Hà Nội phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng từ hôm nay
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cùng với biện pháp tuyên truyền, vận động, từ hôm nay, 7/8, cơ quan chức năng Hà Nội tiến hành xử phạt những người không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Sáng 7/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 với các bộ, ngành chức năng và một số tỉnh, thành phố.
Báo cáo tại đầu cầu Hà Nội, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Trong 10 ngày tới là thời kỳ cao điểm của dịch tại Hà Nội cũng như các địa phương khác, có thể xuất hiện những ca nhiễm mới liên quan đến những ca bệnh đã phát hiện, những người trở về từ vùng có dịch…
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Trên tinh thần đó, Hà Nội tiếp tục tiến hành truy vết nhanh, cách ly kịp thời, xét nghiệm ngay các trường hợp tiếp xúc với nguồn lây nhiễm; cấm triệt để hoạt động kinh doanh quán bar, karaoke, hàng quán vỉa hè, các lễ hội, sự kiện thể thao tập trung đông người…
Nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả phòng, chống dịch, Hà Nội đã khởi động trở lại “bộ máy” chống dịch như giai đoạn trước; ban chỉ đạo phòng, chống dịch từ thành phố tới cơ sở duy trì hoạt động 24/24 giờ; hơn 10.000 tổ phản ứng nhanh sẵn sàng hoạt động…
Các đơn vị, địa phương đã kích hoạt lại các điểm cách ly tập trung, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để cách ly tập trung cùng lúc cho khoảng 7.000-8.000 người, trước mắt tổ chức cách ly tốt cho 800 hành khách sắp trở về từ Đà Nẵng… Các cơ sở y tế tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch, nâng cao năng lực điều trị cho bệnh nhân…
Đặc biệt, từ hôm nay (7/8), Hà Nội triển khai xét nghiệm khẳng định trên diện rộng cho các trường hợp trở về từ Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 29/7, trước mắt ưu tiên cho các địa bàn có nguy cơ cao, các trường hợp tiếp xúc gần với mầm bệnh hoặc có biểu hiện nghi ngờ…
Để thực hiện tốt việc xét nghiệm, Hà Nội huy động, vận động các lực lượng xã hội ủng hộ thiết bị máy móc, vật tư cho công tác này; đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho Hà Nội mua thiết bị, máy xét nghiệm đồng bộ theo phương thức chỉ định. Việc này, nếu tiến hành theo hình thức đấu thầu sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hướng đến tiến độ xét nghiệm.
Về việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, hiện nay Hà Nội đã chuẩn bị đủ các điều kiện để kỳ thi diễn ra an toàn theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tất cả các phòng thi, trang thiết bị, bàn ghế đều được tiêu trùng, khử khuẩn. Mỗi phòng thi chỉ có 24 thí sinh, được bố trí ngồi bảo đảm khoảng cách an toàn. Trước khi vào phòng thi, tất cả các thí sinh phải đo thân nhiệt và đeo khẩu trang. Các thí sinh là trường hợp F1, F2 (nếu có), thành phố sẽ tổ chức cho thi sau.
Ông Chung cho rằng, Hà Nội là địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Trong khi đó, ý thức chủ động phòng, chống dịch của người dân, như tự giác cách ly, đeo khẩu trang nơi công cộng, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách an toàn giữa người với người…, là giải pháp quan trọng để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan.
Vì thế, cùng với biện pháp tuyên truyền, vận động, từ hôm nay, cơ quan chức năng Hà Nội tiến hành xử phạt những người không đeo khẩu trang nơi công cộng. Thành phố cũng đề xuất với Thủ tướng có thể nâng lên một mức cảnh báo cao hơn, nguy cơ cao hơn đối với Hà Nội.
Trước mắt, thành phố yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị, địa điểm thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng, chống dịch; bố trí nước sát khuẩn, tổ chức đo thân nhiệt; người dân phải đeo khẩu trang… “Hà Nội quyết tâm ngăn chặn, cố gắng không để dịch COVID-19 lây lan rộng”, ông Chung nói.
Video đang HOT
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội có văn bản về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các hành vi, nhóm hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử phạt 13 hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống COVID-19 bằng các hình thức phù hợp trên báo, đài, hệ thống truyền thanh cơ sở, chạy chữ trên truyền hình, trên hệ thống Hanoi Smart City, infographic…
13 hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống COVID-19
1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 300.000 đồng (áp dụng theo khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế)
2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa đến 7.000.000 đồng (áp dụng theo điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường)
3. Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh Covid-19 bị phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng (áp dụng theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế)
4. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức (áp dụng theo điểm a, khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế)
5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid- 19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức (áp dụng theo điểm c, khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế)
6. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng (áp dụng theo điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế)
7. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác (áp dụng theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế và điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm 1.2 mục 1 mục Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
9. Người nào khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
10. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị tiền tối đa đến 15.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm a khoản 3 Điều 99 và điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và điểm 1.4 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
11. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm 1.9 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
12. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm 1.3 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
13. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm 1.8 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
Đà Nẵng cách ly 80 người đến từ Daegu
80 hành khách từ TP Daegu (Hàn Quốc) đến Đà Nẵng được cách ly 14 ngày, giới chức y tế phát hiện một người bị sốt.
6h52 sáng 24/2, chuyến bay VJ871 xuất phát từ TP Daegu (Hàn Quốc) bay thẳng về Đà Nẵng. Trên tàu bay, ngoài phi hành đoàn có 22 khách Hàn Quốc và 58 người Việt Nam là du học sinh, người lao động về nước.
Đoàn xe đón 80 hành khách tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Theo kế hoạch, máy bay hạ cánh lúc 10h43, hành khách sẽ được về nhà hoặc đi du lịch. "Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong bối cảnh chống dịch, lúc 10h, Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu cách ly toàn bộ hành khách trong 14 ngày", ông Phạm Trúc Lâm (Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng) thông tin.
Do thời gian gấp gáp, các lực lượng chức năng đã áp dụng kế hoạch đón công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc trước đây, để đón đoàn khách từ Hàn Quốc. Hành khách Việt Nam được đưa vào cách ly tại Trung tâm huấn luyện dự bị động viên Đồng Nghệ (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang). Người Hàn Quốc vào cách ly ở Bệnh viện Phổi (quận Liên Chiểu).
Phi hành đoàn được thông báo trước nội dung trên để phối hợp. Máy bay đáp xuống ở khu vực riêng, thuận tiện cho việc di chuyển về các khu cách ly. Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đến hướng dẫn toàn bộ phi hành đoàn mặc quần áo bảo hộ, làm tờ khai y tế và đo thân nhiệt hành khách ngay trên máy bay.
"Trong lúc đo thân nhiệt, chúng tôi phát hiện một hành khách người Việt Nam bị sốt. Bệnh nhân sau đó lên xe cứu thương để về Bệnh viện Phổi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm", ông Lâm nói.
Vẻ mặt lo lắng của du học sinh, lao động từ Hàn Quốc trở về qua cửa kính ôtô. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ba xe ôtô khách vào sân bay, trong đó hai xe đón khách Việt Nam. Các tài xế cũng mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang. Phía ngoài sân bay, một số người thân biết tin người nhà về đã đến nghe ngóng thông tin. Họ được lực lượng quân đội giải thích và động viên ra về.
Hành khách không được di chuyển bằng đường ống, mà xuống cầu thang bộ để lên xe khách. Lúc 12h, xe dẫn đường đưa các đoàn khách về khu cách ly. "Quá trình làm tờ khai y tế, thông báo việc cách ly, tất cả hành khách Việt Nam và Hàn Quốc đều tỏ ra hợp tác vì họ hiểu được tình hình dịch bệnh", ông Lâm thông tin.
Đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng cho biết thêm, đây là chuyến bay cuối cùng trong dịp này từ TP Daegu về Đà Nẵng. Máy bay VJ871, hệ thống cầu thang, hành lang và phương tiện chở đoàn 80 người được phun tiêu độc khử trùng để đảm bảo an toàn tối đa.
Lái xe, nhân viên y tế đều được trang bị đồ bảo hộ. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cũng trong sáng nay, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tiếp nhận thêm 3 trường hợp là người dân địa phương được cách ly để theo dõi, do có yếu tố dịch tễ nghi vấn sau tiếp xúc với khách Trung Quốc, Hàn Quốc.
Hôm qua, Bệnh viện Phổi cũng tiếp nhận một bệnh nhân là người Việt Nam trở về từ Hàn Quốc; Bệnh viện Phụ sản - Nhi tiếp nhận một bệnh nhi 6 tuổi đến từ vùng dịch của tỉnh Vĩnh Phúc. Cộng dồn đến nay, Đà Nẵng đã theo dõi, cách ly cho 160 người, trong đó 155 người xuất viện. Thành phố chưa ghi nhận ca dương tính với virus corona.
Trong ngày 23/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã giám sát 42 tàu bay, 2 tàu biển với 3.144 người nhập cảnh. Trong đó 954 người phải khai báo y tế.
Đến sáng 24/2, Cục Hàng không chưa có quyết định dừng bay đến Hàn Quốc. Lãnh đạo Cục cho hay đang theo dõi diễn biến của dịch và của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch corona để có các biện pháp tiếp theo. Trong khi đó, Bộ Y tế đã quyết định bắt buộc khai báo y tế tại các cửa khẩu đối với các hành khách đến từ Hàn Quốc từ 15h chiều 23/2.
Truyền thông Hàn Quốc sáng 24/2 dẫn nguồn giới chức y tế ghi nhận thêm 161 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số người nhiễm lên 763 và trở thành ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới.
Đà Nẵng là địa phương thu hút nhiều khách du lịch Hàn Quốc, với khoảng 30 chuyến bay đến mỗi ngày. Trong năm 2019, khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng gần 1,8 triệu lượt, chiếm hơn 50% tổng lượng khách quốc tế đến thành phố này.
Nguyễn Đông
Theo vnexpress.net
Huế: Người bị sốt, ho sau khi quá cảnh tại Hàn Quốc âm tính với Covid-19 Kết quả xét nghiệm cho thấy người phụ nữ ở Huế có các triệu chứng sốt, ho sau khi từ Mỹ về Việt Nam, quá cảnh tại sân bay Hàn Quốc âm tính với virus corona (Covid-19). Ngày 24/2, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của người phụ nữ bị các triệu chứng...