Hà Nội: Rác thải ở bãi rác Xuân Sơn sẽ được đốt phát điện
Lãnh đạo UBND Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, hiện TP đã đầu tư 2 nhà máy đốt rác tại huyện Ba Vì. Theo đó, trong tương lai bãi rác Xuân Sơn sẽ được giảm tải, rác được đưa về hai nhà máy này đốt để phát điện.
Chiều 21.8, UBND thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã báo cáo công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Sơn Tây 7 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2018.
Tại đây, ông Phạm Thanh Phong – Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cho biết, trong 7 tháng đầu năm, UBND thị xã Sơn Tây đã chỉ đạo Đội Quản lý trật tự xây dựng thị xã phối hợp với các phòng, ban, ngành kiên quan kiểm tra được 444 trường hợp, trong đó 439 trường hợp (5 trường hợp xây dựng không phép – 3 trường hợp đã xử lý xong); Công an thị xã đã phát hiện 265 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông và xử phạt hơn 180 triệu đồng, tạm giữ 3 ô tô, 95 mô tô, 205 giấy phép lái xe ô tô, 80 giấy phép lái xe mô tô, lập biên bản xử phạt hành chính 123 trường hợp, phạt tiền trên 294 triệu đồng, lập biên biển 670 trường hợp vi phạm trật tự công cộng với trên 205 triệu đồng.
Ông Phạm Thanh Phong – Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây phát biểu tại buổi giao ban. Ảnh: T.An
Đáng chú ý, nhằm giải quyết phản ánh của nhân dân, thị xã Sơn Tây đã lập đoàn thanh tra, kiểm tra, phát hiện lập biên bản và quyết định xử phạt hành chính đối với 5 cơ sở về hành vi Không có bản Kế hoạch vảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định và hành vi Xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải… với tổng số tiền trên 80 triệu đồng đối với các cơ sở giết mổ lợn gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn hai phường Quang Trung và Trung Hưng.
Giải đáp một số vấn đề được báo chí quan tâm như xây dựng đô thị vệ tinh; dự án treo tồn tại; nhiều bãi tâp cát vi phạm hành lang đê điều…, ông Nguyễn Nhật Thăng – Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cho biết: Sơn Tây là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, có làng cổ, gần đây khôi phục lại Văn Miếu Sơn Tây, trở thành điểm đến du lịch của thị xã cũng như TP.Hiện nay, chúng tôi đang kêu gọi xúc tiến đầu tư vào đô thị, nghỉ dưỡng. Sắp tới sẽ kêu gọi đầu tư khách sạn 3-4 sao trên địa bàn thị xã – ông Thăng thông tin.
Video đang HOT
Về dự án treo trên địa bàn, đại diện thi xã Sơn Tây cho biết, trên địa bàn thị xã có dự 13ha của công ty Á Châu, đến nay đã GPMB, một số biệt thự được xây dựng nhưng Công ty Á Châu đang gặp nhiều khó khăn, công tác cấp sổ đỏ cho người dân còn có vấn đề. Tuy nhiên, vị này thông tin: Đối với những dự án sau 3 năm không được triển khai, người dân được quyền sử dụng, thị xã tiến hành cấp phép sử dụng cho người dân.
Liên quan đến tình trạng có nhiều bãi tập kết cát vi phạm hành lang đê điều Hà Nội, lãnh đạo thị xã Sơn Tây khẳng định: Sơn Tây không có mỏ khai thác cát, chỉ trở thành nơi tập kết cát. Những trường hợp vi phạm đã được xử lý, xử phạt rất triệt để.
Đề cập đến vấn đề xe quá tải trên đường Lê Lợi, lãnh đạo Thị xã Sơn Tây cho rằng: Đây là chỗ bất cập vì đi ra cảng Sơn Tây. Hiện Thị xã đã giao cho Công an và Thanh tra GTVT xử lý nhưng chưa triệt để, Thị xã cũng đang xây dựng đường ngoài đê nhằm khắc phục tình trạng này. Thời gian tới Thị xã sẻ cải tạo mặt đường Lê Lợi.
Buông lỏng quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi: Nhà nông lãnh đủ!
Thức ăn chăn nuôi (TACN) là yếu tố quan trọng quyết định thành - bại trong chăn nuôi bởi chiếm tới 60-70% giá thành sản phẩm, chưa kể còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, thị trường TACN còn rất nhiều bất cập như: giá nguyên liệu đầu vào cao; sử dụng kháng sinh bừa bãi; quản lý chất lượng có phần bị buông lỏng... Để quản lý chất lượng TACN rõ ràng đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp căn cơ.
Hơn 10 năm nay, trang trại của gia đình ông Phạm Văn Thương ở TP.Tam Điệp (Ninh Bình) thường xuyên nuôi hơn 4.000 con gà và 20 con lợn thịt. Ông cho biết, việc chọn sản phẩm TACN công nghiệp đều do các đơn vị chào mời, thấy giá thành hợp lý thì mua, còn chất lượng có đúng với bao bì, nhãn mác không thì... chịu.
Phụ thuộc vào đại lý
Hiện, nông dân chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào các đại lý cung cấp TACN trên địa bàn. Điều đáng nói là, bà con đều mua cám trả chậm nên nhiều khi không đòi hỏi, các đại lý cứ bán, cung cấp là chúng tôi mua thôi - ông Thương nói.
Công nhân chăm sóc đàn lợn tại trang trại của HTX Hòa Mỹ, huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Ảnh: T.Q
Theo tính toán của ông Thương, trung bình mỗi con gà lai chọi mà gia đình ông nuôi từ khi mua giống đến khi xuất chuồng đạt trọng lượng 2,3kg, chi phí bỏ ra khoảng 70.000 đồng/con. Với đàn lợn, riêng tiền mua giống ông phải trả trên 1 triệu đồng/con, cùng với lượng thức ăn, thuốc thú y, nhân công... tính ra giá thành khoảng 3,6 triệu đồng/tạ lợn hơi.
Gia đình chị Phạm Thị Mùi ở Kim Bảng (Hà Nam) cũng sở hữu một trang trại chăn nuôi khá lớn. Để duy trì đàn lợn, hàng năm chị phải sử dụng hàng trăm tấn TACN công nghiệp. Tuy nhiên, do mới vào nghề nên gia đình chị không được hưởng ưu đãi mua thức ăn trả chậm, mỗi lần lấy cám chị đều phải thanh toán tiền mặt luôn.
Hiện tôi vẫn quen sử dụng cám nội với giá trung bình khoảng 10.000 đồng/kg, tùy loại. Chi phí TACN đã chiếm tới 70% giá thành sản xuất, khiến chi phí đội lên 3,6 - 3,7 triệu đồng/tạ lợn hơi. Nếu giá lợn không đạt trên 40.000 đồng/kg thì chúng tôi sẽ không có lãi - chị Mùi khẳng định.
Buông lỏng quản lý?
Là một trong những đơn vị chăn nuôi lớn ở Hà Nội, HTX Cổ Đông (thị xã Sơn Tây) đang nuôi 4 vạn gà và hàng trăm con lợn thương phẩm. Chính vì thế, lượng TACN tiêu tốn rất lớn, trung bình mỗi tháng HTX sử dụng khoảng 50 tấn cám.
Theo ông Trần Văn Chiến - Giám đốc HTX Cổ Đông, việc quản lý chất lượng cũng như giá TACN đang có nhiều vấn đề. Hiện, giá TACN ở Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan. Giá này, trừ thuế VAT 5%, lợi nhuận của các công ty TACN từ 11 - 15%. Trong khi Thái Lan quy định lợi nhuận đối với mặt hàng này chỉ khoảng 5%, không được cao hơn, còn ở Việt Nam thì không ai quản lý.
Cũng theo ông Chiến, hiện nay việc sử dụng cám công nghiệp của nông hộ và doanh nghiệp đang có sự chênh lệnh rất lớn. Để có được 1kg lợn hơi, nông hộ phải tiêu tốn trên 3kg cám, trong khi doanh nghiệp chỉ tiêu tốn 2 - 2,5kg thức ăn. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệnh trên theo ông Chiến có thể do việc sử dụng chủng loại cám khác nhau và có thể do các doanh nghiệp đã điều chỉnh chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn.
Là đơn vị đang nuôi trên 2.000 con lợn, ông Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc HTX Chăn nuôi Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trong việc sử dụng TACN giữa doanh nghiệp và nông hộ. Thứ nhất, do giống doanh nghiệp và nông hộ chăn nuôi khác nhau. Thứ hai, do môi trường nuôi khác nhau, doanh nghiệp sử dụng chuồng trại khép kín hiện đại, trong khi nông dân lại nuôi lợn ở các chuồng trại nhỏ lẻ, đơn sơ.
Nguyên nhân thứ ba là do chất lượng cám, hiện phần lớn bà con hay chăn nuôi lợn bằng cám nội (do các công ty trong nước sản xuất), trong khi việc quản lý chất lượng cám ở Việt Nam còn kém, nhiều loại cám kém chất lượng vẫn được lưu thông trên thị trường dẫn đến việc chăn nuôi của nông dân tốn nhiều thức ăn mà lại không hiệu quả.
Theo ông Hoàng Văn Điền - chủ một đại lý cám cấp 1 chuyên bán TACN cho một doanh nghiệp trong nước, thời điểm này giá cám đã tăng gần 10% so với thời điểm đầu năm 2018. Giá TACN trên thị trường phụ thuộc nhiều yếu tố, quan trọng nhất là nguyên liệu dự trữ trong kho của từng công ty. Nếu công ty có nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất thì giá cám sẽ bình ổn, nếu thiếu nguyên liệu, phải nhập khẩu thì giá sẽ tăng lên - ông Điền nói.
Theo Danviet
Người dân thích thú đến Thành ủy Hà Nội mua rau, thịt đặc sản Sáng nay (3/8), Sở NN&PTNT Hà Nội đã tổ chức hội nghị kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho TP.Hà Nội năm 2018. Đáng chú ý, bên lề hội nghị có hoạt động thăm quan khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn ngay tại...