Hà Nội: Rào chắn dự án đường sắt đô thị tăng ùn tắc giao thông
Tại 24 điểm công trường rào chắn nguy cơ gây ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội có đến gần một nửa là của hai Dự án đường sắt đô thị
Tình hình giao thông từ nay tới Tết Nguyên đán 2016 còn nhiều diễn biến phức tạp, lưu lượng phương tiện và người tham gia giao thông sẽ tăng lên. Hà Nội vẫn là một đại công trường với 13 Dự án giao thông trọng điểm, 24 điểm rào chắn thi công có nguy cơ gây ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, vấn đề rào chắn dựng ra bỏ đấy nhưng không thi công ở dự án đường sắt đô thị khiến lực lượng chức năng làm công tác phân luồng, hướng dẫn giao thông “bức xúc” nhất.
Rào chắn thi công gây cản trở giao thông.
Tại 24 điểm công trường rào chắn có nguy cơ gây ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội thì có đến gần một nửa là của hai Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – ga Hà Nội. Lực lượng thanh tra đã kiểm tra và lập biên bản 4 trường hợp vi phạm của các nhà thầu thi công, đơn vị thi công trên hai tuyến này khi không đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
Ông Lê Huy Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội cho biết: Dự án đường sắt đô thị trong 1 tháng vừa qua đã được đẩy nhanh tiến độ thi công với việc tập trung 7 giàn khoan và 40 đầu thiết bị khác trên tuyến. Lý giải về việc công trường để trống không thi công, ông Hoàng cho rằng đó là quy trình yêu cầu, ví dụ như khoan cọc nhồi xong lại phải chờ kết quả xét nghiệm siêu âm… mới có thể thi công tiếp bước khác. Dự án sẽ sớm tháo rào chắn vào cuối năm khi thi công xong.
“Dự án đã thi công 70 cọc nhồi, 22 bệ (mỗi bệ khoảng 20m3 bê tông), 20 trụ. Ban đang thực hiện đúng chỉ đạo của liên ngành Sở Giao thông vận tải và cảnh sát giao thông, đẩy mạnh thi công, sớm tháo rào chắn đường. Trong tháng 11 và 12 sẽ tháo khoảng 400m rào đường, từ đình Bắc Từ Liêm đến Văn Tiến Dũng; đoạn Xuân Thủy. Những nhà thầu thi công nào không tuân thủ chúng tôi đều xử lý”.
Đại tá Đào Vĩnh Thắng – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho rằng: Lưu lượng giao thông trên địa bàn thành phố cuối năm trên 15 tuyến trọng điểm là rất lớn. Trong khi đó, các nút giao thông đã quá tải 6 đến 7 lần đang tồn tại tiếp tục chịu áp lực rào chắn thi công nên rất khó khăn trong công tác đảm bảo an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông. Theo ông Thắng, thành phố đã phát hiện 24 điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông tại các dự án đang thi công thì cần chỉ ra cá nhân, đơn vị không tích cực thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông công trường để xử lý, gắn trách nhiệm cho người đứng đầu. Với những điểm rào chắn tại công trường không thi công rào cần phải được mở ra hoặc thu hẹp phạm vi rào chắn.
Video đang HOT
Đại tá Đào Vĩnh Thắng nói: “Tại điểm rào chắn, các đơn vị thi công không có người phân luồng giao thông 24/24h, ngoài lực lượng cảnh sát giao thông, công an phường, cảnh sát cơ động. Trong khi theo Luật Giao thông quy định chủ thi công, nhà thầu phải chịu trách nhiệm toàn bộ việc đảm bảo an toàn giao thông khu vực công trường của mình. Tại 3 điểm từ Nhổn ra Cầu Diễn: trước cửa số nhà 76,74 gần như rất ít thấy việc thi công, hay điểm Đại học Sư phạm gần như không thi công., cho người kiểm tra, lập biên bản nhưng không có người ký”.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đánh giá: Trong tháng 9, tình hình ùn tắc nghiêm trọng xảy ra ở thành phố, sau các giải pháp được triển khai tình hình trật tự an toàn giao thông đã có chuyển biến. Thế nhưng những tháng cuối năm tình hình giao thông sẽ còn nhiều áp lực. Ùn tắc giao thông khi hạ tầng giao không đáp ứng kịp, đây là vấn đề cần giải quyết. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì cũng có những lỗi chủ quan cần khắc phục như công tác tổ chức giao thông, thực hiện dự án. Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội cho rằng cần tiếp tục giảm các tuyến, lượt xe buýt đi vào các khu vực đang được rào chắn thi công dự án.
“Đề nghị Trung tâm điều hành Giao thông đô thị nghiên cứu giảm lượng xe buýt đi vào giờ cao điểm tại các nút trọng điểm, xe có thể chậm hơn, người lên đông hơn nhưng đường còn lưu thông được nếu như ko giảm thiểu thì đường tắc, xe không lưu thông được; Kiểm tra, xử lý vi phạm các nhà thầu thi công sẽ được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tăng cường”.
Áp lực giao thông tại thành phố Hà Nội từ nay tới cuối năm sẽ liên tục tăng. Do đó, bên cạnh các biện pháp phân luồng, giảm tuyến, lượt xe buýt tại các khu vực có nguy cơ ùn tắc thì việc giám sát công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các Dự án đang thi công cũng là một yêu cầu cần thực hiện, đảm bảo được tiến độ của các Dự án giao thông. Tới cuối năm nay, hàng loạt các Dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội sẽ được hoàn thành như hầm chui Thanh Xuân, Trung Hòa, nút giao Long Biên, đường Bưởi… hy vọng các công trình này sẽ giúp giảm ách tắc cải thiện tình hình giao thông của Hà Nội./.
Hoài Lam
Theo_VOV
Đường phố Hà Nội kẹt cứng: Mong dân thông cảm!
Ngày 11/9, đại diện các Sở ngành cùng lực lượng cảnh sát giao thông đã nhóm họp cùng "mổ xẻ" những nguyên nhân dẫn tới tình trạng các tuyến đường Quang Trung - Nguyễn Trãi, Xuân Thủy - Cầu Giấy và nút giao Hoàng Cầu - đê La Thành thường xuyên bị kẹt cứng trong những ngày gần đây.
"Mổ xẻ" nguyên nhân đường phố kẹt cứng
Sở GTVT Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố đang có 17 công trình trọng điểm lớn đang thi công, chưa kể các công trình, dự án nhỏ. Quanh các công trình này có đến 21 điểm bị rào chắn thi công dự án, thường xuyên xảy ra ùn tắc, đặc biệt vào giờ cao điểm. Ngoài ra, còn 23 điểm thường xuyên bị úng ngập từ 30-40cm khi xuất hiện mưa to cục bộ.
Đường Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến thường xuyên bị kẹt cứng trong những ngày gần đây (Ảnh Quang Phong)
Các lô cốt và điểm ngập úng đã cản trở dẫn đến ùn tắc giao thông vào các khung giờ cao điểm. Trong đó, phải kể đến các điểm giao cắt và lô cốt ở tuyến đường Nguyễn Trãi thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy đang thi công dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Xuân Tân - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội dự án thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện gây ra 3 nút thắt dẫn tới ùn ứ nghiêm trọng. Cụ thể, nút thắt tại nhà ga bến xe Hà Đông cũ, hiện bề rộng mặt đường lưu thông bị thu hẹp còn lại hướng đi Ngã tư Sở là 5m, hướng đi Hà Đông là 7m. Mặc dù chủ đầu tư, đơn vị thi công đã làm nhiều giải pháp nhưng vẫn không tránh khỏi ùn ứ, nhất là vào giờ cao điểm buổi sáng.
Tuyến đường sắt kể trên cũng tác động tới điểm thắt tại nhà ga La Thành (phố Hoàng Cầu), bề rộng mặt đường lưu thông bị thu hẹp còn lại hướng đi Thái Hà là 4,5m, hướng đi Hào Nam là 7,5m. Sở GTVT Hà Nội đã phân luồng bằng cách, tổ chức giao thông cho xe tải, xe khách lưu thông theo hướng khác. Ngoài ra, tuyến đường sắt này gây ra nút thắt tại vị trí ga Láng (đường Láng), bề rộng mặt đường lưu thông bị thu hẹp còn lại mỗi chiều là 5,5m, trong khi đây là tuyến đường có lưu lượng đông nên tình trạng ùn tắc cũng liên tục diễn ra.
Còn trên trục đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hồ Tùng Mậu, ông Lê Huy Hoàng - Phó Giám đốc Ban QLDA Đường sắt đô thị Hà Nội thông tin, hiện đã cấp phép cho đơn vị thi công rào chắn 5,5km để thi công 8 nhà ga. Lòng đường đoạn Xuân Thủy - Cầu Giây chỉ còn mỗi bên 4m, lưu lượng phương tiện lại đông nên rất khó tránh khỏi tình trạng ùn tắc.
Thượng tá Bùi Văn Tiến - Phó trưởng Công an quận Thanh Xuân bổ sung thêm trên trục đường Nguyễn Trãi có 2 điểm thường xuyện xảy ra ùn tắc nghiêm trọng đó là nút giao Thanh Xuân và nhà ga Đại học Quốc gia. "Chúng tôi đã họp bàn với các đơn vị phối hợp xử lý ùn tắc nhưng lực lượng mỏng dẫn đến khó khăn khi phân luồng, giữ trật tự giao thông trong giờ cao điểm", Thượng tá Bùi Văn Tiến nói.
Đường sắt làm khổ đường bộ
Ông Lê Huy Hoàng - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đã lường trước được tình trạng ùn tắc vì phải nhường một phần lòng đường để thi công dự án. "Tất cả các đoạn rào chắn đều được tổ chức thi công, không có tình trạng rào chắn rồi bỏ không. Chúng tôi cam kết, khi thời tiết có mưa hoặc vào giờ cao điểm sẽ yêu cầu đơn vị thi công bố trí thêm nhân lực phân luồng, cảnh báo giao thông", ông Lê Huy Hoàng nói.
Ùn tắc kéo dài trên đường Nguyễn Trãi (Ảnh Nguyễn Dương)
Thượng tá Bùi Văn Tiến - Phó trưởng Công an quận Thanh Xuân kiến nghị, đơn vị thi công phải đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện đến đâu phải dỡ rào, hoàn trả mặt đường êm thuận đến đây để tận dụng diện tích cho người dân tham gia lưu thông. Đặc biệt, tại nhiều điểm đang thi công, mặt đường vẫn còn tình trạng lồi lõm, không ít phương tiện đã gặp tai nạn, thậm chí dẫn đến chết người vì mặt đường gồ ghề, đền ghị các đơn vị thi công nhanh chóng khắc phục.
Đối với dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, ông Lê Văn Dương, Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, đã chỉ đạo đơn vị thi công đưa ra nhiều giải pháp hạn chế ùn tắc. "Đây là dự án trọng điểm và sẽ được triển khải trong thời gian dài. Do vậy rất mong sự thông cảm, chia sẻ của người dân Thủ đô với chủ đầu tư và đơn vị thi công với tình huống bất khả kháng này. Chúng tôi sẽ tiếp tục với các lực lượng chức năng để tìm ra phương án tổ chức giao thông tối ưu, linh động nhất", ông Lê Văn Dương cam kết.
Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội Trần Đăng Hải cho biết, việc tuân thủ chấp hành các biện pháp thi công của một số đơn vị thi công còn lỏng lẻo, chưa tận dụng triệt để thời gian để đẩy nhanh tiến độ thi công. Lực lượng Thanh tra GTVT đã nhắc nhở một số đơn vị thi công nhưng chưa có cải thiện. Nhiều điểm thi công dù đã nhắc nhở chủ đầu tư phải đảm bảo mặt đường êm thuận, nhưng không thực hiện.
Từ những lý do trên ông Trần Đăng Hải - Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội kiến nghị, nếu đơn vị nào đã rào chắn mà không tổ chức thi công bên trong thì rút giấy phép, hoàn trả lại mặt đường cho người dân lưu thông.
Quang Phong
Theo Dantri
Công trường Nhổn-ga Hà Nội: 'Không thi công nên trả đường cho dân' Sau khi nhà thầu tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội mở rộng hàng rào thi công, phần đường dành cho lưu thông chỉ còn 4,5m. Cảnh ùn tắc thường xuyên diễn ra từ sáng đến tối. Sở GTVT Hà Nội vừa đồng ý cho Công ty Posco E&C (nhà thầu thi công tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội) thí...