Hà Nội: Phố bích họa Phùng Hưng ngổn ngang vì tạm dừng vẽ tranh
Sau một tuần tạm dừng, dự án bích họa trên các vòm cầu phố Phùng Hưng ngổn ngang kèo cột, rào chắn. Các bức tranh chưa được hoàn thành, trong khi nhiều điểm trở thành nơi để xe máy.
Dự án bích họa trên các ô vòm cầu trên phố Phùng Hưng bắt đầu được các họa sĩ Hàn Quốc thực hiện hôm 3/11. Tuy nhiên, việc vẽ tranh đã tạm dừng gần một tuần nay. Đoạn phố nơi thực hiện dự án ngổn ngang kèo cột, rào chắn.
Trước đó, đại diện Sở VHTT Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm cho biết các bức tranh cần chỉnh sửa vì có nhiều chi tiết không phù hợp. Được biết, nhóm họa sĩ Hàn Quốc đã về nước.
Hiện khu vực này được quây tường tôn, kèo cột phục vụ dự án nằm chờ các bước triển khai tiếp theo.
Các bức tranh dang dở cùng hệ thống kèo cột nằm ngổn ngang.
Dụng cụ, vật liệu vẽ tranh của các họa sĩ Hàn Quốc để lại trên công trường.
Dự án “Bích họa trên phố Phùng Hưng” được thực hiện trên cơ sở chương trình “Đưa nghệ thuật vào không gian sống” do Chương trình định cư con người Liên hợp quốc (UN-Habitat), Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm triển khai thực hiện.
Video đang HOT
Một ô vòm cầu đã đặt khung thép nhưng chưa được gắn mặt vật liệu và vẽ tranh. Theo kế hoạch ban đầu, những bức tranh được thực hiện bởi các nghệ sĩ Hàn Quốc mô tả lại không gian, con người Hà Nội xưa.
Những vòm cầu này nằm gần ngã tư Phùng Hưng – Hàng Cót – Hàng Lược. Đoạn vỉa hè qua đây cũng được cải tạo, lát lại gạch. Hiện toàn bộ dự án được quây bằng rào tôn, chờ các bước triển khai tiếp theo.
Dự án tạm dừng, cửa rào tôn đóng kín, đát làm vỉa hè chất đống… chờ đợi.
Trong khi dự án tạm dừng, nhiều nơi thành chỗ để xe máy.
Xuân Ngọc
Theo Danviet
Hà Nội: Lịch sử thành phố "chảy" qua một tuyến đường vòm cầu
Đó là câu chuyện của phố Phùng Hưng, một bên là đường, là nhà, bên kia là cầu cạn xây bằng đá dẫn lên cầu Long Biên. Tháng 6, Hà Nội đề xuất ý tưởng đục thông hơn 100 vòm cầu để tạo thêm không gian văn hoá cho thành phố. Tháng 9, ý tưởng khôi phục các vòm cầu được khơi lên...
Ngày 3/10, tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Quy hoạch đô thị và nông thôn tổ chức workshop "Tái thiết không gian bị chuyển đổi trong đô thị" với địa điểm thiết kế là tuyến phố Phùng Hưng. Hội thảo có sự góp mặt của Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Quốc Thông, kiến trúc sư Trần Huy Ánh... và đông đảo sinh viên ngành xây dựng kiến trúc trên địa bàn Hà Nội.
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, đường Phùng Hưng - cầu Long Biên là một di sản sống của Hà Nội, cần hết sức bảo vệ, giữ gìn.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn nêu vấn đề, 131 vòm cầu đá dưới cầu dẫn lên cầu Long Biên là bộ phận quan trọng, gắn liền với di tích cầu Long Biên đã được xác định là di sản của thủ đô. Khác với nhiều di sản khác, khu vực cầu Long Biên được biết đến là một di sản đang sống và vận hành cùng với hoạt động của người dân Hà Nội.
Theo ông Tuấn, khu vực đường dẫn lên cầu có vị trí tiếp giáp với khu vực Hoàng Thành Thăng Long và khu phố cổ Hà Nội. Theo tài liệu lịch sử, vị trí tuyến đường dẫn được xây dựng trên chính hệ thống hào nước của thành Thăng Long xưa. Đây chính là không gian giao thoa và chuyển tiếp từ khu vực Thành sang khu vực phố thị.
Theo quy hoạch giao thông Hà Nội mà Thủ tướng đã phê duyệt, tuyến đường sắt đô thị số 1 (đi từ Giáp Bát - Ngọc Hồi đến Gia Lâm - Yên Viên có hướng và vị trí trùng với tuyến đường sắt quốc gia hiện có, đoạn từ phố Trần Phú đến ngã ba Phùng Hưng - Lê Văn Linh có tim tuyến nằm về phía phố Phùng Hưng) đi thẳng và rẽ vào phố Hàng Đậu đi qua sông Hồng (song song với cầu Long Biên về phía thượng lưu 75m) để đến ga Gia Lâm.
Cùng với cầu Long Biên - công trình được bảo tồn và sử dụng làm không gian đi bộ phục vụ du lịch, văn hoá nghệ thuật, khu vực các vòm đá đường dẫn lên cầu có chức năng quan trọng, tạo không gian chuyển tiếp linh hoạt tiêu biểu cho cảnh quan khu vực.
Diện mạo phố Phùng Hưng từ quá khứ đến hiện tại
127 vòm đá trong tổng thể 131 vòm cầu dẫn với hình thức kiến trúc đặc trưng, định tính và diện khá rõ ràng, có những đoạn đục thông một mặt vòm tuyến tạo thành không gian tiếp giáp trọng tâm của tuyến phố.
Thời gian tới, UBND quận Hoàn Kiếm cùng quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc, chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc (UBHabitat) triển khai việc vẽ tranh bích hoạ trên phạm vi 26 vòm cầu, từ ngã ba Lê Văn Linh đến phố Hàng Cót.
Vị Chủ tịch quận cũng nhấn mạnh, thành phố mong muốn tạo nên một không gian công cộng mới, lý thú cho người dân và du khách, góp phần vào việc phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại của thủ đô, để phát huy giá trị của những di sản tương tự như cầu Long Biên.
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm kỳ vọng chính quyền có thể cùng với cộng đồng tổ chức một không gian công cộng thực sự hấp dẫn, đem lại lợi ích cho người dân, trở thành một không gian văn hoá, nghệ thuật cho công chúng. Việc này có ý nghĩa tích cực để tái thiết lại, gây dựng lại những không gian trong đô thị nói chung, tổ chức không gian công cộng khu vực tuyến phố Phùng Hưng nói riêng.
Kiến trúc sư Trần Huy Ánh phân tích, đường Phùng Hưng xây trên nền con hào nước bao quanh thành Hà Nội bị lấp đi khi phá dỡ tường thành năm 1889. Con phố dài xuất hiện đồng thời với công trình đường sắt, nối ga Hàng Cỏ lên cầu Long Biên (1902). Hơn 100 năm qua, bức tường đá trên phố Phùng Hưng là tấm gương soi chiếu vào lịch sử Hà Nội trải qua những giai đoạn khó khăn và chiến tranh ác liệt.
Con phố ghi dấu ấn của chiến tranh, của hoà bình và hình dung về một diện mạo mới khi được "tái thiết".
Người Hà Nội từng biết đến một đường Phùng Hưng sôi động, đóng góp tích cực trong cuộc sống đô thị, là tuyến đường sắt quan trọng với cả nền kinh tế thời bình lẫn đường tiếp vận trong chiến tranh và cũng hưu hắt khi vận tải đường sắt cạnh tranh bất lợi với đường bộ.
Trong ký ức và trong những bức ảnh tư liệu còn lưu giữ được của ông Ánh, có thời điểm, nhiều ngôi nhà rất đẹp được xây dựng trên con phố này, cho người nước ngoài thê với giá cao. Cũng có những giai đoạn bĩ cực, phố gầm cầu là nơi trú ngụ của người tha hương cơ nhỡ.
Trong chiến tranh, các vòm rỗng cầu dẫn được xây được xây đặc lại để bảo vệ, chống phá hoại. Qua nhiều năm, hạng mục công trình chưa được quan tâm tu sửa, dưới chân bức tường đá trở thành nơi bán hàng tự phát, bãi để đô tô , vật liệu xây dựng, tập kết rác. Hình ảnh con phố đẹp độc đáo dần trở nên xấu xí, bệ rạc, lạnh lẽo, đứng ngoài lề phố thị
Đề cập những chuyển động gần đây, từ tháng 6/2017, Hà Nội đã đề xuất ý tưởng đục thông vòm cầu để tạo thêm không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân, tháng 9, thành phố làm việc với các Bộ, ngành về ý tưởng khôi phục các vòm cầu, kiến trúc sư Trần Huy Ánh kỳ vọng, việc này sẽ sớm mở ra một trang sử mới cho con phố Phùng Hưng
Tại workshop, PGS.TS Nguyễn Quốc Thông - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt nam cũng cho rằng, việc chọn đường Phùng Hưng làm đối tượng nghiên cứu, "tái thiết" có ý nghĩa thiết thực, là cơ hội cho các sinh viên sáng tạo, đề xuất giải pháp tối ưu nhằm dung hòa được hoạt động tái thiết đô thị phu hợp với nhu cầu phát triển nhưng vẫn bảo tồn hữu hiệu ranh giới của hai di sản lớn của Hà Nội - khu phố cổ Hà Nội và Hoàng thành Thăng Long.
Ngay trong ngày khai mạc, Ban tổ chức đã nhận được đăng ký của 42 nhóm sinh viên với 130 thành viên ngành đào tạo kiến trúc, quy hoạch, mỹ thuật, quản lý đô thị tham gia đề án.
Ngọc Nam
Theo Dantri
Phố gầm cầu được 'khoác áo mới' Ngày 3/11, bức bích họa đầu tiên trong tổng số 18 bức tranh đã được thực hiện trên phố gầm cầu đường sắt ở Hà Nội. 18 bức bích họa sẽ được vẽ tại vòm cầu đường sắt trên phố Phùng Hưng, (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Dự án "Bích họa trên phố Phùng Hưng" do UN-Habitat phối hợp với Quỹ giao lưu quốc...