Hà Nội sẵn sàng phương án, lộ trình chuyển đổi số
Theo Dự thảo Chương trình Chuyển đổi số TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, mục tiêu đặt ra đến năm 2030 Hà Nội thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, về công nghệ thông tin, về chỉ số cạnh tranh.
Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc triển khai thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020, Sở Thông tin và Truyền thông đã dự thảo và trình UBND TP Hà Nội Chương trình Chuyển đổi số TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2030, TP Hà Nội phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính quyền TP, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Hướng đến mục tiêu TP Hà Nội phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế. Đến năm 2030, Hà Nội trở thành TP “Xanh – Thông minh – Hiện đại” với chuyển đổi số là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo.
Chương trình Chuyển đổi số TP Hà Nội nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu. Với các mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2025, Hà Nội thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, về công nghệ thông tin, về chỉ số cạnh tranh, về đổi mới sáng tạo, về an toàn, an ninh mạng.Hà Nội đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về Khoa học dữ liệu (Data Science) và Trí tuệ nhân tạo (AI).
Video đang HOT
Về phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: Phấn đấu 100% TTHC có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4, có thể thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp TP, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng họp báo cáo định kỳ và báo cáo về kinh tế – xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND TP về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ và TP. 100% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của TP. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chính chính trị – xã hội của TP. Cơ bản hoàn thành xây dựng Chính quyền điện tử của TP trước năm 2025, hướng tới hình thành Chính quyền số TP Hà Nội;
Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30%. Tốc độ tăng năng suất lao động từ 7 – 7,5%. Hoàn thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của TP.
Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; mọi người dân được truy cập Internet băng rộng với chi phí thấp. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
Dự thảo đặt mục tiêu đến năm 2025 mọi người dân được truy cập internet băng thông rộng với chi phí thấp (ảnh T.A)
Dự thảo cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, về công nghệ thông tin, về chỉ số cạnh tranh, về đổi mới sáng tạo, về an toàn, an ninh mạng.
Về phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: Phấn đấu 100% hồ sơ công việc tại cấp Thành phố, 100% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của TP. Hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chính chính trị – xã hội của TP.
Đặc biệt, phấn đấu cơ bản hoàn thành Chính quyền số TP Hà Nội; Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm 3 địa phương đứngđầu cả nước về phát triển Chính quyền điện tử, xây dựng Chính quyền số. Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; dữ liệu được chia sẻ rộng khắp (trừ những dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Kinh tế số phát triển mạnh mẽ; phấn đấu giá trị đạt được của kinh tế số chiếm trên 40% GRDP của TP Hà Nội. Năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm. Hà Nội là Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước.
Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang toàn Thành phố, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G. Tỷ lệ dân số có tài khoảnthanh toán điện tử trên 80%
Để thực hiện các mục tiêu trên, TP sẽ triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp chủ ý, trong đó tập trung vào 3 trụ cột chính gồm: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.Với các giải pháp cụ thể liên quan đến: Chuyển đổi nhận thức; Kiến tạo thể chế; Phát triển Hạ tầng và nền tảng số; Thông tin và Dữ liệu số; Hoạt động chuyển đổi số; An toàn, an ninh mạng; Đào tạo và phát triển nhân lực.
Hà Nội: Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 641/UBND-NC về thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 09-2-2021 của Chủ tịch UBND thành phố.
Ảnh minh họa
Công văn nêu rõ, ngày 09-02-2021, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội.
Để tăng cường thực hiện thường xuyên, nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị, UBND thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung Chỉ thị số 04/CT-UBND đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
UBND thành phố giao Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan báo, đài của thành phố: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hànộimới, Báo Kinh tế và Đô thị có chương trình, kế hoạch tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức và nhân dân.
UBND thành phố cũng giao Văn phòng UBND thành phố, Sở Nội vụ tiếp tục theo dõi việc thực hiện nội dung chỉ đạo này; kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND thành phố có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có).
Hỗ trợ người dân xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) tiêu thụ khoảng 864 tấn nông sản Chiều 4-3, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Văn phòng UBND thành phố tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 năm 2021 của thành phố Hà Nội. Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Dũng, Người phát ngôn của UBND thành phố Hà Nội chủ trì họp báo. Quyền...