Hà Nội: Rơi vào hộp kỹ thuật thang máy, một người tử vong
Mở cửa thang máy để kiểm tra, người bảo vệ bước chân vào bên trong mà không biết bên trong không có cabin. Rơi từ tầng 7 xuống đất, người đàn ông này tử vong tại chỗ.
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 8h sáng nay, 30/6, tại nhà N5A khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Nạn nhân được xác định là ông Trần Anh Tuấn (SN 1964, quê Phú Thọ), nhân viên bảo vệ tòa nhà trên.
Tòa nhà nơi xảy ra vụ việc.
Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, ông Tuấn cùng một số người lên tầng 7 của tòa nhà 11 tầng này để kiểm tra thang máy bị hỏng. Lúc này, cabin thang máy đang ở dưới tầng 1. Không chú ý quan sát, ông Tuấn bước vào bên trong và bị rơi thẳng xuống dưới, tử vong tại chỗ.
Nhận tin báo, lực lượng công an phường sở tại và cán bộ Công ty quản lý nhà Hà Nội đã đến hiện trường, ghi nhận vụ việc.
Tại hiện trường, nhiều người dân trong tòa nhà này tập trung dưới sân, lập thùng quyên góp ủng hộ nạn nhân xấu số. Những người dân ở đây “tố” Công ty quản lý nhà không quan tâm đến cuộc sống của cư dân. Tòa nhà N5A được đưa vào sử dụng từ năm 2005, có 2 thang máy. Từ khi được đưa vào sử dụng, 2 thang máy của tòa nhà thường xuyên hỏng hóc, đặc biệt trong mấy tháng trở lại đây.
Video đang HOT
Người dân tập trung dưới sân tòa nhà thể hiện sự bất bình trước sự thờ ơ của công ty quản lý nhà trước việc thang máy tòa nhà thường xuyên hỏng hóc.
“Người dân chúng tôi nhiều lần kiến nghị đến công ty quản lý tòa nhà, họ chỉ sửa chữa qua loa, được ít ngày đâu lại vào đấy. Một thang máy hỏng hẳn, một thang máy kêu cọt kẹt lúc vận hành. Nhiều người sợ không dám đi thang máy, phải đi thang bộ” – nhiều người dân nhà N5A bức xúc.
Vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Nhà nước ra tay xử váy ngắn, váy dài của công chức?
Không còn chuyện xưng "chú- cháu" nơi công quyền, phải xét xem phụ nữ có được mặc váy không, váy dài đến đâu là đúng chuẩn...
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, tới đây, Bộ sẽ có quy định cứng về chuẩn văn hóacông sở, từ đó sẽ không còn chuyện xưng "chú- cháu" nơi công quyền, phụ nữ có được mặc váy không, váy dài đến đâu... Mới nghe đã thấy hoang mang, chắc giờ đây mỗi cơ quan lại phải có thêm một người chuyên đi... đo váy.
Quy chế nào cho "công chức cắp ô", "công chức cà phê"?
Mạng xã hội đang xôn xao bàn luận về bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn trên báo Lao động nhan đề "Không còn "chú - cháu" nơi công quyền!". Những thông tin Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cung cấp được mổ xẻ kỹ càng, người khen, người chê có đủ.
Ông Trần Anh Tuấn cho biết: "Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc hội thảo về "Văn hóa công sở" để có một nghị định về vấn đề này, bởi đối với công chức ở công sở, có những vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là văn hóa. Ví dụ như khi phát biểu trong một cuộc họp thì phải đứng lên, không nên ngồi; bắt tay chào hỏi giữa mọi người với nhau như thế nào; xưng hô trong quan hệ công tác sao cho hợp lý, chứ cứ "chú cháu, bác cháu" nơi công sở là không phù hợp; hay phụ nữ có được mặc váy không, váy dài đến đâu..."
Nhiều người bình luận họ cảm thấy hoang mang với việc Bộ Nội vụ- một cơ quan lớn của Nhà nước chịu trách nhiệm về tuyển dụng công chức lại đi lo những chuyện cỏn con quá thế này. Nó gợi nhớ đến quy định về trang phục biểu diễn của nghệ sĩ do Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch ban hành trước đây, cũng chi tiết đến độ váy ngắn cách đầu gối bao nhiêu, và đã có nữ ca sĩ bị phạt vì mặc váy hở ngực. Quy định này đã từng bị phản đối kịch liệt vì không biết lấy đâu ra cho đủ người lăm lăm tay thước mà đi đo váy nghệ sĩ, Bộ Văn hóa đã bỏ, giờ chẳng hiểu sao Bộ Nội vụ lại đứng ra ôm về.
Vậy không hiểu rồi đây, khi nghị định được ban hành, các cơ quan sẽ thực hiện ra sao, chắc chắn nhất thiết phải có cán bộ chuyên trách đứng ra nhìn gấu váy chị em xem đã đủ dài theo quy định hay chưa, chỉ mới hình dung thôi mà đã thấy nẫu lòng.
Ông Tuấn khẳng định: "Nói chung, các hoạt động công vụ diễn ra nơi công sở được thực hiện một cách có văn hóa cũng là phản ánh chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức". Điều này xét đến cùng thì cũng chẳng sai, nhưng có lẽ cần bàn kỹ hơn một chút. Phải chăng Bộ đang bỏ phần gốc mà lo phần ngọn?
Bởi vì, việc cần làm nhất hiện nay để chấn chỉnh chất lượng đội ngũ công chức không phải là quy định xem bắt tay ra sao, váy ngắn thế nào, cấm tiệt chuyện xưng hô "chú cháu" mà siết chặt đầu vào trong việc thi tuyển công chức.
Một công chức có văn hóa, đầy đủ năng lực và phẩm chất, được đào tạo đúng chuẩn sẽ biết cách ứng xử thế nào ở môi trường công sở. Ai cần đến những quy định ngô nghê máy móc thế này?
Lại nhớ chuyện năm 2012, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam ban hành Quy chế Văn hoá Doanh nghiệp, trong đó quy định chi tiết tới mức thậm chí việc xỉa răng thế nào cũng được đưa vào phụ lục: "Khi xỉa răng cần che miệng". Từ cách ngồi ăn, lấy thức ăn, húp canh, nhai thức ăn (gặm xương, nhè xương, uống rượu...) cũng được quy định khá chi tiết.
Than ôi, đọc những dạng Quy chế Văn hóa này, chỉ thấy buồn cười mà đau hết cả lòng cả dạ. Buồn vì những Quy chế ngô nghê, như để dành cho đối tượng thiểu năng, không có chút kiến thức, kỹ năng nào về ứng xử trong xã hội. Những người soạn thảo ra cái Quy chế ấy, trình độ tư duy của họ đã được phản chiếu thế nào, ai cũng hiểu.
Những người có học, có văn hóa tự họ sẽ biết ứng xử thế nào, nói năng, ăn mặc ra sao, bởi đó là thứ văn hóa đã ăn sâu, hình thành nhân cách, không cần phải lăm le để mang quy định ra mà xử phạt nhau.
Cái đáng lo nhất của công chức bây giờ là tình trạng yếu kém chuyên môn, công chức cắp ô, tình trạng "con ông cháu cha" đôn nhau vào những vị trí ngồi mát ăn bát vàng, tình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng, trộm cắp không còn chút xấu hổ nào.
Bệnh đó mới là bệnh nguy nan, cần chữa nhanh, chữa gấp, chữa quyết liệt mà chẳng thấy ai nhìn thẳng vào mà ra quy chế. Cái gốc là cái trí tuệ, phẩm chất của công chức thì chẳng thấy bàn thảo xem làm thế nào để mà nâng lên cho đất nước khỏi tụt hậu, sao lại còn ngồi mơ màng bàn chuyện bắt tay thế nào, váy ngắn tới đâu.
Tôi chỉ ước sao không còn cảnh xấu hổ và nhục nhã cho quốc thể khi mới đây, ngày 24/6, Nhật Bản phải cử đoàn đại biểu sang tận Việt Nam để tổ chức "Hội thảo đối thoại Việt Nam - Nhật Bản về các biện pháp phòng ngừa tiêu cực tham nhũng trong các dự án ODA". Nói trắng ra, là một hội thảo liên quốc gia bàn chuyện làm sao để các công chức cấp cao người Việt đừng có tiếp tục ăn cắp tiền từ các dự án ODA nữa. Nghe chuyện này, người còn chút lương tri chắc chỉ còn nước cúi gằm mặt xuống cho khỏi xấu hổ với nước bạn.
Đó là cái gốc của mọi vấn đề, chẳng biết các cơ quan chức năng có nhận ra không, hay vẫn đang mải lo chuyện công chức xỉa răng và nghĩ về váy dài váy ngắn.
Theo Đất Việt
Không còn "chú - cháu" nơi công quyền! Khẳng định trên được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đưa ra, khi nói về chuẩn hóa văn hóa công sở - một trong những đề án được Bộ Nội vụ triển khai trong thời gian tới để ra một nghị định "cứng" về vấn đề này. Ông Trần Anh Tuấn cũng trao đổi thẳng thắn với phóng viên Báo Lao...