Hà Nội “quyết” thu thêm 25.028 tỷ đồng cho ngân sách
Tính đến giữa tháng 12/2012, Hà Nội mới thu ngân sách được hơn 121.263 tỷ đồng, so với dự toán HĐND giao hơn 146.264 tỷ, thành phố mới thu được 82,9%.
Để thu được 25.028 tỷ đồng còn lại, UBND thành phố giao cơ quan thuế, hải quan… phấn đấu thu tối đa các khoản thu.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Sau khi nghe báo cáo của Sở Tài chính Hà Nội, UBND thành phố cho biết, tính đến 15/12, thu ngân sách thành phố đạt 121.236,6 tỷ đồng. Như vậy, so với dư toán HĐND giao là 146.264,7 tỷ đồng, thành phố mới thu được 82,9% kế hoạch. Vì vậy, UBND thành phố giao cơ quan thuế, hải quan và các đơn vị liên quan tập trung rà soát, phấn đấu thu tối đa để thu được 25.028 tỷ đồng còn lại.
Cụ thể, UBND thành phố giao Cục Thuế rà soát quyết liệt ở tất cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ theo nguyên tắc có phát sinh doanh thu phải nộp thuế; đôn đốc tiến độ thu tiền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính của các dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường thu tiền đấu giá sử dụng đất đối với dự án đã đấu giá thành công để nộp vào ngân sách thành phố. Sở Tài chính rà soát tài khoản tạm thu, tạm giữ các khoản phải nộp ngân sách nhà nước còn để tồn trên tài khoản khẩn trương nộp ngân sách theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
UBND các quận, huyện, thị xã, Thành phố giao kiểm tra công tác thu ngân sách và có chỉ đạo kịp thời để đảm bảo hoàn thành với kết quả thu cao nhất, tránh tâm lý cho rằng tình hình kinh tế khó khăn khó thu ngân sách.
Theo TNO
Tập trung kiểm toán nhiều ngân hàng, tập đoàn
Hôm qua (21-12), Kiểm toán Nhà nước đã công bố kế hoạch kiểm toán năm 2013 với 119 đơn vị đầu mối nằm trong diện được kiểm toán, giảm 42 đơn vị so với năm nay. Tuy số lượng giảm, nhưng quy mô vốn của các đơn vị trong diện kiểm toán lại lớn hơn.
Các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục được đưa vào chương trình kiểm toán năm 2013
Ông Lê Minh Khái - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, theo kế hoạch năm 2013, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) sẽ đặc biệt chú trọng đến những lĩnh vực "nóng" được Quốc hội quan tâm. Cụ thể là các lĩnh vực như đất đai, bất động sản, phát triển nhà và đô thị, khai thác kinh doanh tài nguyên khoáng sản, ngân hàng... Đồng thời, tăng cường kiểm toán việc miễn, giảm, giãn, hoàn, xóa nợ thuế và công tác chống thất thu ngân sách đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp. Ngoài ra KTNN cũng sẽ tập trung tới các đối tượng liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là các dự án, công trình liên quan tái cấu trúc đầu tư công.
Chương trình kiểm toán cũng sẽ tập trung vào những tập đoàn kinh tế, các ngân hàng thương mại nhà nước để phục vụ cho tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Song song với đó, thực hiện kiểm toán cuốn chiếu tất cả các tập đoàn, ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 để kịp thời cung cấp thông tin cho hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước và các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Trong năm 2013, KTNN sẽ tiến hành kiểm toán đối với 28 đơn vị doanh nghiệp Nhà nước và tổ chức tài chính - ngân hàng, giảm so với con số 34 đầu mối được thực hiện kiểm toán năm 2012. Có 4 ngân hàng rơi vào diện kiểm toán bao gồm ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
"Kiểm toán lần này sẽ tập trung làm rõ việc tái cơ cấu ngân hàng, nhất là kiểm tra nợ xấu đến 31-12-2012 là bao nhiêu, nguồn dự phòng xử lý nợ xấu, tăng vốn điều lệ có đúng pháp luật hay không, quản trị như thế nào, mục đích sử dụng vốn ra sao, có trái với quy định không", ông Khái chỉ rõ.
Kiểm toán Nhà nước cũng tập trung đánh giá việc điều hành lãi suất, tỷ giá hối đoái, cho vay tái cấp vốn, hoạt động thị trường mở và thị trường liên ngân hàng, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước kết quả thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 13 của Chính phủ.
Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng nằm trong danh sách kiểm toán với 24 đơn vị (bao gồm 6 tập đoàn và 18 tổng công ty). Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam... sẽ là các đơn vị nằm trong diện kiểm toán.
"Sở dĩ, hoạt động kiểm toán đi sâu vào những đối tượng này vì đây đều là những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng và gây thất thoát. Khi tập trung kiểm toán vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn, ngân hàng thương mại nhà nước, KTNN sẽ có thể đánh giá được tình hình tài chính, quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hiệu quả đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính. Qua đó, đưa ra được những kiến nghị đối với Chính phủ, Quốc hội trong việc chỉ đạo thực hiện tái cấu trúc DNNN và cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước", Phó Tổng Kiểm toán nhận định.
Về kết quả thực hiện của năm 2012, KTNN đã tổ chức 161 cuộc kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính trên 9.000 tỷ đồng. KTNN cũng đã phát hiện và chuyển 4 trường hợp sang cơ quan điều tra của Bộ Công an xử lý.
Theo ANTD
Dân cũng... "giật mình đùng đùng"! Xung quanh lời phát biểu của ông Phan Đăng Long Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: "... ngành nội vụ các quận, huyện sẽ giật mình và rà soát quy trình tuyển công chức", hàng trăm bạn đọc Dân trí gửi thư về tòa soạn cũng... giật mình. Không biết các bác ngành nội vụ các quận, huyện "giật mình" vì...