Hà Nội ra mắt Ban Nội chính
Ông Nguyễn Quang Huy giữ chức Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội.
Sáng nay (14/8), Thành ủy Hà Nội công bố Quyết định thành lập Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội.
Ông Nguyễn Quang Huy (sinh năm 1960) được điều động nhận nhiệm vụ là Trưởng ban Nội chính Thành ủy. Trước khi nhận nhiệm vụ Trưởng ban, ông Huy là Phó trưởng ban thường trực Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội.
Ông Nguyễn Tự Cấp – Phó Bí thư huyện ủy Đan Phượng và ông Nguyễn Thế Toàn – Phó bí thư quận ủy Cầu Giấy được điều động nhận nhiệm vụ Phó trưởng Ban Nội chính.
Ban Nội chính Thành ủy sẽ không quá 30 người, gồm Trưởng ban và không quá 3 Phó trưởng ban.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trao quyết định cho Trưởng ban và hai Phó Ban Nội chính Thành ủy
Ban Nội chính có nhiệm vụ chủ trì hoặc phối hợp tham mưu, đề xuất cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng;
Video đang HOT
Chủ trì và cùng các cơ quan chức năng tham mưu nghiên cứu, đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng;
Ban Nội chính cũng chủ trì và phối hợp đề xuất với Ban Thường vụ Thành ủy về công tác quốc phòng, an ninh và phòng, chống tham nhũng, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính TP (Tòa án, Kiểm sát, Tư pháp, Công an, Quân sự, Hải quan), Hội Luật gia TP…; chủ trì và phối hợp đề xuất chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định.
Tại lễ ra mắt sáng 14/8, có sự có mặt và phát biểu của ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng ban Nội chính Trung ương. Trước khi nhận nhiệm vụ Trưởng ban Nội chính Trung ương do Bộ Chính trị phân công tại Quyết định ngày 28/12/2012, ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Tại buổi lễ, ông Thanh cho biết, Ban Nội chính Trung ương sẽ phối hợp với Thành ủy Hà Nội hỗ trợ hoạt động Ban Nội chính Hà Nội đạt kết quả tốt. Ông Thanh cũng mong Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ Thành ủy Hà Nội giao phó.
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
Thủ tướng đồng ý kết luận sai phạm ở Đà Nẵng
Thủ tướng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng nghiêm túc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ và kiến nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường về những sai phạm đất đai ở địa phương.
Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 5956/VPCP-V.I (ngày 22/7/2013) gửi Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), Thanh tra Chính phủ và UBND TP Đà Nẵng thông báo ý kiến của Thủ tướng về việc chấp hành pháp luật đất đai tại TP Đà Nẵng.
Giao đất chưa đúng quy định
Theo văn bản này, xét báo cáo của Bộ TN-MT (số 2032/BTNMT-TTr, ngày 31/5/2013) về kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại TP Đà Nẵng, Thủ tướng đồng ý với kết luận và kiến nghị của Bộ TN-MT tại báo cáo số 2032. Thủ tướng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng khẩn trương, nghiêm túc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 3024/VPCP-V.I ngày 16/4/2013 và kiến nghị của Bộ TN-MT và báo cáo kết quả trước ngày 30/8.
Khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng bị Thanh tra Chính phủ cho rằng TP Đà Nẵng bán rẻ cho tư nhân để sang nhượng thu tiền chênh lệch. Ảnh: Hoàng Dũng
Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn 1930/VPCP-V.I (ngày 19/11/2012) về việc xử lý sau kết luận thanh tra, Bộ TN-MT đã tổ chức kiểm tra toàn diện và có báo cáo gửi Thủ tướng (số 2032) do Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển ký, về công tác quản lý, sử dụng đất đối với các dự án đầu tư tại TP Đà Nẵng sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực.
Kết quả kiểm tra cho thấy 19/28 văn bản quy phạm pháp luật và 6/8 văn bản chỉ đạo điều hành của UBND TP Đà Nẵng về lĩnh vực đất đai, công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước về đất đai cơ bản khá đầy đủ trên các lĩnh vực, như: quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định khi nhà nước thu hồi đất, quy định về hạn mức giao đất...
Tuy nhiên, công tác trên vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, UBND TP Đà Nẵng chưa bàn hành Quy định suất đầu tư tối thiểu trên một đơn vị diện tích đất cho từng loại dự án và từng địa bàn đầu tư làm căn cứ để thẩm định dự án, thẩm định nhu cầu sử dụng theo quy định của Nghị định số 17/2006 của Chính phủ. Bên cạnh đó, UBND TP Đà Nẵng ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất, quy định thời gian công khai trước khi tiến hành đấu giá là 15 ngày là chưa phù hợp với Quyết định 216/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, việc UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo tại Công văn số 1441, tháng 5-2008 của Văn phòng UBND TP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thời hạn lâu dài cho Công ty Cổ phần Xây dựng và đầu tư Đà Nẵng (nhận chuyển quyền sử dụng đất từ Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng); công văn số 1631, cũng tháng 5-2008, đồng ý giao đất lâu dài đối với các tổ chức và cá nhân nhận quyền sử dụng đất tại KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định là chưa đúng với Luật Đất đai 2003...
Bộ TN-MT cũng đã kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất của 48/1.061 hồ sơ (tỉ lệ 4,53%), trong đó có 14 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, 34 dự án không sử dụng ngân sách nhà nước. Trong số 14 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, có 2 dự án được giao đất chưa đúng trình tự thủ tục: dự án Khu liên hợp thể thao, Trạm Xử lý nước thải, Khu tái định cư Hòa Xuân (địa bàn quận Cẩm Lệ) và dự án xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng (thuộc Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng). Đối với các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, có tới 30/34 dự án thực hiện trình tự thủ tục giao đất chưa đúng với Nghị định số 181/2004 của Chính phủ.
Một góc khu đất thuộc khu tái định cư đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc. Thanh tra Chính phủ cho rằng TP Đà Nẵng bán rẻ khu đất này cho tư nhân để sang nhượng thu tiền chênh lệch. Ảnh: Hoàng Dũng
Sai sót trong chuyển quyền sử dụng đất
Về chuyển quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư, UBND TP Đà Nẵng quyết định giao đất cho Công ty Quản lý và Khai thác đất (hoặc các Ban Quản lý dự án, các công ty có chức năng khai thác quỹ đất) để ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư mà UBND TP Đà Nẵng không giao đất trực tiếp cho chủ đầu tư là chưa đúng với Luật Đất đai năm 2003. Bộ TN-MT dẫn trường hợp cụ thể là Công ty TNHH Thương mại Hà và Công ty TNHH Khách sạn và Biệt thự Nam Phát (Công ty 100% vốn nước ngoài), với diện tích 150.750 m2 đất.
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư, qua kiểm tra 41 hồ sơ dự án đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên tổng số 48 dự án), chỉ có 14 dự án được cấp giấy đúng thủ tục, đối tượng và thời hạn sử dụng đất; 27 trường hợp còn lại (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước) đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh với thời hạn sử dụng lâu dài là trái với quy định.
Truy trách nhiệm tập thể và cá nhân sai phạm
Bộ TN-MT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP Đà Nẵng kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc để xảy ra sai sót, tồn tại trên khi thực hiện kết luận của Thủ tướng; chỉ đạo kiểm tra, lập thủ tục thu hồi các dự án không sử dụng đất quá 12 tháng liền hoặc những dự án có tiến độ thực hiện chậm quá 24 tháng theo quy định của Luật Đất đai 2003; thu hồi những dự án chuyển nhượng đất trái pháp luật...
Theo Nhóm PV (Người Lao Động)
Lập Ban Nội chính ở tất cả tỉnh, thành 63 tỉnh, thành sẽ có Ban Nội chính gồm ba phòng chức năng: văn phòng, theo dõi công tác nội chính, và theo dõi công tác phòng chống tham nhũng. Ban Bí thư đã có văn bản nhắc các ban thường vụ tỉnh/thành ủy quyết định việc tổ chức Ban Nội chính ở địa phương mình và chỉ đạo việc chuyển giao tổ...