Hà Nội: Sẵn sàng ứng phó với bão số 2
Nhận định cơn báo số 2 nhiều khả năng ảnh hưởng đến Hà Nội, chiều 17/7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Xuân Việt, kiêm Trưởng ban Chỉ huy phòng chống lụt bão (PCLB) thành phố Hà Nội đã chủ trì cuộc họp bàn biện pháp ứng phó.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCLB thành phố, sau khi nhận được công điện của Ban Chỉ đạo PCLB trung ương, thành phố đã chỉ đạo khá quyết liệt, triển khai các phương án ứng phó với bão số 2. Trong ngày, các doanh nghiệp thuỷ lợi của thành phố đã chủ động vận hành 11 trạm bơm với 58 máy tiêu vợi nước đệm trong kênh mương nội đồng. Đồng thời sẵn sàng vận hàng 1.695 máy bơm tiêu úng nếu mưa lớn xảy ra.
Tại các địa phương, công tác kiểm tra hệ thống đê điều, khơi thông dòng chảy kênh mương được thực hiện khá ráo riết. Các hồ chứa đã được kiểm tra bảo đảm an toàn và hạ mực nước đề phòng mưa lớn. Các công ty điện lực, thoát nước, cây xanh bảo đảm quân số ứng trực 100% phục vụ tiêu úng, xử lý cây đổ, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông…
Sở Xây dựng đã yêu cầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp dừng thi công các công trình xây dựng, đặc biệt bảo đảm an toàn các công trình nhà cao tầng, chung cư cũ, thiết bị cẩu tháp…
Ban Chỉ huy PCLB thành phố Hà Nội triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 2.
Sở Công thương đã chuẩn bị lượng hàng hoá, lương thực, nhu yếu phẩm cứu trợ nhân dân trong mưa lũ. Sở Y tế chuẩn bị thuốc men, thiết bị ý tể để sẵn sàng cấp cứu người bị nạn. Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ động phối hợp với các địa phương sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu nếu tình huống xấu do mưa lũ gây nên. Công an thành phố đã triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội…
Video đang HOT
Vấn đề đặt ra, đến thời điểm này, các huyện, thị xã ngoại thành cơ bản cấy xong vụ mùa, trong trường hợp mưa 200-300 trên địa bàn thành phố sẽ rất bất lợi, vì vậy, cùng với các biện pháp chống úng ngập bảo vệ cây trồng, các địa phương phải chuẩn bị thóc giống, mạ dự phòng gieo cấy diện tích bị thiệt hại. Rút kinh nghiệm công tác phòng chống lũ bão những năm trước, Bộ Tư lệnh Thủ đô đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương hiệp đồng chặt chẽ cả về nhân lực, nhất là lực lượng thanh niên xung kích, dân quân tự vệ và vật tư, công cụ dụng cụ đầy đủ, thuận lợi cho việc khắc phục sự cố thiên tai.
Trong ngày 17/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã chuẩn bị 800 phương tiện và quân số ứng trực để giải quyết mọi tình huống trong mưa lũ. Liên quan đến bảo đảm an toàn tính mạng người dân, Sở Xây dựng đề nghị, thành phố khẩn trương chỉ đạo rà soát lại, tính toán nhà cấp bốn, chung cư cao tầng xuống cấp để có phương án sơ tán dân đế nơi an toàn trú tránh. Cùng với đó, có văn bản đôn đốc địa phương cảnh báo để nhân dân nắm được chung cư, nhà cũ dễ xảy ra sự cố; chủ động chằng chống nhà cửa để giảm thiệt hại do mưa bão gây nên…
Nhận định tình cơn bão, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Xuân Việt yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy PCLB thành phố triển khai các phương án PCLB, nghiêm túc thực hiện các công điện của trung ương và thành phố; theo dõi chặt chẽ, cập nhật thường xuyên diễn biến của bão, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với cơn bão số 2.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Xuân Việt lưu ý, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương dừng ngay việc thi công các công trình xây dựng, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, tránh tình trạng xảy ra đổ cột điện, tháp thông tin di động, cẩu pháp; chủ động phương án di dời sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố cao đến nơi an toàn, nhất là chung cư yếu, xuống cấp có thể gây mất an toàn đến tính mạng người dân; thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn nếu tình huống xấu xảy ra. Khi sự cố mưa bão xảy ra phải xử lý khắc phục sự cố ngay từ giờ đầu. Các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính chủ động cân đối bố trí kinh phí cho các dự án xử lý cấp bách đã và đang triển khai để củng cố đê điều trong mùa mưa bão.
Theo báo Hà Nội mới
Bão giật cấp 14 - 15 khi vào vịnh Bắc bộ
Vùng biển vịnh Bắc bộ bắt đầu từ tối nay 18.7 sẽ có gió mạnh dần lên cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 9 - 10. Vùng gần tâm bão đi qua gió cấp 12 - 13, giật cấp 14 - 15 khiến biển động dữ dội, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cảnh báo.
Đường đi của bão - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết đến 16 giờ ngày 17.7, vị trí tâm bão Rammasun (bão số 2) ở vào khoảng 17,1 độ vĩ Bắc và 114,7 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250 km về phía đông đông bắc. Vùng gần tâm bão gió mạnh cấp 13, tức là từ 134 - 149 km/giờ, giật cấp 15 - 16. Dự báo trong 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km. Đến 16 giờ ngày 18.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ vĩ Bắc và 110,3 độ kinh Đông trên vùng bờ biển phía đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão tăng lên cấp 13 - 14, tức là từ 134 - 166 km/giờ, giật cấp 16 - 17.
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, cho biết trong nhiều giờ qua bão vẫn giữ nguyên cường độ và hướng di chuyển. Đến 16 giờ ngày 19.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,7 độ vĩ Bắc và 106,1 độ kinh Đông trên đất liền các tỉnh phía đông Bắc bộ, sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9, tức là từ 62 - 88 km/giờ, giật cấp 10. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển giữa khu vực bắc và giữa biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 10 - 12, gần tâm bão đi qua cấp 13 - 14, giật cấp 16 - 17, biển động dữ dội. Đặc biệt từ chiều tối 18.7, vùng biển vịnh Bắc bộ, bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải và Vân Đồn có gió mạnh dần lên cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 10 - 11. Vùng gần tâm bão đi qua gió cấp 12 - 13, giật cấp 14 - 15, biển động dữ dội với sóng cao khoảng 5 - 6 m. Ở vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định từ đêm 18.7 có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 10 - 11, giật cấp 13 - 14. Các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và khu Đông Bắc có gió mạnh cấp 6 - 7, có nơi cấp 8 - 9.
Cũng theo ông Cường, bắt đầu từ đêm 18.7, các tỉnh Bắc bộ sẽ có mưa lớn. Trọng tâm mưa dự kiến là các tỉnh đồng bằng Bắc bộ gồm Hà Nội, Thái Bình và Hải Phòng. Mưa lớn nhất sẽ tập trung từ ngày 19 - 20.7.
Tỉa cây trước bão số 2 ở TP.Hạ Long, Quảng Ninh - Ảnh: Nguyễn Thúy Hằng
Sơ tán dân trước 16 giờ ngày 18.7
Sáng 17.7, tại Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão T.Ư, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì họp trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa để triển khai ứng phó với bão số 2. Phó thủ tướng yêu cầu cơ quan chức năng, thông tin đại chúng cập nhật thường xuyên, thông báo diễn biến cơn bão cho người dân chủ động ứng phó. Phó thủ tướng quán triệt các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa phải xác định có khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp trong bão số 2, chủ động các biện pháp ứng phó, phòng chống bão ở mức cao nhất.
"Ở các vùng ven biển dự kiến bão đổ bộ và vùng núi phía bắc, chính quyền địa phương chủ động phương án di dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng trũng, có nguy cơ sạt lở và xảy ra lũ quét. Công việc sơ tán dân, chuẩn bị phòng chống bão phải hoàn thành trước 16 giờ chiều 18.7", ông Hải nhấn mạnh.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ có công điện gửi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quãng Ngãi, các tỉnh khu vực Bắc bộ cùng các bộ, ngành T.Ư. Công điện yêu cầu, UBND các tỉnh, thành phố và các bộ ngành T.Ư đình hoãn các cuộc họp chưa thực sự cần thiết, tập trung tối đa triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và các công trình, đặc biệt là hệ thống đê điều, hồ đập, công trình đang thi công dang dở, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn trước cơn bão số 2; bằng mọi biện pháp gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão. Tùy diễn biến cụ thể của cơn bão, các địa phương chủ động ra lệnh cấm biển, không cho tàu thuyền ra khơi hoặc cho học sinh nghỉ học, đảm bảo an toàn trong mưa bão.
Hàng chục chuyến bay bị ảnh hưởng vì thời tiết xấu Vietnam Airlines ngày 17.7 cho biết bão Rammasun gây mưa lớn kèm theo sấm chớp kéo dài từ 8 - 11 giờ sáng qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến 16 chuyến bay đi/đến Hà Nội. Trong đó có 3 chuyến quốc tế đi Moscow (Nga), Thượng Hải (Trung Quốc), Viêng Chăn (Lào) và 13 chuyến nội địa giữa Hà Nội - TP.HCM/Điện Biên/Pleiku/Đồng Hới. Thời tiết xấu còn gây chậm chuyến dây chuyền đến 6 chuyến bay giữa TP.HCM - Đồng Hới, Hà Nội - Điện Biên, Viêng Chăn - Phnom Penh - TP.HCM. Tổng cộng có 22 chuyến bay buộc phải lùi thời gian khởi hành từ 35 phút đến 1 tiếng 35 phút so với kế hoạch và hơn 3.000 hành khách bị ảnh hưởng. M.Vọng
Hải Phòng: Giá thực phẩm tăng 2 - 2,5 lần Sau một cơn mưa khá lớn lúc trưa qua nhiều người tưởng bão đã về, khiến giá thực phẩm tại các chợ tăng gấp 2 đến 2,5 lần, chiều qua tại Hải Phòng trời nắng ráo. Trước đó, kỳ họp thứ 9, HĐND TP.Hải Phòng khóa 14 đã kết thúc sớm nửa ngày để tập trung cho việc chống bão. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, chiều qua hầu hết các tàu đánh cá ở H.Thủy Nguyên, Q.Đồ Sơn đã nằm bờ, không ra khơi. Tại Bạch Long Vĩ, khoảng 600 tàu cá đang trên đường trở về đất liền. Quảng Ninh: Cấm tàu du lịch ra khơi Từ trưa qua, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã ra lệnh cấm toàn bộ tàu du lịch ra vịnh, đồng thời cấm dịch vụ nghỉ đêm trên vịnh. UBND TP.Hạ Long đã di dời xong 6 hộ gia đình tại khu bờ kè P.Bãi Cháy, cưỡng chế 31 hộ gia đình tại các nhà bè trên vịnh Hạ Long lên bờ; 654 khách du lịch trên đảo Cô Tô, Minh Châu đã về bờ an toàn. Thái Bình "cấm biển" Sáng qua, tất cả tàu thuyền đã bị cấm ra khơi. Tại 2 huyện Tiền Hải, Thái Thụy, UBND tỉnh yêu cầu di dời toàn bộ số lao động nuôi trồng thủy, hải sản ngoài đê cũng như các ngư dân trên tàu cá vào neo đậu trong đê.
Theo TNO
Bão số 2 giật lên cấp 17, cách Hoàng Sa 250 km Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết lúc 4 giờ sáng 18.7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 18,8 độ vĩ bắc; 112,9 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250 km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166...