Hà Nội rực cờ hoa chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô
Những ngày này, phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa, đèn chiếu sáng để chào mừng kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2014).
Hà Nội như được thay áo mới. Dọc các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Bông, Bà Triệu… được trang hoàng rực rỡ cờ hoa và đèn chiếu sáng. Pa – nô áp phích với dòng chữ “Chào mừng kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô” ngập phố phường Hà Nội.
Xung quanh hồ Gươm, tượng đài Lê Nin… hình ảnh thủ đô ngàn năm văn hiến cùng dòng chữ kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô được kết bằng hoa đẹp lộng lẫy. Công nhân Công ty Môi trường đô thị, Công ty Công viên cây xanh… hoạt động hết công suất để chỉnh trang phố phường, cắt tỉa cây cối.
Nhà dân trên các tuyến phố đồng loạt treo cờ đỏ sao vàng khiến phố phường Hà Nội rực rỡ trước ngày kỷ niệm sự kiện trọng đại sắp diễn ra.
Thanh Niên Online ghi lại hình ảnh phố phường Hà Nội “khoác” áo mới trước ngày chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô.
Phố phường Hà Nội trang hoàng rực rỡ trước lễ kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô
Video đang HOT
Công nhân Công ty Môi trường đô thị, Công ty Công viên cây xanh… hoạt động hết công suất để chỉnh trang phố phường, cắt tỉa cây cối
Hệ thống đèn trang trí ánh sáng phục vụ kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô được đặc biệt chú trọng
Hồ Gươm những ngày này như lộng lẫy hơn bởi hình ảnh thủ đô văn hiến, dòng chữ kỷ niệm 60 năm được kết bằng hàng ngàn bông hoa nhỏ
Phố phường ngập pa-nô, áp phích chào mừng
Tượng đài Lê Nin nổi bật với dòng chữ “60 năm giải phóng Thủ đô”
Cột cờ Hà Nội là niềm tự hào của người dân thủ đô
Nhà dân, cửa hàng trên các tuyến phố đồng loạt treo cờ Tổ quốc khiến phố phường trở nên rực rỡ
Theo TNO
Di sản kiến trúc Pháp giữa Thủ đô
Đặt dấu ấn lên nhiều công trình ở Thủ đô Hà Nội với nhiều phong cách độc đáo, kiến trúc Pháp góp phần tạo nên nét cổ kính, duyên dáng của thành phố với những giá trị lịch sử không thể nào lãng quên.
Nhà thờ Lớn Hà Nội
Thời kỳ đầu của kiến trúc Pháp
Theo KTS Nguyễn Quốc Thông - tác giả cuốn sách "Thăng Long - Hà Nội, mười thế kỷ đô thị hóa" thì dấu ấn kiến trúc Pháp đặt lên Thủ đô Hà Nội có thể được tính từ năm 1873, khi Pháp được triều đình nhượng cho khu Nhượng địa với diện tích 2,5ha ven sông Hồng. Tuy nhiên trong một thời gian rất ngắn, diện tích này "nảy nở" tới hơn 18ha, kéo dài từ đầu Nhà hát Lớn cho tới cuối Bệnh viện Hữu nghị ngày nay. Những công trình đầu tiên được người Pháp xây dựng ở dải đất này chủ yếu là phục vụ quân đội và bộ máy hành chính của quân đội, nhà truyền giáo và một số nhà ở cho các sỹ quan. Đây là những công trình tiêu biểu cho kiến trúc thô sơ kiểu thực dân với hành lang chạy xung quanh nhà hai tầng. Cùng trong thời gian này cũng xuất hiện các công trình Thiên chúa giáo, mà điển hình là Nhà thờ Lớn Hà Nội - được xây dựng ở vị trí chùa Báo Thiên trước kia.
10 năm sau tức năm 1883, Pháp đánh thành lần thứ 2 và chiếm được Hà Nội. Người Pháp xây những trại lính, nhà hành chính. Tuy nhiên kiến trúc của các công trình này chưa có gì thay đổi so với trước đó, có thể kể tên ra đó là Bảo tàng Quân đội hay Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam hiện nay. Dấu mốc kể ra từ khi người Pháp cho xây dựng những con đường đầu tiên vào khoảng năm 1886, nối khu Nhượng địa với khu thành mà họ chiếm được, gồm phố Tràng Tiền, Tràng Thi, Hàng Khay. Công trình hành chính đầu tiên được xây dựng là Tòa Đốc lý - chính là UBND thành phố hiện tại, là trái tim của khu trung tâm hành chính được người Pháp thiết lập nên như Ngân hàng, Kho bạc, Tòa Thống sứ... Phía Tràng Tiền là các công trình buôn bán tư nhân của người Ấn, người Hoa, nhà in... tạo nên một tuyến phố thương mại. Bên kia hồ, người Pháp làm khu truyền giáo với nhà thờ, trường dòng, phố cho những cha cố ở...
Nhà hát Lớn Hà Nội - được ví như "món nữ trang" của thành phố
Những "viên ngọc" giữa Thủ đô
Nếu như người Pháp đã xây dựng những cơ sở đầu tiên về hành chính, chính trị, tôn giáo xung quanh hồ Hoàn Kiếm thì khu vực Ba Đình được chọn để thiết lập trung tâm hành chính - chính trị Đông Dương. Tiêu biểu nhất cho cụm công trình này là Phủ Chủ tịch, tức Phủ toàn quyền Đông Dương trước kia được xây dựng năm 1907. Đây là một công trình bề thế, mang phong cách tân cổ điển - phong cách kiến trúc thịnh hành điển hình cho văn hóa châu Âu, sử dụng những hình thức trang trí phong phú như Phục hưng, La Mã, Baroque... Phong cách này ảnh hưởng lớn đến các công trình văn hóa, trong đó có Nhà hát Lớn và khách sạn Metropole.
Trong cuốn sách "Hà Nội một chốn rong chơi", chuyên gia kinh tế Martin Rama đã ví von, Nhà hát Lớn giống như "món trang sức" của thành phố. Được hoàn thành vào năm 1911, nơi đây giữ được nét giản dị trong kiến trúc cổ điển Pháp thế kỷ 18 với kết cấu mái hai mảng lợp ngói đá đen, kết hợp với các họa tiết trang trí bên trong tạo nên dáng vẻ thanh thoát, tinh tế. Nằm không xa Nhà hát Lớn là khách sạn Metropole với kiến trúc có sự pha trộn giữa cổ điển và Art Décor với tường trắng, khung cửa xanh và những họa tiết tinh xảo, trang nhã, không quá phô trương, giữ được nhịp khu phố và hòa hợp với các kiến trúc xung quanh.
Ra đời muộn hơn nhưng lại được coi là thành tựu của kiến trúc Pháp, khi vừa đảm bảo yếu tố về cảnh quan, lại phù hợp điều kiện sống, văn hóa bản địa đó là phong cách kiến trúc Đông Dương. Đây là sự kết hợp giữa phong cách Pháp - với mặt bằng rất "phương Tây", đăng đối, bề thế, nhưng mặt đứng vay mượn các thành phần Á Đông như bộ mái, hành lang, hiên, mái rộng... chống mưa, chống nóng, đặc biệt thích ứng với điều kiện khí hậu Việt Nam. Những công trình thừa hưởng tinh hoa của phong cách này là Nhà thờ Cửa Bắc, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Viện Pasteur..., hiện vẫn còn lưu giữ được nét kiến trúc cực kỳ tinh tế.
Mặc dù, hiện nay đã có công trình hoàn toàn biến mất và cả những công trình không còn vẹn nguyên như trước, nhưng kiến trúc Pháp vẫn luôn được coi là di sản quý giá và niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Theo ANTD
Hà Nội: Cây đổ chắn ngang đường, ô tô cũng phải "leo" vỉa hè Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, đêm qua 16/9, một số tuyến phố của Thủ đô Hà Nội đã xuất hiện tình trạng cây xanh bị quật đổ. Có tuyến phố cây đổ chắn hết lòng đường, dòng phương tiện buộc phải lên vỉa hè để đi. Ghi nhận lúc 21h15 tối qua (16/9), tại Hà Nội bắt đầu xuất hiện...