Hà Nội sắp công bố danh mục thực phẩm mất an toàn
TS. Lê Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội cho biết khi trao đổi với ANTĐ ngày 28-11. Theo ông, hiện Hà Nội đã bắt đầu triển khai lấy mẫu trên thị thường những nhóm hàng thực phẩm tiêu thụ mạnh trong dịp Tết và dự kiến sẽ chính thức công bố vào ngày 15-12 tới, để cảnh báo đến người tiêu dùng những loại thực phẩm có nguy cơ mất an toàn.
Sở Y tế Hà Nội kiểm tra VSATTP mặt hàng thịt gà tại siêu thị
“ Nóng” thị trường thực phẩm Tết
TS. Lê Đức Thọ cho biết, hiện Ban chỉ đạo VSATTP Hà Nội đang tích cực xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra, đảm bảo ATVSTP trong dịp Tết Nguyên đán để trình UBND thành phố ban hành. Song song với việc này, công tác giám sát thực phẩm lưu thông trên thị trường cũng như tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã bắt đầu được thực hiện, trọng tâm là lấy mẫu kiểm nghiệm để xác định những nhóm hàng có nguy cơ mất an toàn và nhóm hàng an toàn. 6 nhóm hàng thực phẩm được quan tâm giám sát trong dịp này gồm: rượu bia, rau củ quả, ô mai, bánh mứt kẹo, thịt lợn và sản phẩm gia cầm. Khâu kiểm nghiệm sẽ tập trung vào các chỉ số về chất bảo quản, chất phụ gia và chất lượng thực phẩm theo công bố.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhận định, càng gần đến Tết Nguyên đán thị trường thực phẩm tại Hà Nội càng “nóng”. Do đa số các mặt hàng thực phẩm tươi sống và thiết yếu sản xuất trên địa bàn thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ nên phần lớn phải nhập khẩu và chuyển từ các vùng lân cận về. Việc kiểm soát chất lượng các sản ph ẩm thực phẩm này rất khó khăn. Đơn cử mới đây, khi thông tin gà nhập lậu chứa dư lượng kháng sinh quá cao rộ lên, Hà Nội đã kiểm tra, giám sát và “dẹp” cơ bản tình trạng buôn bán gia cầm nhập lậu ở chợ đầu mối Hà Vỹ. Thế nhưng các đối tượng buôn bán lại chuyển qua các địa bàn lân cận hoặc xé lẻ để đưa về Hà Nội tiêu thụ. Cùng đó, các hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm diễn biến phức tạp với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi như mua hóa đơn xuất khống, khai hải quan không đúng số lượng, chủng loại hàng hóa, thường xuyên thay đổi biển số xe… nên khó kiểm soát.
Báo cáo của Ban chỉ đạo VSATTP thành phố Hà Nội cho thấy, qua các đợt kiểm tra, giám sát mặt hàng thực phẩm từ đầu năm đến nay, tỷ lệ hàng thực phẩm vi phạm vẫn chiếm xấp xỉ 20%. Đã có gần 1.000 cơ sở vi phạm bị xử phạt, với số tiền hơn 1 tỷ đồng… Tuy nhiên, so với thực tế, con số này là quá nhỏ.
Tăng cường phối hợp giữa các địa phương
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, một lượng sản phẩm hàng hóa, thực phẩm cực lớn được chuyển về Hà Nội từ các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, rất nhiều hàng nông sản, thủy sản, gia súc gia cầm khác được chuyển về Thủ đô từ các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… Vì vậy, chỉ khi các địa phương cùng chung tay, thực phẩm nhập lậu, hàng kém chất lượng, mất an toàn được kiểm soát từ gốc cho đến khâu lưu thông và tiêu thụ, thì thị trường thực phẩm mới có thể được cải thiện.
Với bản thân mỗi địa phương, việc tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành chức năng trong quản lý ATTP cũng cần được nâng cao và phối hợp chặt chẽ hơn. Hiện tại, có tình trạng các sở, ngành chỉ cố chăm lo hoàn thành nhiệm vụ theo phân công mà không cần quan tâm đến lĩnh vực của người khác. Từ đó dẫn đến một số mặt hàng thực phẩm bị buông lỏng, không thuộc trách nhiệm quản lý của sở, ngành nào, chẳng hạn như thạch rau câu, cháo ăn liền có thịt… Đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục ATVSTP các địa phương đều nhất trí rằng, nếu không cải thiện được thực trạng trên, ATTP sẽ vẫn là mối bất an lớn.
40% mẫu gà nhập lậu có dư lượng kháng sinh
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATVSTP – Bộ Y tế cho biết, Cục này vừa kiểm tra 28 mẫu thịt và gan gà nhập lậu mua ngẫu nhiên tại các chợ. Kết quả có khoảng 40% số mẫu còn dư lượng kháng sinh nhóm Cloramphenicol và kháng sinh Tetracyclin, cao hơn nhiều so với tỷ lệ mẫu gà lậu còn dư lượng kháng sinh do Bộ NN&PTNT công bố trước đó. Ông cũng cho biết, nếu không kiểm soát được gà nhập lậu từ Trung Quốc vào nội địa thì sẽ rất khó khăn cho các hộ chăn nuôi gà trong nước, “16 triệu con gà ở Bắc Giang sẽ không bán được cho ai”.
Truy tìm cua đồng đánh bắt bằng thuốc sâu
Thông tin mỗi ngày có hàng chục tấn cua đồng được đánh bắt bằng thuốc trừ sâu do các thương lái ở Quảng Bình thu gom và chuyển ra Hà Nội tiêu thụ, đang khiến người dân bất an. Chi cục ATVSTP Hà Nội cho biết, theo chỉ đạo của thành phố, ngày 27-11, Chi cục đã tiến hành lấy 8 mẫu cua (mua ở các chợ trên địa bàn) gửi làm kiểm nghiệm để truy tìm xem có dư lượng thuốc trừ sâu hay không. Kết quả kiểm nghiệm sẽ có trong 10-14 ngày tới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Chi cục này, khả năng cua đồng có dư lượng thuốc sâu không cao, bởi loài này vốn có sức chịu đựng yếu và nếu dùng thuốc sâu để đánh bắt thì chúng khó sống được.
Theo ANTD
Tạm ngừng tạm nhập tái xuất nội tạng động vật
Từ ngày 30-9 tới đây, sẽ tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (kể cả trường hợp đã có giấy phép) và các mặt hàng thực phẩm đông lạnh là phủ tạng, phụ phẩm gia súc phủ tạng, phụ phẩm gia cầm, là một trong những yêu cầu vừa được Bộ Công Thương đưa ra.
Theo Bộ Công Thương, thời gian gần đây, các cơ quan chức năng tại nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... liên tục bắt giữ các vụ vận chuyển nội tạng gia súc, gia cầm không đảm bảo VSATTP. Loại mặt hàng này do là hàng tạm nhập tái xuất nên không qua kiểm tra, kiểm nghiệm... Tuy nhiên, không ít trong số nguồn hàng này sau khi vận chuyển lên biên giới sẽ được xé lẻ, "đánh" ngược lại thị trường Việt Nam tiêu thụ.
Theo ANTD
Thực phẩm nhập khẩu Tết không tăng đột biến Cục Thú y vừa có báo cáo về tình hình nhập khẩu thịt, phụ phẩm gia súc, gia cầm sử dụng làm thực phẩm. Theo đó, tính đến ngày 19-11-2012, tổng số thịt, phụ phẩm gia súc, gia cầm nhập khẩu sử dụng làm thực phẩm hơn 82.000 tấn, (gần 7.500 tấn/tháng). Trong đó, chủ yếu thịt, phụ phẩm và nội tạng đỏ...