Hà Nội quyết tâm nâng năng lực cạnh tranh
Ngày 9-7, UBND TP Hà Nội đã họp trực tuyến với lãnh đạo các sở ngành, quận huyện về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ( PCI). Các ý kiến nhấn mạnh, TP đang nỗ lực để thoát khỏi vị trí 51/63 của bảng xếp hạng PCI năm 2012.
Hà Nội quyết liệt cải cách hành chính để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn
Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư, ông Ngô Văn Quý cho biết, Hà Nội sẽ “nâng cấp” chỉ số PCI trên cơ sở duy trì và cải thiện hơn nữa các chỉ số đã thực hiện tốt, chỉ số hiện còn ở mức trung bình. Đặc biệt, phải tập trung quyết liệt cải thiện 5 chỉ số thành phần xếp hạng thấp của năm 2012 để có chuyển động tích cực trong năm 2013. Ông Ngô Văn Quý nói: “Trọng tâm là thực hiện tốt việc giải quyết thủ tục hành chính, nhất là cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Cùng với đó, tiếp tục rà soát, bãi bỏ các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không cần thiết. Rút ngắn thời gian thực hiện việc cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, phiền hà, nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính…”.
Riêng về chỉ số đặc biệt nhạy cảm – “chi phí không chính thức” – Sở KH-ĐT cho rằng, một mặt, các cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu cán bộ, công chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức thực thi công vụ trong tiếp xúc, giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân. Mặt khác, phải thường xuyên thanh tra công vụ trong mỗi đơn vị; phát hiện và xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị và địa phương tùy tiện đặt ra các quy định trái pháp luật, trái thẩm quyền. TP sẽ kiên quyết xử lý những hành vi kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với nhân dân và doanh nghiệp.
Video đang HOT
Giám đốc Sở Nội vụ, ông Trần Huy Sáng cho rằng, việc cải thiện chỉ số PCI, không phải hôm nay Hà Nội mới bàn. Kết quả PCI năm 2012 là lời cảnh báo, nhắc nhở các cơ quan thành phố chưa phục vụ tốt doanh nghiệp và nhân dân. Dù vậy, ông Trần Huy Sáng cho rằng, Hà Nội có gần 100 nghìn doanh nghiệp, nhưng chỉ có 270 doanh nghiệp tham gia điều tra để xây dựng chỉ số PCI là điều cần nghiên cứu thêm. Hơn nữa, để đảm bảo tính khách quan, các chỉ số đưa ra đánh giá cần đặt trong bối cảnh về kinh tế, chính trị, xã hội ở các tỉnh, thành phố khác với Hà Nội.
Khẳng định “bị giật mình” khi chỉ số đất đai của Hà Nội bị xếp 63/63 tỉnh, thành phố, Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, ông Vũ Văn Hậu cho rằng, khâu điều tra, tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá cần đa dạng, khoa học hơn. Ông giải thích: “TP cũng chỉ đạo phải tìm được nhược điểm qua con số xếp hạng. Ở Hà Nội, chúng tôi đều làm rất nghiêm túc. Tuy nhiên, nói về việc cấp “sổ đỏ”, thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp được mời, đôn đốc đến làm thủ tục nhưng không đến. Vì sao thế? Đó là do tình trạng đất đai cho thuê, vi phạm nên doanh nghiệp né tránh, không đến. Chỉ những đơn vị cần thế chấp mới chủ động đến làm thủ tục…”.
Ông Vũ Văn Hậu tiếp tục phân trần: “Còn việc thu hồi đất, tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện chặt chẽ về hồ sơ. Làm hồ sơ về đất đai mà sơ sài thì cán bộ bị tai nạn nghề nghiệp ngay. Thu hồi đất không dễ thế được, phải theo đúng trình tự, yêu cầu của luật, và phải chịu giám sát rất chặt trong quá trình thu hồi. Có tỉnh cho sử dụng đất bỏ hoang làm bãi đỗ xe, sân bóng, Hà Nội không cho làm thế được vì không thể cho sử dụng đất trái mục đích”. Tuy thế, ông Giám đốc Sở TN-MT cũng không né trách nhiệm: “Về chủ quan, chúng tôi cũng đã nhận thức được. Đúng là việc trả lời liên thông không đảm bảo thời gian, chất lượng trả lời chưa cao. Cán bộ thụ lý hồ sơ còn máy móc, cầu toàn. Chúng tôi vẫn còn nhiều nhược điểm, vì vậy phải nhanh chóng thay đổi phong cách, tự chấn chỉnh để tốt lên hơn…”.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho rằng, việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh là nội dung rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Để cải thiện chỉ số PCI, cần sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành. Bên cạnh việc tăng cường cải cách hành chính, TP sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đến chương trình hành động giải quyết nợ xấu, tạo cơ hội đầu tư, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp mở rộng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị hàng quý họp về việc thực hiện nâng cao chỉ số PCI. Ông nhấn mạnh: “Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã có chỉ thị, tôi đề nghị lãnh đạo, thủ trưởng các đơn vị phải quán triệt tới cán bộ công chức. TP sẽ kiểm tra, kiên quyết xử lý những trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà…”.
Theo ANTD
Hơn 90% ô tô dừng đỗ trái phép vì thiếu chỗ
Diện tích dành cho giao thông tĩnh, bãi đỗ xe trên địa bàn TP Hà Nội hiện quá thấp so với nhu cầu. Các điểm, bãi đỗ công cộng được cấp phép chỉ đáp ứng được từ 8-10%, còn lại khoảng hơn 90% số xe đang đỗ tại các điểm, bãi đỗ không được cấp phép.
Thiếu điểm đỗ, nhiều ô tô phải đỗ trái phép ở vỉa hè, lòng đường
Giao thông tĩnh đáp ứng 8%
Nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc về điểm đỗ cho người dân trên địa bàn TP, một số dự án bãi đỗ xe đã hoàn thành hoặc đang được triển khai xây dựng như: bãi đỗ xe chợ Hàng Da, mương Phan Kế Bính, Chợ Mơ, Gia Thụy, bãi đỗ xe lắp ghép giàn thép cao tầng... Ngoài ra, TP cũng sắp xếp các điểm đỗ xe trên lòng đường, vỉa hè, đồng thời cấp phép tạm thời tại một số tuyến phố có lưu lượng thấp hay những khu đất chưa sử dụng tại khu vực công cộng để tăng thêm diện tích bãi đỗ xe, giải tỏa một phần nhu cầu bức thiết.
Tuy nhiên, Sở GTVT cho biết, TP hiện chỉ có khoảng 687 điểm đỗ xe có phép với diện tích hơn 12ha (chiếm 8 -10%). Điểm đỗ thiếu nhưng nhu cầu của người dân ngày một tăng, hàng loạt bãi trông giữ xe tự phát mọc lên, thu phí "cắt cổ". Cũng bởi vậy, hiếm có nơi nào, người dân được gửi xe ô tô với giá đúng quy định. Đặc biệt, tại nhiều khu chung cư, công ty, chi phí để gửi một chiếc ô tô mỗi tháng là khá lớn. Cũng bởi thiếu bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe mà tình trạng ô tô đỗ trái phép trên vỉa hè, lòng đường diễn ra trên nhiều tuyến phố lâu dần trở thành quen.
Theo thống kê của UBND TP, trên địa bàn các quận trung tâm có 176 dự án nhà cao tầng với công năng làm văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư, song diện tích dành để đỗ xe chỉ đáp ứng được 20-35% nhu cầu, số còn lại phải đi gửi xe tại các điểm đỗ khu vực xung quanh. Nhìn nhận về thực tế này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT cho hay, quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn TP đến năm 2020 được phê duyệt vào năm 2003 đến nay đã có nhiều thay đổi. Các công trình xây dựng khác đã hình thành nên việc giải phóng mặt bằng để xây dựng bãi đỗ xe theo quy hoạch là vô cùng khó khăn: "Mạng lưới điểm, bãi đỗ xe công cộng phân bố không hợp lý như thiếu về số lượng và kém về chất lượng dịch vụ đã gây khó khăn cho công tác quản lý, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến trật tự ATGT".
Đại diện các cơ quan chức năng và nhiều chuyên gia giao thông đều cho rằng, để thu hút nhà đầu tư, xây dựng các điểm đỗ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, TP cần có nhiều bước đột phá, cơ chế phải thông thoáng hơn như cho vay vốn với mức lãi suất thấp, miễn thuế thuê đất... thì doanh nghiệp mới mặn mà.
Sẽ thương mại giá trông giữ xe
Nhằm giải quyết triệt để bài toán giao thông tĩnh, UBND TP vừa hoàn tất Dự thảo quy định khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ôtô và các phương tiện khác. Dự kiến, văn bản này sẽ được UBND TP trình HĐND TP vào kỳ họp tới. Theo đó, TP sẽ khuyến khích các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình hoặc có quyền sử dụng đất trong khu vực để trông giữ xe. Ngoài ra, TP cũng đề xuất thay đổi phí trông giữ xe, chuyển sang cơ chế giá dịch vụ để khuyến khích đầu tư, bởi hoạt động trông giữ xe hiện nay thực hiện theo cơ chế thu phí (mức phí do HĐND thông qua, không phải cơ chế giá dịch vụ). Còn với cơ chế như hiện nay, UBND TP đánh giá, các tổ chức, cá nhân thực hiện trông giữ xe gặp nhiều khó khăn trong hạch toán kinh doanh dẫn đến không hấp dẫn và thu hút nhà đầu tư.
Lo ngại việc trao quyền quyết định giá trông giữ xe cho nhà đầu tư dễ dẫn đến "thổi" giá, ông Nguyễn Quốc Hùng cho hay: "Giá vé thương mại nhưng vẫn do các cơ quan chức năng xây dựng để đảm bảo lợi ích cho người dân và nhà đầu tư". Còn theo nhận định của ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT, doanh nghiệp được quyền quyết định giá vé là hoàn toàn phù hợp trong cơ chế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, giá vé cần sự quản lý nhằm khống chế giá trần, giá khung để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Giá vé trông giữ xe cũng tương tự giá taxi. Nhà đầu tư quyết định giá trên cơ sở thang bậc giá Nhà nước đưa ra.
Theo ANTD
Lo ngại thanh tra... ngồi chờ, vi phạm được dịp... tranh thủ Ngày 12-4, tại cuộc giao ban quý I-2013, câu chuyện về số phận của lực lượng Thanh tra Xây dựng (TTXD) sau khi chấm dứt thí điểm từ 15-5 tới trở nên sôi nổi hơn lúc nào hết. Nhiều ý kiến lo ngại về tình hình lộn xộn trong quản lý trật tự xây dựng tại Hà Nội sau ngày 15-5 (thời điểm...