Hà Nội rút kinh nghiệm cấp sổ đỏ
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các sở ngành cần rút kinh nghiệm, đồng thời hạn chế, chấn chỉnh các tồn tại, yếu kém trong quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá kết quả cấp sổ đỏ của Hà Nội vẫn chưa đáp ứng mục tiêu đề ra, nhất là tại các dự án phát triển nhà ở. Trong đó, việc đo đạc lập hồ sơ địa chính, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn chậm, chưa đồng bộ, chưa tạo ra sự quyết tâm và chuyển biến mạnh mẽ ở từng địa phương.
Hà Nội sẽ gắn trách nhiệm cá nhân trong việc cấp sổ đỏ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do quá trình triển khai có nhiều quy định liên quan đến cấp sổ đỏ, hồ sơ kê khai chưa đầy đủ theo quy định. Bên cạnh đó, cán bộ được giao nhiệm vụ ở nhiều quận, huyện chưa đồng bộ…
Để cơ bản hoàn thành việc cấp sổ đỏ lần đầu theo yêu cầu của Quốc hội, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội phải tiếp tục rà soát, giảm bớt, rút ngắn các thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận, nhất là việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà của các dự án phát triển nhà ở.
Hà Nội cũng phải đưa ra quy định cụ thể trách nhiệm của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và trách nhiệm các quận, huyện trong việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó cũng phải gắn trách nhiệm của tổ chức, từng cá nhân trong việc thực hiện cấp giấy chứng nhận.
Video đang HOT
Từ những phân tích trên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường, các quận huyện rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phát huy điểm tích cực, hạn chế và chấn chỉnh các tồn tại, yếu kém trong quản lý Nhà nước về đất đai.
Trước ngày 31/7, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phải báo cáo UBND thành phố Hà Nội về việc rà soát, giảm bớt và rút ngắn các thủ tục hành chính trong công tác cấp sổ đỏ, nhất là việc cấp sổ đo cho người mua nhà ở các dự án phát triển nhà ở; quy định cụ thể trách nhiệm của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và trách nhiệm của các quận, huyện trong việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; gắn trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc cấp giấy chứng nhận.
Theo Dantir
Gia đình liệt sỹ 12 năm chìm trong đau khổ vì UBND huyện Thanh Trì
Ngày 27/7 là dịp tưởng nhớ những người đã hy sinh vì tổ quốc, là ngày động viên các gia đình thương binh liệt sỹ, thế nhưng, ở xã Đông Mỹ, gia đình mẹ liệt sỹ Triệu Thị Mão vẫn chưa thoát cảnh khốn đốn vì 2 cuốn sổ đỏ cấp sai quy định.
ảnh minh họa
Nối tiếp loạt bài về "kỳ án" mất đất có nhiều oan khuất của gia đình mẹ liệt sỹ Triệu Thị Mão, mới đây, báo Dân trí có thêm 2 bài viết "Sổ đỏ cấp trái pháp luật ở huyện Thanh Trì vẫn được "đặc cách" tồn tại" và "TP. Hà Nội yêu cầu huyện Thanh trì hủy bỏ sổ đỏ cấp trái pháp luật".Bài viết nhận được nhiều ý kiến bạn đọc bức xúc khi UBND huyện Thanh Trì để tình trạng này xảy ra với một gia đình liệt sỹ và kéo dài suốt hàng chục năm.
Theo những tài liệu PV Dân trí thu thập được, mảnh đất 1020m2là tài sản gia đình cụ Triệu Thị Mão sử dụng từ những năm 50 thế kỷ trước, đất có nguồn gốc do hai cụ Nguyễn Văn Sụn và Nguyễn Thị Nghĩa để lại với diện tích ban đầu 2.036m2. Sau khi vợ chồng cụ Nguyễn Văn Sụn và Nguyễn Thị Nghĩa qua đời, cụ Nguyễn Văn Kế và vợ là Triệu Thị Mão tiếp tục quản lý và sử dụng 2.036m2đất.
Năm 1956, cụ Nguyễn Văn Kế chia cho người em ruột là ông Nguyễn Văn Sáu một phần diện tích đất và gia đình bà Mão còn sử dụng 1020m2. Sau khi cụ Nguyễn Văn Kế qua đời năm 1988, cụ Mão và các con tiếp tục sử dụng ổn định phần diện tích này.
Năm1993, ông Nguyễn Văn Tạo (con trai út của bà Mão) đã tự ý nhờ người viết hộ đơn xin chia tách đôi thửa đất gia đình bà Mão đang ở thành 2 phần bằng nhau. Cá nhân ông Tạo đứng tên 510m2, phần diện tích 510m2còn lại đứng tên em họ Nguyễn Văn Chung (bị tâm thần từ nhỏ) vì nghe đồn ai làm sổ đỏ có nhiều đất sẽ bị thu hẹp, hoặc phải đóng thuế cao hơn.
Tất cả giấy tờ liên quan đến việc cấp sổ đỏ đều do ông Tạo tự kê khai và nộp lên xã Đông Mỹ. Nhận được hồ sơ, UBND xã Đông Mỹ cũng không cử người đi khảo sát, đo đạc, cắm mốc giới mà vẫn hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Tạo và ông Chung. Đơn đăng ký QSDĐ của ông Nguyễn Văn Chung không có cả chữ kỹ, trong sổ đỏ cấp cho ông Tạo và ông Chung được cấp không có sơ đồ trích lục thửa đất.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Tạo chia sẻ: "Năm 1993, do trình độ tôi không hiểu biết thì tôi có tự kê khai không cho cụ biết và kê khai tách đất. Tôi đã nhờ một người viết hộ cho anh Nguyễn Văn Chung bị tâm thần từ bé nên tôi nghĩ sau này vẫn là của mình. Đầu năm 2002, cô Nguyễn Thị Bình (chị gái Nguyễn Văn Chung) về nhà bảo cụ tôi phân chia lại đất thì lúc đó cụ tôi và chị em trong gia đình mới biết".
Vụ việc trên đã kéo dài 12 năm khiến gia đình mẹ liệt sỹ Triệu Thị Mão hao tổn thời gian, tiền bạc, danh dự. Nỗi bức xúc của gia đình ngày càng lớn khi bà Nguyễn Thị Bình đến đập phá tường rào và đóng cọc trên đất của cụ Mão đòi phân chia đất.
Thậm chí, đến nay nhà cửa và các công trình trên thửa đất này đã xuống cấp nghiêm trọng, nhưng con cháu cụ Triệu Thị Mão cũng đành "ngậm ngùi" chấp nhận mà không được phép tu sửa vì vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm.
Sau khi báo Dân trí phản ánh sự việc, ngày 8/7/2013, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký văn bản số 4864/UBND - BTCD yêu cầu UBND huyện Thanh Trì kiểm tra, xử lý vụ việc trên.
Sau khi lãnh đạo TP. Hà Nội có ý kiến chỉ đạo, PV Dân trí đã đến UBND huyện Thanh Trì đặt lịch làm việc. Trao đổi với PV Dân trí ngày 16/7/2013, một cán bộ Phòng Hành chính cho biết, UBND huyện Thanh Trì vừa nhận được văn bản số 4864/UBND-BTCD của TP. Hà Nội nên cần có thêm thời gian báo cáo lãnh đạo trước khi sắp xếp lịch làm việc.
Bà Nguyễn Thị Nhung (con gái mẹ liệt sỹ Triệu Thị Mão) bức xúc nói: "Tôi yêu cầu chính quyền huyện thu hồi và hủy 2 quyển sổ đỏ trả lại khuân viên đất cho gia đình tôi để tôi sửa sang gian nhà, thắp hương cho anh tôi là liệt sỹ. Khi anh tôi đi bộ đội là năm 1965, mảnh đất vẫn nguyên, đến năm 1968, ông hy sinh. Bây giờ tôi mong vụ việc sớm được giải quyết để mẹ tôi, anh tôi và các cụ ở nơi chín suối được chứng nhận khuân viên đất vẫn là một thửa và nguyên vẹn".
Liên quan đến vụ việc trên, trao đổi với PV Dân trí, Luật sư Lê Văn Thiệp, Văn phòng Luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: "Theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác, đối với đất đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, nếu có nhầm lẫn, sai sót thì chính cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ra quyết định hủy quyết định hành chính mà mình ban hành. Do vậy, UBND huyện Thanh Trì cần khẩn trương thu hồi và hủy bỏ hai sổ đỏ đã cấp trái luật trên, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm minh với các cán bộ để xảy ra sai phạm, làm rõ hành vi trên của họ là do trình độ kém hiểu biết ngay vì động cơ không trong sáng dẫn đến việc cấp sổ đỏ trái pháp luật trên.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo giải quyết vụ dòng họ Hoàng mất nhà thờ ở Đông Anh Sau khi báo Dân trí phản ánh việc dòng họ Hoàng ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh đứng trước nguy cơ mất nhà thờ họ có từ hàng trăm năm, ngày 9/7/2013, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo UBND huyện Đông Anh xem xét, giải quyết vụ việc này. Văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ...