Hà Nội quyết giảm ùn tắc
Tại cuộc họp ngày 29/5, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi khẳng định, đến năm 2015, thành phố phấn đấu giảm 40% số điểm ùn tắc giao thông, đồng thời không để phát sinh các “điểm đen” mới.
Thống kê mới nhất của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện thành phố còn 57 nút giao thông và 32 tuyến đường thường xuyên ùn tắc. Không chỉ xảy ra vào giờ cao điểm, vấn nạn này còn xuất hiện cả vào khung giờ thấp điểm.
Để giảm ùn tắc, thành phố đã triển khai nhiều kế hoạch, tập trung thực hiện đồng bộ 7 nhóm giải pháp, như phân làn phương tiện trên 5 tuyến phố; đổi giờ học, giờ làm việc tại 10 quận và 2 huyện; tổ chức cấm taxi hoạt động tại một số tuyến đường trong giờ cao điểm; thu hồi giấy phép trông giữ phương tiện tại 268 tuyến phố đồng thời sắp xếp lại mạng lưới điểm đỗ xe…
Theo ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Giao thông, với các biện pháp trên, số điểm ùn tắc đã giảm từ 134 xuống còn 89. Tuy nhiên, lưu lượng phương tiện tăng theo cấp số nhân, trong khi đó hạ tầng giao thông phát triển không theo kịp, ý thức chấp hành Luật giao thông của một bộ phận người dân còn kém nên ùn tắc tiếp tục xảy ra, nghiêm trọng nhất là tại khu vực nội đô từ vành đai 3 trở vào và trên các trục hướng tâm ra vào thành phố.
Video đang HOT
Hà Nội còn gần 100 điểm ùn tắc. Ảnh: Hoàng Hà
Sở Giao thông Vận tải đã khảo sát một số trục đường chính và nút giao thông cho thấy phần lớn đều có số phương tiện vượt quá khả năng thông qua từ 1,5 đến 4 lần. Thậm chí có nút giao quá tải lượng xe hàng chục lần vào giờ cao điểm.
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo 10 quận đều cho rằng mục tiêu giảm ùn tắc giao thông là cần thiết song các quận đang rất thiếu nhân lực và phương tiện để triển khai nhiệm vụ. Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó chủ tịch quận Hoàn Kiếm, cho rằng mỗi khi tăng cường tuần tra, tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường gây ùn tắc giảm mạnh, nhưng chỉ cần vắng bóng lực lượng này là vi phạm tái diễn. Do vậy, thành phố cần trang bị thêm phương tiện và bổ sung người làm nhiệm vụ tuần tra.
Theo ông Nguyễn Thế Công, Phó chủ tịch UBND quận Ba Đình, khi giải tỏa vi phạm đỗ dừng sai quy định trên các tuyến đường trên địa bàn, nhiều chủ xe đã khóa và bỏ ôtô lại mà không chịu xuất trình giấy tờ. Điều này gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm bởi lực lượng thực thi không có xe để kéo xe vi phạm về nơi tạm giữ. Do đó ông Công kiến nghị UBND thành phố trang bị cho mỗi quận một xe kéo.
Chốt lại cuộc họp, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho rằng, đến năm 2015, khi đó thành phố đã có các loại phương tiện vận tải công cộng như xe buýt nhanh, đường sắt nội đô thì mục tiêu giảm 40% số điểm ùn tắc sẽ phải đạt được. Các sở ngành, quận huyện phải quyết tâm không làm phát sinh các điểm ùn tắc mới.
Theo VNExpress
Hà Nội phát sinh nhiều 'điểm đen' úng ngập
Tại nhiều tuyến đường ở thủ đô, các công trình thoát nước đã hoàn thành song chưa được bàn giao quản lý khiến nhiều điểm úng ngập mới xuất hiện ngay đầu mùa mưa.
Qua vài trận mưa đầu mùa, hàng loạt điểm úng ngập mới phát sinh đã được Công ty thoát nước Hà Nội ghi nhận như: khu vực đường vành đai 3 đoạn qua đường Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm (do ban quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư); chân cầu Vĩnh Tuy thuộc đường Minh Khai (chủ đầu tư là Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn); đường Nguyễn Hữu Thọ, đoạn vào khu đô thị Linh Đàm (chủ đầu tư là Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà - HUD).
Những điểm mới phát sinh khiến số "điểm đen" úng ngập của Hà Nội nhiều hơn các năm trước. Ảnh: N.Hưng.
Ở các công trình đã hoàn thành hệ thống thoát nước này, trong quá trình thi công, đất phế thải tồn lưu trong lòng cống làm ách tắc dòng chảy, không có tác dụng thoát nước. Các nắp ga không được lắp đặt hoặc mất cắp làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị, điển hình là khu tái định cư Nam Trung Yên, do Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị làm chủ đầu tư.
Công ty thoát nước đã đề nghị các chủ đầu tư nhanh chóng giải quyết tồn tại, sớm bàn giao để đưa vào quản lý, duy trì phục vụ thoát nước. Tuy nhiên, các chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện khiến tình trạng úng ngập xảy ra trên nhiều tuyến đường, gây bức xúc cho người dân.
Trước đó, theo thống kê của Sở Xây dựng, trong mùa mưa năm nay, đối với cơn mưa khoảng 100 mm sẽ có 21 điểm có thể úng ngập trong nội thành, giảm được hai điểm so với năm trước. Ngoài ra còn 24 điểm úng ngập mới phát sinh.
Nhiều điểm ngập úng nặng, kéo dài như: ngã tư Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu, Lê Duẩn (cửa ga Hà Nội), Tôn Đản - Lê Lai (khách sạn Thủy Tiên - Thành ủy), ngã tư Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh, ngã tư Điện Biên - Nguyễn Tri Phương, Ngọc Khánh, phố Đội Cấn, ngã năm Bà Triệu - Nguyễn Du, ngã ba Nguyễn Công Trứ - Ngô Thì Nhậm, phố Thái Thịnh (trước cửa Viện châm cứu), ngã tư Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ... Đây là những điểm úng ngập kéo dài nhiều năm qua.
Theo VNExpress
Hà Nội: "Điểm đen" tại phường Bưởi vẫn chưa được giải quyết UBND phi, quận T buổp thống nhất chấm dứt khu 628 Hoàm. Nhng những nhức nhối tồni nhiềmn từ "đimen"y vẫn tồni,y bức xúc cho ngin. Ngày 18/7/2008, ông Phạm Quang Hiền, Ph Chủ tch UBND phi, quận T từng ký văn bn nêu rõ: "Thựn quynh 20/2008/QĐ-UBNDa UBND TP. Hà Ni vềc lập lại kỷ cng giao thôngô th cấm xe máy,...