Hà Nội quyết định tạm dừng bán 600 biệt thự cũ ở nội thành
Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, 600 biệt thự cũ được phép bán, đến thời điểm hiện tại đã bán được cho 4.973 hộ.
Tuy nhiên, hiện tại thành phố đã tạm dừng bán 600 biệt thự cũ để rà soát tổng thể các vấn đề liên quan.
Chiều 19/4, tại buổi họp báo thông tin về công tác quản lý, sử dụng các biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn, Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, từ ngày 19/4, Thành phố sẽ tạm dừng việc tiếp tục bán 600 căn biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu nhà nước, đang bán dở dang… đang chủ yếu nằm ở các quận nội thành Hà Nội.
Việc tạm dừng bán biệt thự cũ là để: “Rà soát tổng thể các nội dung để có báo cáo chi tiết, cụ thể với cấp có thẩm quyền. Sau khi có kết quả chúng tôi sẽ thông tin kịp thời đến các cơ quan báo chí, kể cả những vấn đề quản lý quỹ nhà còn trống, cách thức bán – vận hành – quản lý”, ông Dũng cho biết.
Hà Nội dừng bán 600 biệt thự cũ
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ký, ban hành quyết định về “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 – 2025″. Trong đó nêu rõ, nhằm tạo nguồn vốn để cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu nội đô lịch sử đối với các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác, thành phố sẽ thực hiện bán 600 biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu nhà nước, đang bán dở dang theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và các nghị định liên quan.
Động thái này được Hà Nội lý giải nhằm tạo lập nguồn vốn để thực hiện việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu nội đô lịch sử đối với các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác, thể hiện trong quyết định về “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 – 2025″ vừa được UBND TP ký, ban hành.
Video đang HOT
Theo quy định, biệt thự thuộc đối tượng quản lý của Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 được phân loại thành 3 nhóm.
Cụ thể, nhóm 1 (70 – 100 điểm) là những biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; biệt thự gắn liền với cách mạng – kháng chiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; biệt thự có giá trị đặc biệt về kiến trúc (từ 30 – 35 điểm về giá trị kiến trúc nghệ thuật).
Nhóm 2 (50-69 điểm) gồm những biệt thự có giá trị về kiến trúc nhưng không thuộc nhóm 1; nhóm 3 (dưới 50 điểm) gồm biệt thự không thuộc 2 nhóm nêu trên.
Hiện trên địa bàn thành phố có 1.216 biệt thự, gồm 367 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước, 732 biệt thự thuộc sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước với các hộ dân hoặc giữa các hộ dân với nhau; 117 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân.
367 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước, gồm cả biệt thự của Văn phòng T.Ư Đảng, Cục Phục vụ ngoại giao Đoàn (Bộ Ngoại giao), của các cơ quan khác của T.Ư và thành phố, của các Công ty quản lý nhà quản lý, có 177 biệt thự nhóm 1; 131 biệt thự nhóm 2; 59 biệt thự nhóm 3.
Các biệt thự cũ chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và ở các vị trí đẹp, chủ yếu nằm ở các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Tây Hồ; có kiến trúc kiểu Pháp hoặc kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và Á Đông.
Giá nhà đất phi mã, còm cõi tiết kiệm vẫn không mua nổi, tôi chọn cách ở thuê
Thay vì mua nhà an cư, nhiều năm nay anh Trần Ngọc Năm quyết định đi ở thuê vì có tiết kiệm cả đời, nếu không có gì đột biến thì anh cũng không mua nổi một căn nhà.
Thị trường bất động sản trong 2 năm trở lại đây chứng kiến sự gia tăng chóng mặt về giá bán, khiến giấc mơ sở hữu một căn nhà để an cư của nhiều người trở nên xa vời.
Anh Đậu Anh Tú quê ở Nam Định đang làm việc tại Hà Nội nói về lý do vẫn đi thuê nhà, để rồi nay ở chỗ này mai chuyển chỗ khác là do giá nhà, đất quá cao, vợ chồng anh tiết kiệm mãi cũng không thể mua nổi.
Anh kể, sau 15 năm đi làm, với thu nhập của hai vợ chồng khoảng 20 triệu đồng, anh chị mới tiết kiệm được khoảng 700 triệu đồng. Khoản tiền này nếu muốn mua một căn nhà đất 30m2 ở khu vực ven Hà Nội (khoảng 2 tỷ đồng/căn) thì anh chị phải vay ngân hàng 70%.
" Tính ra cả lãi và gốc phải trả 1 tháng cũng hơn 10 triệu đồng, đây là một số tiền chiếm hơn 50% thu nhập của hai vợ chồng tôi. Vậy, nếu mua nhà thì chi tiêu gia đình sẽ không đủ, nhất là 2 đứa con đang trong tuổi ăn học, rất tốn kém. Hơn nữa, trong trường hợp rủi ro bị mất việc thì sẽ rất khó khăn bởi chúng tôi không còn tích lũy dự phòng", anh Tú nói.
Trong khi nếu chờ tích lũy thêm mới mua nhà thì khi giá nhà đất tăng phi mã, cơ hội có nhà ngày càng khó với, nếu thu nhập không tăng hoặc không có gì đột biến.
" Năm ngoái giá nhà khu vực tôi định mua chỉ 1,2 - 1,5 tỷ đồng/căn thì nay giá đã tăng lên hơn 2 tỷ đồng/căn. Trong khi cả năm qua vợ chồng tôi chỉ tiết kiệm được khoảng gần 100 triệu đồng", anh Tú buồn bã nói.
Giấc mơ mua nhà ngày càng khó thực hiện với nhiều người
Giấc mơ có nhà quá xa vời, nên hai vợ chồng anh Tú chấp nhận phương án đi thuê nhà. Vì anh chỉ phải bỏ ra 25% thu nhập hàng tháng để trả tiền thuê nhà, tiết kiệm 30% thu nhập, số còn lại vẫn đủ cho gia đình sống vui vẻ, không quá áp lực.
" Vì sao tôi phải gánh một món nợ, phải sống ở mức tối thiểu, đồng nghĩa với lo lắng triền miên chỉ vì căn nhà? Trong khi với giá nhà tăng cao như hiện tại, tôi có còm cõi tiết kiệm cũng không mua nổi", anh Tú nói.
Giống anh Tú, nhiều cặp vợ chồng trẻ sau nhiều tháng chật vật tìm mua nhà ở vùng ven Hà Nội cũng từ bỏ giấc mơ.
Vợ chồng chị Nguyễn Cẩm Quyên (quê ở Hưng Yên) chia sẻ, hiện mức giá nhà đất đã quá cao, trong khi đó tiền lương và các khoản thu nhập khác của vợ chồng chỉ tăng lên rất ít qua từng năm.
Nếu một người muốn mua nhà trị giá 3 tỷ đồng ở Hà Nội thì đồng nghĩa họ phải có thu nhập trên 50 triệu đồng, hoặc phải gồng gánh đi vay và trả nợ theo hình thức dài hạn 15 -20 năm.
" Hiện nếu tôi đi thuê nhà chỉ 4-5 triệu đồng/tháng thì một năm mới hết tầm hơn 50 triệu đồng, khoảng 50 năm mới hết số tiền để mua nhà. Trong khi đó, nếu bỏ ra 2,5 tỷ để mua chung cư thì cũng sẽ xuống cấp theo thời gian, càng để lâu càng mất giá. Vậy tại sao tôi không chọn đi thuê, vừa có thể ở thoải mái, gần chỗ làm, hoặc nếu không phù hợp tôi có thể chuyển đến chỗ mới thay vì phải gồng gánh nợ nần suốt 20 năm chỉ vì mục đích có nhà", chị Quyên nói.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2021, giá nhà đất trong dân ghi nhận sự biến động mạnh, tăng khoảng 30%. Đặc biệt, một số vùng trước đó có giá thấp, nay tăng khoảng 50% như: Ba Vì, Sơn Tây, Mê Linh, Sóc Sơn.
Nhà liền kề cũng tăng mạnh, tùy theo khu vực, tăng 20-30% so với năm 2020. Tại các phố trung tâm, giá cả không biến động.
Trong khi đó, căn hộ chung cư tăng khoảng 5% so với năm 2019, 2020.
Cận cảnh loạt biệt thự cũ trên phố Nguyễn Gia Thiều Hà Nội dự định bán Trước khi Hà Nội tạm dừng kế hoạch, loạt biệt thự này đã nằm trong danh sách 600 biệt thự cũ được bán, để tạo nguồn vốn chỉnh trang, tái thiết khu nội đô. Theo danh mục nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo "quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm...