Hà Nội: Phê duyệt vùng bảo vệ khu vực lấy nước sinh hoạt tại Sóc Sơn
Thành phố Hà Nội nghiêm cấm hành vi xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước.
Ngày 26/5, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết thành phố đang quan tâm đến việc cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân vùng ảnh hưởng môi trường của Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Thành phố vừa phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình khai thác nước dưới đất từ Trạm cấp nước Bắc Sơn của Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn với quy mô khai thác 3 giếng khoan; tổng lượng nước khai thác 500 m3/ngày đêm.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình khai thác nước dưới đất từ Trạm cấp nước Nam Sơn của Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn với quy mô khai thác 2 giếng khoan; tổng lượng nước khai thác 300 m3/ngày đêm.
Video đang HOT
Thành phố phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình khai thác nước dưới đất từ Trạm cấp nước Hồng Kỳ của Công ty Cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội tại xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn với quy mô khai thác 2 giếng khoan; tổng lượng nước khai thác 200 m3/ngày đêm.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn, Ủy ban Nhân dân xã Bắc Sơn, Ủy ban Nhân dân xã Nam Sơn, Ủy ban Nhân dân xã Hồng Kỳ và các cơ quan liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa.
Công ty phối hợp với ngành chức năng bảo vệ nguồn nước do công ty trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.
Trong trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác nước của công trình và các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước khác trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác, công ty phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo ngay đến chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý.
Thành phố nghiêm cấm hành vi xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước.
Trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, phải tuân thủ các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn nước dưới đất và tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn, Ủy ban Nhân dân các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ có trách nhiệm phối hợp với Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội và các cơ quan liên quan xác định ranh giới, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa sau khi được phê duyệt, công bố; thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn.
Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo trên Trang thông tin điện tử, niêm yết bảng tin của thôn, xóm, khu dân cư, cụm dân cư trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh đối với các giếng khoan khai thác nước dưới đất của Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội.
Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đề nghị các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải tuân thủ các quy định về bảo vệ nguồn nước dưới đất và tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước./.
Hà Nội: Đẩy nhanh dự án giao thông trọng điểm
Ủy ban Nhân dân Thành phố (UBND) thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh thủ tục triển khai một số dự án giao thông trọng điểm có tính kết nối, cấp thiết trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, với dự án Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, UBND thành phố yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư cập nhật, bổ sung danh mục đầu tư công trung hạn, báo cáo UBND trình Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố xem xét bố trí kế hoạch vốn để thực hiện lập, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; lập trình duyệt thiết kế bản vẽ thi công dự toán công trình và khởi công dự án.
Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội (chủ đầu tư) khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, gửi Sở GTVT tổ chức thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt trong quý II/2020.
Với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3, Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao cập nhật, bổ sung danh mục đầu tư công trung hạn, báo cáo UBND trình HĐND thành phố xem xét bố trí kế hoạch vốn cho dự án để thực hiện lập, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội (chủ đầu tư) khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, gửi Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt trong quý II/2020; Đồng thời phối hợp với UBND quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì thực hiện ngay công tác giải phóng mặt bằng dự án theo chỉ giới đường đỏ và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được phê duyệt.
Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cầu Mễ Sở và đường hai đầu cầu, theo UBND thành phố Hà Nội, đây là đoạn tuyến thuộc đường Vành đai 4, kết nối từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhằm phân luồng giảm lưu lượng phương tiện vào khu vực nội đô, giảm ùn tắc giao thông; tăng hiệu quả khai thác của hai tuyến cao tốc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và các tỉnh lân cận.
UBND thành phố Hà Nội đồng thời yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất việc thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Mễ Sở; chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Thường Tín và các cơ quan liên quan của tỉnh Hưng Yên tổ chức xác định hướng tuyến, lập chỉ giới đường đỏ làm cơ sở xác định ranh giới dự án. Trên cơ sở kết quả thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình phê duyệt trong quý II/2020
Tin, ảnh: Hồng Thanh
Đề nghị đóng cửa trại heo xả thải ra đầu nguồn nhà máy nước Trại nuôi 12.000 con heo của Công ty Huỳnh Gia Phúc bị đề nghị đóng cửa vì nhiều lần vi phạm quy định về môi trường, bị bắt quả tang xả nước thải vào đầu nguồn nhà máy nước La Gi. Ngày 10/12, UBND thị xã La Gi (Bình Thuận) cho biết đã có văn bản gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và...