Hà Nội: Quán game, internet hoạt động lại từ 0h 16-3, vẫn thực hiện giãn cách, khai báo y tế
Từ tình hình thực tế, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng quyết định: từ 0h ngày 16-3, quán game, internet được hoạt động nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch; người đến sử dụng dịch vụ phải khai báo y tế, đảm bảo giãn cách tối thiểu 1 mét hoặc phải có tấm chắn.
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng phát biểu chỉ đạo tại phiên họp
Chiều 15-3, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Trưởng BCĐ phòng chống Covid-19 Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận, huyện, phường xã.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, Hà Nội đã qua 28 ngày không ghi nhận ca mắc mới. TP cũng đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 90 cán bộ y tế tuyến đầu phòng dịch và tiếp tục thực hiện theo kế hoạch ở các quận huyện; tất cả đều có sức khỏe bình thường. TP cũng xét nghiệm 1.391/4.000 mẫu ở các khu vực có nguy cơ; tất cả đều âm tính.
Các quận huyện cũng báo cáo về việc đã và đang thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch ở các di tích, đền chùa. Lãnh đạo huyện Mỹ Đức cho biết, sau 3 ngày mở cửa trở lại, di tích Chùa Hương đã đón hơn 3 vạn du khách.
Huyện đã bố trí 650 người, thành lập các chốt phòng dịch; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, loa tay và bố trí thuyền tuyên truyền lưu động trên Suối Yến; bố trí các 3 trạm giám sát với 20 máy khử khuẩn, xét nghiệm với các trường hợp nghi ngờ, khi âm tính phải có giấy xác nhận mới được vào di tích…
Video đang HOT
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, nguy cơ về dịch bệnh với Hà Nội vẫn cao. Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng, một bộ phận người dân đã có nhiều dấu hiệu chủ quan và khẳng định: Nới lỏng hoạt động để đời sống xã hội quay trở lại bình thường, phát triển kinh tế nhưng phải kiểm soát chặt các biện pháp phòng dịch.
Phó Chủ tịch UBND TP giao Sở Y tế tiếp tục triển khai xét nghiệm với các trường hợp có nguy cơ cao, ưu tiên khu đông dân cư, khu công nghiệp; tránh việc chủ quan trong giám sát, thực hiện; tiếp tục tiêm vaccine cho các đối tượng ưu tiên cho các đối tượng ưu tiên, theo dõi phản ứng sau khi tiêm, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Các quận huyện cần tiếp tục thực hiện nghiêm khuyến cáo 5k; yêu cầu khai báo y tế bắt buộc theo yêu cầu của Bộ Y tế.
Từ tình hình thực tế, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng quyết định nới lỏng hoạt động một số dịch vụ. Từ 0h ngày 16-3, các tuyến xe liên tỉnh cho phép hoạt động trở lại bình thường với số hành khách vận chuyển đúng với quy định, Sở GTVT phải có hướng dẫn về phòng dịch, khai báo y tế…
Quán game, internet được hoạt động nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch, người đến sử dụng phải khai báo y tế, đảm bảo giãn cách tối thiểu 1 mét hoặc phải có tấm chắn…
“Những hoạt động khác, TP sẽ tiếp tục nghiên cứu và có chỉ đạo sau”, Phó Chủ tịch UBND TP lưu ý.
Kiên quyết không để dịch COVID-19 lan rộng
Chính phủ yêu cầu các địa phương ưu tiên thực hiện phương châm 4 tại chỗ, rà soát kỹ các trường hợp đi về từ vùng dịch; mở rộng xét nghiệm, phát hiện sớm ca lây nhiễm để khoanh vùng, dập dịch kịp thời...
Người dân và du khách tham quan đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) được đo thân nhiệt kĩ càng. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 1-2021 với nhiều nội dung quan trọng.
Theo dõi sát tình hình dịch COVID-19
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản, tình huống, chuẩn bị mọi phương án và các biện pháp phù hợp để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả, bảo đảm phát hiện nhanh, hành động quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian ngắn nhất, kiên quyết không để dịch bệnh xâm nhập, lan rộng.
Các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05/2021 và Thông báo 22/2021 của Văn phòng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Người dân tại khu phong tỏa Mả Lạng (TP.HCM) đợi nhận quà của các mạnh thường quân. Ảnh: MINH TÂM
Các địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị trong công tác phòng, chống dịch, chịu trách nhiệm về công tác này trên địa bàn. Trong đó ưu tiên thực hiện phương châm 4 tại chỗ, chủ động các phương án ứng phó với các cấp độ của dịch; rà soát kỹ các trường hợp đi về từ vùng dịch; mở rộng xét nghiệm, phát hiện sớm ca lây nhiễm để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, không để lây lan trên diện rộng; bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng; không tập trung đông người.
Chính phủ cũng giao các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Công Thương và UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên địa bàn thực hiện nghiêm việc cách ly y tế; tăng cường năng lực lấy mẫu, xét nghiệm nhanh; kiểm soát các tuyến biên giới đường bộ, đường thủy, đường biển, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, ngăn chặn nhập cảnh trái phép...; tạm dừng lễ hội, sự kiện đông người không cần thiết; thực hiện nghiêm túc khai báo y tế bắt buộc đối với người đến từ vùng dịch và đẩy mạnh khai báo y tế toàn dân...
Bộ Y tế khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phương án mua vaccine phòng, chống dịch COVID-19 của nước ngoài phù hợp với điều kiện của Việt Nam để người dân sớm tiếp cận trong quý I-2021; tiếp tục đẩy nhanh nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vắc-xin COVID-19 trong nước, ưu tiên sử dụng vaccine trong nước nếu bảo đảm yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn, giá cả.
Các Bộ TT&TT, Y tế, các cơ quan thông tấn, báo chí, UBND cấp tỉnh tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh kịp thời, chính xác để người dân đề cao cảnh giác nhưng cũng không hoang mang, lo lắng; khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế; xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là không đeo khẩu trang nơi công cộng...
Bảo đảm điều kiện để mọi gia đình đều có Tết
Nghị quyết nêu rõ, các Bộ, cơ quan địa phương cần kết hợp vừa phòng chống dịch vừa bảo đảm các điều kiện để người dân đón Tết với tinh thần không để ai thiếu Tết, mọi gia đình đều có Tết, đặc biệt là những đối tượng chính sách, người nghèo.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương chủ động chỉ đạo chấn chỉnh việc tổ chức lễ hội và các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.
Trong thời gian nghỉ Tết, yêu cầu các Bộ, cơ quan địa phương thường xuyên nắm tình hình, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo hàng ngày theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để báo cáo thường trực Chính phủ tình hình Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021 vào ngày 17-2.
Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, không dùng ngân sách nhà nước, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi. Triển khai công việc ngay sau Tết, không để công việc bị gián đoạn, đình trệ.
TP Hồ Chí Minh: Toàn bộ học sinh phải khai báo y tế ngay ngày đầu tiên đi học lại sau Tết Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản về việc yêu cầu khai báo y tế khi học sinh đi học trở lại sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi thủ trưởng các đơn vị trực thuộc về việc tăng cường theo dõi, cập nhật F0, F1, F2..., tổ...