Hà Nội rung lắc vì dư chấn động đất cấp 5
Khoảng 21h tối 24.3, Hà Nội bị rung động do ảnh hưởng của trận động đất mạnh 7 độ richter ở khu vực biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanmar.
Bản đồ dư chấn động đất
Người dân Hà Nội ở hàng loạt chung cư cao tầng tại các khu vực Trung Hòa – Nhân Chính, Thụy Khuê, Thanh Xuân, Linh Đàm… đều cảm nhận được sự chao đảo.
Cơn rung chấn bất ngờ này ảnh hưởng rõ nhất tại các tòa nhà cao tầng. Trao đổi nhanh với Dân Việt, chị Mai Hương ở chung cư 18T1 Trung Hòa – Nhân Chính cho biết: “Đang nằm trên giường thì tôi thấy nhà rung rung, đầu mình váng lên, hơi quay quay. Ngắt quãng một chút lại rung lên một cơn như thế nữa khiến mình thấy khá sợ”.
Thậm chí, quản trị tòa nhà đã phải gọi loa cảnh báo khả năng có động đất và đề nghị người dân khóa cửa đi xuống đường bằng cầu thang bộ, không nên sử dụng cầu thang máy để bảo đảm an toàn.
Từ trên tầng 9 một khu chung cư cao tầng gần Hồ Tây, anh Quang Phương miêu tả bộ đèn chùm của nhà anh còn rung lên bần bật. Người dân tại đây đã nhanh chóng di chuyển về phía Hồ Tây và những khu đất trống để nghe ngóng tình hình.
Tại khu đô thị Đền Lừ 2, quận Hoàng Mai, nhiều người dân ở các khu nhà cao tầng đã cảm nhận được sự rung chuyển. Cánh cửa nhiều hộ gia đình tự động bật khỏi ổ khoá chao đảo, nhiều vật dụng trong phòng tự nhiên đổ xuống nền nhà.
Người dân ở chung cư 18T1 Trung Hòa – Nhân Chính đổ xô xuống đường ngay sau khi thấy hiện tượng rung lắc. Ảnh: Phong Anh
Ở tòa nhà 15 tầng H10 Thanh Xuân trên đường Nguyễn Trãi, người dân cũng cảm nhận được sự rung lắc. Anh Nguyễn Văn Dung – nhân viên làm việc trong tòa nhà cho biết: “Khi đang trong thang máy, tôi nghe thấy tiếng leng keng, đi ra ngoài thì thấy đèn trần va đập vào nhau”.
“Cơn rung lắc chỉ xảy ra trong 5 – 10 giây rồi không thấy gì nữa, tuy nhiên, nhiều người ở các tầng cao đã chạy ngay xuống tầng một vì lo sợ động đất”, anh Dung cho biết thêm.
Video đang HOT
Tại mặt đất, nhiều người cũng có cảm giác rõ rệt với sự rung chuyển lắc lư, trong giây lát chân bỗng như thoát rời khỏi mặt đất.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết, tối 24.3, một trận động đất mạnh 7 độ richter đã xảy ra tại phía Đông Bắc Myanmar, gần khu vực biên giới với Thái Lan và Lào.
Cơ quan trên cũng cho hay, trận động đất xảy ra cách thành phố Chiang Rai của Thái Lan 110km về phía Bắc, có tâm chấn dưới độ sâu hơn 230km và làm các tòa nhà ở thủ đô Bangkok lắc lư nhẹ.
Thông tấn xã Việt Nam trích lời Tiến sỹ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Vật lý Địa cầu (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết tại Hà Nội, chúng ta đã phải chịu đợt rung chấn. Cơn rung lắc đã diễn ra liên tiếp hai lần.
Cũng theo ông Lê Huy Minh, với cường độ trên 7 độ Richter, ở Thái Lan sẽ phải chịu thiệt hại khá nặng nề.
Theo VTC, lúc 20h, một trận động đất 7 độ richter diễn ra ở biên giới Việt Lào. Trận động đất ở biên giới Việt Lào đã gây dư chấn cấp 5 ở Hà Nội và cấp 6 ở một số nơi thuộc vùng Tây Bắc (hiện ghi nhận tại Điện Biên có dư chấn cấp 6).
Đây là một trận động đất mạnh ở tâm chấn nhưng cách xa Hà Nội (chấn động mạnh nhất theo thang quốc tế là đến cấp thứ 12).
Trước đó, các nhà chuyên môn đã cảnh báo, Hà Nội có thể xảy ra động đất mạnh 6,1 đến 6,5 độ richter, với tâm chấn sâu 15-20km liên quan đến hoạt động của các đứt gãy kiến tạo sông Hồng, sông Chảy.
Gần đây, năm 1983, Hà Nội bị ảnh hưởng của dư chấn động đất có cường độ 4,5 richter, tương đương cấp 6.
Năm 2007, Hà Nội đã xảy ra chấn động mạnh cấp 3-4 do ảnh hưởng của động đất 6,1 độ richter tại khu vực phía Bắc Lào.
Giữa tháng 5.2008, Hà Nội cũng đã bị ảnh hưởng của dư chấn động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, với cường độ cấp 3.
Theo đánh giá phân loại của Viện Vật lý địa cầu, khu vực huyện Đông Anh, phía tây Hồ Tây có nền đất tốt hơn cả; khu vực quận Ba Đình, tây nam huyện Từ Liêm có nền đất thuộc dạng trung bình, khu vực quận Hoàn Kiếm nằm trên nền đất yếu và khu vực quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì nằm trên nền đất xấu nhất.
Theo Dân Việt
Hà Nội rung lắc vì dư chấn động đất cấp 3-4
Khoảng 21h tối 24.3, người dân Hà Nội ở hàng loạt chung cư cao tầng tại các khu vực Trung Hòa - Nhân Chính, Thụy Khuê, Thanh Xuân, Linh Đàm... đều cảm nhận được sự chao đảo.
Bản đồ Hà Nội. Ảnh: Google Maps
Cơn rung chấn bất ngờ này ảnh hưởng rõ nhất tại các tòa nhà cao tầng. Trao đổi nhanh với Dân Việt, chị Mai Hương ở chung cư 18T1 Trung Hòa - Nhân Chính cho biết: "Đang nằm trên giường thì tôi thấy nhà rung rung, đầu mình váng lên, hơi quay quay. Ngắt quãng một chút lại rung lên một cơn như thế nữa khiến mình thấy khá sợ".
Thậm chí, quản trị tòa nhà đã phải gọi loa cảnh báo khả năng có động đất và đề nghị người dân khóa cửa đi xuống đường bằng cầu thang bộ, không nên sử dụng cầu thang máy để bảo đảm an toàn.
Từ trên tầng 9 một khu chung cư cao tầng gần Hồ Tây, anh Quang Phương miêu tả bộ đèn chùm của nhà anh còn rung lên bần bật. Người dân tại đây đã nhanh chóng di chuyển về phía Hồ Tây và những khu đất trống để nghe ngóng tình hình.
Tại khu đô thị Đền Lừ 2, quận Hoàng Mai, nhiều người dân ở các khu nhà cao tầng đã cảm nhận được sự rung chuyển. Cánh cửa nhiều hộ gia đình tự động bật khỏi ổ khoá chao đảo, nhiều vật dụng trong phòng tự nhiên đổ xuống nền nhà.
Ở tòa nhà 15 tầng H10 Thanh Xuân trên đường Nguyễn Trãi, người dân cũng cảm nhận được sự rung lắc. Anh Nguyễn Văn Dung - nhân viên làm việc trong tòa nhà cho biết: "Khi đang trong thang máy, tôi nghe thấy tiếng leng keng, đi ra ngoài thì thấy đèn trần va đập vào nhau".
"Cơn rung lắc chỉ xảy ra trong 5 - 10 giây rồi không thấy gì nữa, tuy nhiên, nhiều người ở các tầng cao đã chạy ngay xuống tầng một vì lo sợ động đất", anh Dung cho biết thêm.
Tại mặt đất, nhiều người cũng có cảm giác rõ rệt với sự rung chuyển lắc lư, chân có cảm giác như thoát rời khỏi mặt đất.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết, tối 24.3, một trận động đất mạnh 7 độ richter đã xảy ra tại phía Đông Bắc Myanmar, gần khu vực biên giới với Thái Lan và Lào.
Cơ quan trên cũng cho hay, trận động đất xảy ra cách thành phố Chiang Rai của Thái Lan 110km về phía Bắc, có tâm chấn dưới độ sâu hơn 230km và làm các tòa nhà ở thủ đô Bangkok lắc lư nhẹ.
Thông tấn xã Việt Nam trích lời Tiến sỹ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Vật lý Địa cầu (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết tại Hà Nội, chúng ta đã phải chịu đợt rung chấn cấp 3-4. Cơn rung lắc đã diễn ra liên tiếp hai lần.
Cũng theo ông Lê Huy Minh, với cường độ trên 7 độ Richter, ở Thái Lan sẽ phải chịu thiệt hại khá nặng nề.
Theo VTC, lúc 20h, một trận động đất 7 độ richter diễn ra ở biên giới Việt Lào. Trận động đất ở biên giới Việt Lào đã gây dư chấn cấp 5 ở Hà Nội và cấp 6 ở một số nơi thuộc vùng Tây Bắc (hiện ghi nhận tại Điện Biên có dư chấn cấp 6).
Đây là một trận động đất mạnh ở tâm chấn nhưng cách xa Hà Nội (chấn động mạnh nhất theo thang quốc tế là đến cấp thứ 12).
Trước đó, các nhà chuyên môn đã cảnh báo, Hà Nội có thể xảy ra động đất mạnh 6,1 đến 6,5 độ richter, với tâm chấn sâu 15-20km liên quan đến hoạt động của các đứt gãy kiến tạo sông Hồng, sông Chảy.
Gần đây, năm 1983, Hà Nội bị ảnh hưởng của dư chấn động đất có cường độ 4,5 richter, tương đương cấp 6.
Năm 2007, Hà Nội đã xảy ra chấn động mạnh cấp 3-4 do ảnh hưởng của động đất 6,1 độ richter tại khu vực phía Bắc Lào.
Giữa tháng 5.2008, Hà Nội cũng đã bị ảnh hưởng của dư chấn động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, với cường độ cấp 3.
Theo đánh giá phân loại của Viện Vật lý địa cầu, khu vực huyện Đông Anh, phía tây Hồ Tây có nền đất tốt hơn cả; khu vực quận Ba Đình, tây nam huyện Từ Liêm có nền đất thuộc dạng trung bình, khu vực quận Hoàn Kiếm nằm trên nền đất yếu và khu vực quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì nằm trên nền đất xấu nhất.
*Ấn F5 để tiếp tục cập nhật...
Theo Dân Việt
Nhiều bí ẩn trong vụ động đất ở Nhật Bản Theo NHK, một ủy ban chuyên gia của chính phủ Nhật kết luận rằng trận động đất mạnh 8,9 độ Richter lần này xảy ra với 4 tâm chấn, trải trên diện rộng hơn so với dự đoán. Bốn khu vực tâm chấn tạo thành một vành đai dài vài trăm kilômét, từ ngoài khơi tỉnh Miyagi tới ngoài khơi tỉnh Ibaraki. Ủy...