Hà Nội: Rà soát người về từ tỉnh, TP có dịch, hướng dẫn khai báo y tế, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm
Ban Chỉ đạo yêu cầu các quận, huyện rà soát người về Hà Nội từ các tỉnh thành có dịch để hướng dẫn thực hiện khai báo y tế và cách ly, lấy mẫu theo quy định.
Hà Nội có thể tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mới
Chiều 17/2, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội họp phiên thứ 91 dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng – Trưởng Ban chỉ đạo.
Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh – Phó trưởng Ban chỉ đạo cho biết, hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Tại Việt Nam đã ghi nhận nhiều ca mắc tại Hải Dương và Quảng Ninh, từ các ổ dịch này đã tiếp tục lan ra các tỉnh, TP khác. Tại Hải Dương dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều huyện ghi nhận thêm ca mắc ca mắc mới vì vậy nhằm kiểm soát dịch bệnh, từ 0h ngày 16/2/2021 Hải Dương đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội họp phiên thứ 91 dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng – Trưởng Ban chỉ đạo
Tại Hà Nội, trong thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc cho phép các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh để làm việc, mặc dù các chuyên gia đã được cách ly theo quy định nhưng vẫn có nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh xâm nhập từ các chuyên gia này.
Sau Tết người dân sẽ trở lại Hà Nội sinh sống làm việc nhiều, bên cạnh đó Hà Nội có nhiều khu công nghiệp vì vậy sẽ có nhiều người từ các tỉnh thành đặc biệt là các tỉnh thành có dịch sau thời gian về quê ăn Tết sẽ quay lại làm việc và có thể mang theo mầm bệnh vào TP.
Đồng thời trên địa bàn Hà Nội có nhiều bệnh viện tuyến trung ương nên có thể sẽ có các trường hợp người bệnh từ các tỉnh lên Hà Nội khám chữa bệnh tại các bệnh viện cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc dịch bệnh và lây lan.
Mặc dù người dân Thủ đô cơ bản đã đồng thuận, hưởng ứng và thực hiện các quy định của trung ương, TP và tham gia tich cực vào công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Tuy nhiên tại một số khu vực, cộng đồng dân cư còn hiện tượng tập trung đông người và đi lại không cần thiết, một số ít người dân chưa đeo khẩu trang. Một số cửa hàng chưa nhắc nhở khách hàng tuân thủ việc đeo khẩu trang và ngồi giãn cách…. Vì vậy theo nhận định, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mới trên địa bàn TP.
Kiểm soát nguy cơ lây lan dịch bệnh sau khi người dân quay trở lại Hà Nội làm việc
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo yêu cầu ngay từ những ngày đầu Xuân, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thuộc TP; UBND các quận, huyện, thị xã phải triển khai ngay các biện pháp chủ động phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Thành ủy, UBND TP.
Tăng cường công tác tuyên truyền, yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Đặc biệt phải tuân thủ nghiêm việc khai báo y tế; khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, viêm phổi… phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn và khám, điều trị kịp thời.
Các Sở, ban, ngành và cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất… trên địa bàn TP nghiêm túc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt khi cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết.
Tăng cường công tác giám sát dịch, tiếp tục mở rộng quy mô xét nghiệm sàng lọc diện rộng tại các khu vực có nguy cơ đặc biệt là các khu công nghiệp, khu vực có các chuyên gia người nước ngoài sinh sống và làm việc và các khu vực có liên quan đến ổ dịch.
Khi phát hiện các ca mắc mới cần triển khai kịp thời công tác cách ly, bao vây khoanh vùng xử lý ổ dịch và những địa điểm liên quan. Đồng thời, tổ chức truy
vết “thần tốc”, xác định nhanh nhất những trường hợp liên quan với ca bệnh để tiến
hành lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế theo quy định; cương quyết, dồn mọi nguồn lực, bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các ổ dịch phát sinh trong thời gian ngắn nhất.
Kiểm soát nguy cơ lây lan bùng phát dịch từ việc người dân các địa phương quay trở lại Hà Nội học tập, sinh sống và làm việc sau dịp Tết Nguyên đán.
Các quận, huyện rà soát người về Hà Nội từ các tỉnh thành có dịch để hướng dẫn thực hiện khai báo y tế và cách ly, lấy mẫu theo quy định. (Ảnh minh họa)
Các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường việc phân luồng, khám sàng lọc, xét nghiệm để phát hiện kịp thời ca bệnh, đặc biệt lưu ý khai thác yếu tố dịch tễ để phát hiện và xử trí kịp thời các trường hợp từ các tỉnh thành có dịch bệnh ngoài cộng đồng đến khám và điều trị.
Có phương án bảo đảm an toàn đối với cán bộ, nhân viên y tế, người tham gia công tác phòng, chống dịch, người bệnh, đặc biệt lưu ý người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Thực hiện nghiêm Bệnh viện an toàn và phòng khám an toàn theo quy định của Bộ Y tế.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm các quy định tại cơ sở cách ly trên địa bàn không để lây chéo dịch bệnh đặc biệt là các đối tượng F1 trong khu cách ly và lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng; thực hiện cách ly đủ 14 ngày, giám sát y tế chặt chẽ tại địa phương đối với trường hợp sau khi hoàn thành cách ly tập trung đủ 14 ngày theo đúng quy định của Bộ Y tế và TP.
Các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP; chỉ đạo các lực lượng tại địa phương tiếp tục duy trì trạng thái sẵn sàng triển khai các biện pháp truy vết, khoanh vùng xử lý dịch khi xuất hiện ca bệnh và các trường hợp có liên quan trên địa bàn trong thời gian ngắn nhất.
Giám sát chặt chẽ các trường hợp cách ly tại nhà, tuyệt đối không để các trường hợp này được ra khỏi khu vực cách ly tại nhà khi chưa kết thúc cách ly.
Tăng cường công tác kiểm tra việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các khu vực công cộng, các khu vực có tổ chức các hoạt động vui xuân, các khu công nghiệp, khu vực công nhân ở trọ.
Kiểm soát tốt các hoạt động vui chơi đầu Xuân, dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người không cần thiết. Với các hoạt động cần thiết phải triển khai, phải đảm bảo nghiêm túc công tác phòng, chống dịch.
Rà soát những người về Hà Nội từ các tỉnh thành có dịch để hướng dẫn thực hiện khai báo y tế và cách ly, lấy mẫu theo quy định. Trước mắt cần khẩn trương rà soát hết người về từ Cẩm Giàng, Hải Dương để lấy mẫu làm xét nghiệm theo đúng quy định.
Thủ tướng: Lập ngay Sở chỉ huy tiền phương phòng, chống dịch tại TP HCM
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo thành lập ngay Sở chỉ huy tiền phương phòng, chống dịch tại TP HCM; tập trung chỉ đạo, hỗ trợ TP HCM sớm kiểm soát ổ dịch.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra chiều 8-2.
Khu vực nhà của bệnh nhân 2004 trong một con hẻm ở đường TL04, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP HCM bị phong tỏa từ đêm 7-2 - Ảnh: NLĐO
Theo đó, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương ngành y tế và các địa phương, nhất là Hải Dương, Quảng Ninh, TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Gia Lai... đã kịp thời áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ, tổng lực, đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo để phòng, chống dịch. Đến nay, tuy tiếp tục ghi nhận các ca mắc mới trong cộng đồng nhưng về cơ bản đã kiểm soát được các ổ dịch tại Hải Dương, Quảng Ninh.
Việc xuất hiện ổ dịch mới tại TP HCM, TP Hà Nội cho thấy nguy cơ dịch bệnh đang ở mức cao. Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp của TP HCM, TP Hà Nội tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc khoanh vùng, cách ly, truy vết, xét nghiệm trên diện rộng... nhanh chóng kiểm soát dịch, quyết không để lây lan rộng trong cộng đồng.
Chủ tịch UBND TP HCM, TP Hà Nội quyết định theo thẩm quyền việc áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27-3-2020 hoặc Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng tương ứng với mức nguy cơ lây lan dịch bệnh đối với một số khu vực cụ thể trên địa bàn.
Bộ Y tế chỉ đạo thành lập ngay Sở chỉ huy tiền phương phòng, chống dịch tại TP HCM ; tập trung chỉ đạo, hỗ trợ TP HCM sớm kiểm soát ổ dịch.
Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện việc thực hiện yêu cầu 5K, trước hết là đeo khẩu trang, không tụ tập đông người, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Vận động hạn chế đến mức tối đa việc tập trung nhiều người tại lễ tang, lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tiệc mừng cuối năm, đám cưới; dừng bắn pháo hoa nhân dịp năm mới.
Vận động hạn chế tối đa việc đi lại trong dịp Tết Nguyên đán; vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, công nhân viên tổ chức làm việc trong dịp Tết, sinh hoạt tại chỗ...
Rà soát, chuẩn bị mọi nguồn lực cần thiết (nhân lực, vật tư, sinh phẩm, công cụ, phương tiện, kể cả bệnh viện dã chiến), sẵn sàng cho các tình huống dịch bệnh, kể cả tình huống xấu nhất có thể xảy ra; quan tâm giải quyết chế độ, chính sách, có biện pháp thiết thực động viên kịp thời các lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán.
Các đô thị, đặc biệt là các TP lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng được chủ động quyết định các biện pháp mạnh mẽ phòng, chống dịch; chuẩn bị kỹ lưỡng theo các kịch bản có thể xảy ra, sẵn sàng cho tình huống có đông người mắc bệnh. Các địa phương hiện đang có dịch phải tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh một cách tốt nhất.
Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện cách ly tập trung 14 ngày.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện xét nghiệm trên diện rộng đối với người ở các khu vực có nguy cơ cao; thường xuyên cập nhật, giao ban với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương và kịp thời hỗ trợ, chi viện các địa phương phòng, chống dịch khi cần thiết.
Các Bộ liên quan và UBND các địa phương chỉ đạo sản xuất, cung ứng, không để xảy ra thiếu, khan hiếm các loại vật tư, sinh phẩm phòng, chống dịch và các loại hàng hóa phục vụ nhân dân. TP Hà Nội, TP HCM chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa cần thiết bảo đảm đời sống, sinh hoạt của nhân dân trong bối cảnh có dịch bệnh.
Các lực lượng chức năng như công an, quân đội, quản lý thị trường tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, không để xảy ra các tình huống xấu do diễn biến mới của dịch bệnh.
Không cho phép xe lưu thông ban đêm cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận Các cơ quan liên quan cần xây dựng và thực hiện phương án tổ chức giao thông phù hợp, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện lưu thông tạm thời tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận. Tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận được chấp thuận cho phương tiện lưu thông tạm dịp Tết Nguyên đán để giảm tải Quốc...