Hà Nội: Rộ mốt chơi “bom thối” độc hại
Sau một thời gian vắng bóng trên thị trường, gần đây “bom thối” – loại đồ chơi độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ – lại tái xuất ồ ạt ở các cổng trường học tại Hà Nội và được nhiều học sinh ưa chuộng.
Tại một cửa hàng tạp hóa trên phố Nghĩa Tân – Cầu Giấy Hà Nội, loại đồ chơi này được chào bán công khai với giá chỉ từ 2.000 đồng đến 3000 đồng/gói. Bề ngoài, loại đồ chơi này được thiết kế như một gói kẹo với nhiều hình ảnh minh họa bắt mắt. Trên bao bì có in những dòng chữ Trung Quốc và tiếng Anh hướng dẫn chi tiết cách thức sử dụng.
Người chơi chỉ cần tác động một lực nhỏ là túi đồ chơi này lập tức “xì hơi” và phát ra một tiếng nổ kèm dung dịch lạ có màu trắng đục, vàng cam sền sệt. Cùng với sự phát nổ của quả bom, mùi hôi thối nồng nặc tỏa ra gây khó chịu cho những người xung quanh.
Khi được hỏi về chất dung dịch lạ có trong loại đồ chơi này, người bán hàng khẳng định không gây nguy hiểm nhưng khuyến cáo không nên chạm vào da và mắt để tránh bị dị ứng… Bom thối được khuyến cáo rằng trẻ em dưới 6 tuổi không được sử dụng. Tuy nhiên dòng khuyến cáo này hầu như chẳng được người bán lẫn người mua để ý. Rất nhiều học sinh tỏ ra thích thú và tranh nhau lựa chọn loại đồ chơi lạ này sau mỗi giờ tan học.
Theo một số chuyên gia hóa học, loại đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ này có những chất lạ có thể gây ảnh hưởng đến da, mắt nếu như bị chất dịch rơi vào. Đặc biệt, mùi hôi thối phát ra từ loại đồ chơi này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em.
Tuy nhiên, theo một lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, do đây không phải là loại đồ chơi bị liệt vào danh sách đồ chơi bạo lực, sản phẩm này có giá trị thấp nên hình thức xử phạt chỉ dừng lại ở mức tịch thu hàng, xử phạt hành chính. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của “bom thối” đến môi trường học tập, đạo đức của học sinh đã thấy rõ.
Xuân Ngọc – Hà Trang
Theo Dantri
"Việt Nam sẽ đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người"
"Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người. Mọi ý kiến đóng góp, xây dựng của Việt Nam sẽ có tác động trực tiếp đến cơ chế Nhân quyền của LHQ".
Ông Ngô Quang Xuân (nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc, Đại sứ Việt Nam tại WTO): Việt Nam sẽ có quyền quyết định đến hoạt động của Hội đồng Nhân quyền!
Video đang HOT
Bản thân tôi đã từng tham gia diễn đàn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc một thời gian tương đối dài nên tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi khi đón nhận kết quả này. Ngay khi chúng ta ứng cử làm thành viên của Hội đồng, tôi đã dự đoán Việt Nam sẽ trúng cử nhưng việc nhận được số phiếu đồng thuận cao nhất thì tôi có chút bất ngờ.
Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên đại diện cho tất cả các khu vực, là cơ quan chịu trách nhiệm chính và quan trọng nhất của LHQ trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Việc tham gia là thành viên chính thức của diễn đàn này là điều mong muốn của nhiều nước, nhiều quốc gia trên thế giới, bởi vậy việc sự kiện này có tính chất chạy đua, cạnh tranh rất cao trong toàn bộ hệ thống bầu cử.
Ông Ngô Quang Xuân - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc và WTO
Tuy nhiên, kết quả này không đến một cách ngẫu nhiên mà nó hoàn toàn tương xứng với những cố gắng, nỗ lực của chúng ta trong thời gian vừa qua. Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng nhà nước Pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Trong nhiều năm qua, mọi thành tựu của đất nước đều hướng tới người dân.
Hình ảnh các nước đến bắt tay và dành nhiều lời chúc cho sự thắng lợi của Việt Nam tại cuộc bầu cử vào Hội đồng Nhân quyền là một hình ảnh đầy xúc động. Có thể thấy, chúng ta đã thành công trong việc tạo được một uy tín lớn trên diễn đàn quốc tế. Điều này cũng thể hiện sự tín nhiệm và ủng hộ của các quốc gia trên thế giới dành cho Việt Nam. Người ta đã đã nhìn thấy 1 thành viên có khả năng hoàn thành được nhiệm vụ và đáp ứng được các yêu cầu trong các hoạt động của diễn đàn này.
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Nhân quyền - Liên Hợp Quốc có ý nghĩa chính trị và xã hội như thế nào đối với chúng ta, thưa ông?
Sự kiện này chứng tỏ vị thế, uy tín ngày càng cao của đất nước ta trên trường quốc tế. Đây cũng là sự ghi nhận của thế giới đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng... Có thể nói việc tham gia vào diễn đàn lớn nhất thế giới này, tiếng nói của chúng ta sẽ ngày càng được khẳng định.
Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người cũng như có điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ các bạn quốc tế. Mọi ý kiến đóng góp, xây dựng của Việt Nam sẽ có tác động trực tiếp đến cơ chế Nhân quyền của LHQ, tạo ra chất xúc tác đối với khu vực và trên thế giới.
Uy tín, vị thế của Việt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế
Nhiều ý kiến cho rằng, việc Việt nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ không những là kết quả của những nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam trong những năm qua mà trên hết, còn là sự phản bác mạnh mẽ trước những nhận xét sai trái, không khách quan về tình hình thực thi nhân quyền con người ở Việt Nam. Ông đánh giá gì về nhận định này, thưa ông?
Trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ nhân quyền có một số vấn đề. Nhiều cá nhân, tổ chức có thể vì thiếu thông tin, vì định kiến nên luôn muốn xuyên tạc, phủ nhận những kết quả, thành tựu mà chúng ta đã đạt được. Qua việc trúng cử với số phiếu đồng thuận cao nhất vào Hội đồng Nhân quyền của Việt Nam đã là bằng chứng thuyết phục nhất phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái này.
Hội đồng Nhân quyền của LHQ là một tổ chức uy tín trong việc thúc đẩy, bảo vệ các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới. Tham gia vào diễn đàn lớn nhất thế giới này, Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì thưa ông?
Quyền lợi là chúng ta sẽ được đóng góp trực tiếp vào hoạt động nhân quyền, đưa ra những quan điểm xây dựng đúng đắn, khách quan để Hội đồng ngày càng phát triển và uy tín hơn. Cá nhân tôi cho rằng, Hội đồng Nhân quyền là ngôi nhà chung của nhân dân thế giới, các quốc gia thành viên thực hiện việc đối thoại để đi đến những điểm đồng thoại chung chứ không nên phán xét, công kích, cản trở hay áp buộc các nước theo những tiêu chí của riêng mình.
Bởi lẽ, "Nhân quyền" vừa có những nét chung, vừa có những nét riêng, nó ảnh hưởng từ lịch sử, văn hóa và thể chế chính trị của từng dân tộc. Tham gia vào Hội đồng này, Việt Nam nên có những đóng góp, xây dựng trên tinh thần đối thoại.
Ngoài ra, là một quốc gia thành viên, chúng ta sẽ có điều kiện đề cao quan điểm, lập trường, chính sách, luật pháp, chia sẻ các kinh nghiệm thành công của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt về xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Còn nghĩa vụ, ngoài việc phải tham gia vào tất cả các hoạt động, kỳ họp của Hội đồng Nhân quyền, đóng góp vật chất cũng như nguồn lực về cán bộ ngoại giao ở Hội đồng ở NewYork và Genevo. Tham gia diễn đàn này, Việt Nam vừa phải đưa ra được tiếng nói riêng của mình, đồng thời phối hợp hài hòa các quan điểm, ý kiến của các nước thành viên.
Ông Nguyễn Quý Bính- nguyên Phó Trưởng Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao) : Chúng ta phải xây dựng một chiến lược hoạt động rõ ràng
Trước cuộc bỏ phiếu trên, Việt Nam đã là quan sát viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong 7 năm. Ông đánh giá gì về việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Nhân quyền, thưa ông?
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức đánh dấu một sự thay đổi lớn, một dấu mốc quan trọng trong việc tham gia hội nhập quốc tế. Từ tâm thế đứng ngoài, chúng ta được trực tiếp tham gia đóng góp, quyết định đến các quyết sách, hoạt động của cơ chế trong Hội đồng. Ngoài ra, với tư cách là quốc gia thành viên, chúng ta có quyền đôn đốc giám sát các nước thực hiện các quyền đã được LHQ thông qua rồi kiểm tra, xem xét để báo cáo lên LHQ.
Đặc biệt Việt Nam có nhiệm vụ đóng góp ý kiến xây dựng, chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm về các vấn đề lớn được cộng đồng quốc tế quan tâm như tăng cường tính hiệu quả của Hội đồng, thúc đẩy quyền con người, bảo đảm an sinh, bình đẳng xã hội...
Ông Nguyễn Quý Bính (bên phải ảnh)
Việc bỏ phiếu bầu cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền dựa trên những tiêu chí gì? Ông đánh giá thế nào về việc thực thi nhân quyền ở Việt Nam hiện nay?
Những tiêu chí quan trọng nhất trong việc lựa chọn thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ bao gồm đóng góp của các quốc gia ứng cử trong việc đảm bảo quyền con người cũng như những cam kết liên quan của các quốc gia đó. Cụ thể, có 3 yếu tố đánh giá: Thứ nhất là thành tích của Việt Nam trong những hoạt động phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội. Thứ hai là vai trò khi tham gia hội nhập chính trị quốc tế và cuối cùng là việc thực thi các vấn đề nhân quyền.
Trong tất cả các tiêu chí này thì Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc thực hiện và bảo vệ nhân quyền, không chỉ trong luật pháp mà đối với tất cả các cấp, ngành. Về chính sách phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam luôn có những quyền đảm bảo cho từng đối tượng như: phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, các đối tượng chính sách. Việc tham gia Hội đồng này sẽ tác động đến chủ trương, chính sách của chúng ta ngày càng tích cực hơn.
Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới trong Hội đồng Nhân quyền LHQ, theo ông Việt Nam cần phải cố gắng như thế nào vào nỗ lực chung của quốc tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thế giới?
Chúng ta đã có một bề dày hoạt động ở Ủy ban Nhân quyền (sau này đổi tên thành Hội đồng Nhân quyền - PV) nói riêng và trong hệ thống LHQ nói chung. Trong hoạt động ngoại giao đa phương chúng ta cũng có hiểu biết, kinh nghiệm, nguồn cán bộ đã trưởng thành. Để hoạt động của Hội đồng được hiệu quả và không ngừng nâng cao, một mặt chúng ta phải không ngừng quan tâm tới quyền lợi, lợi ích của các nước thành viên LHQ, mặt khác phải hiểu rõ, nắm chắc yêu cầu, phương hướng chiến lược của hội Hội đồng này để chuẩn bị thật tốt.
Thứ 3, nguồn cán bộ của chúng ta cũng phải được nâng cao về trình độ để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế này. Trong cơ chế đối thoại tại diễn đàn, chúng ta phải làm sao vừa có lợi ích của Việt Nam, lại phải đảm bảo được các lợi ích của các quốc gia trên thế giới, nghĩa là phải hài hòa được các lợi ích, tạo sự bình đẳng giữa các quốc gia.
Việt Nam phải là một nhân tố tích cực trong việc huy động sự chung tay, cố gắng, đảm bảo sự hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại, đồng thời giảm bớt đi những khác biệt có thể dẫn đến những xung đột không cần thiết. Điều này đòi hỏi, Việt Nam phải có một chiến lược hoạt động rõ ràng tại diễn đàn lớn nhất thế giới về nhân quyền này.
Hà Trang - Trọng Trinh
Theo Dantri
Cổ vật quốc gia "chảy máu" tràn lan trên mạng Tình trạng "chảy máu" cổ vật quốc gia thời gian gần đây đang rơi vào tình trạng đáng báo động khi được rao bán tràn lan trên mạng. Các món hàng "cổ vật quốc gia" Việt Nam được chào mời rất hấp dẫn trên website của các nhà đấu giá cổ vật nước ngoài hay trang đấu giá trực tuyến Ebay với giá...