương của thành phố là ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm quản lý giao thông. Đồng thời, để thực hiện công tác quản lý, khai thác mạng lưới giao thông trên địa bàn một cách linh hoạt, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, trước mắt, việc xây dựng, triển khai đề án sẽ làm cơ sở để tiến hành mở rộng mô hình quản lý giao thông thông minh trên các tuyến cao tốc khác, các tuyến đường trục chính đô thị, đường vành đai, đường quốc lộ hướng tâm và toàn bộ mạng lưới đường trên địa bàn thành phố đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Trước đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội về việc triển khai trạm thu phí trên đại lộ Thăng Long, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đề nghị Sở lập riêng đề án trong đó cũng áp dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại trong tháng 9 hoàn thành để tháng 10 UBND TP trình Thủ tướng phê duyệt.
Liên quan đến việc thu phí này, khoảng tháng 10/2011, sau khi đại lộ Thăng Long được thông xe và đưa vào sử dụng được một năm, lấy lý do thiếu vốn để mở rộng đầu tư các tuyến đường khác, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị Chính phủ cho phép thu phí các phương tiện đi trên đại lộ Thăng Long.
Tuy nhiên, đề xuất này sau đó đã bị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bác bỏ và cho rằng, đề nghị thu phí Đại lộ Thăng Long để bổ sung nguồn vốn của Nhà nước để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc của Bộ Giao thông là "chưa phù hợp".
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, dự án đại lộ Thăng Long được đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 7.527 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách Trung ương khoảng 1.840 tỷ đồng. Hiện nay, dự án đã hoàn thành và được giao cho thành phố Hà Nội quản lý và khai thác. Do đó, việc Bộ Giao thông Vận tải đề nghị thu phí Đại lộ Thăng Long để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc do Bộ Giao thông Vận tải quản lý là "chưa phù hợp".
Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) dài dài 28km, rộng 140m, gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi chiều 3 làn xe; 2 dải đường đô thị 2 làn xe; dải phân cách giữa; 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè.
Được thông xe vào đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây được coi là tuyến đường cao tốc hiện đại, là trục giao thông chính nối liền Thủ đô Hà Nội với các huyện của ngõ phía Tây Thủ đô cũng như kết nối Thủ đô với các tỉnh phía Tây Bắc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương nơi tuyến đường đi qua. Cao tốc này cho phép các phương tiện chạy với tốc độ cao, do đó, việc quản lý, vận hành, khai thác cũng như xử lý vi phạm, xử lý các sự cố đòi hỏi có các trang thiết bị chuyên dụng, đồng bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Hà Nội cho phép trông xe dưới gầm cầu đường trên cao Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và UBND Hà Nội vừa thống nhất sẽ cho phép trông giữ xe dưới gầm cầu ở đường trên cao thuộc tuyến vành đai 3, tuy nhiên sẽ chỉ được phép ở từng đoạn phù hợp sau khi đã khảo sát. Sáng 4/4, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã có buổi làm việc với...