Hà Nội: Phát hiện hơn 10.700 ca mới, một ngày thêm 54.000 F0 điều trị tại nhà
Ngày 26/2 Hà Nội cho biết có thêm 10.783 ca COVID-19 mới được phát hiện.
Toàn thành phố có hơn 424.300 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, trong đó hơn 98% điều trị tại nhà, tương đương hơn 417.200 ca.
Sở Y tế Hà Nội tối 26/2 cho biết, trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 10.783 ca bệnh trong đó có 3.709 ca cộng đồng.
Bệnh nhân phân bố tại 537 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Long Biên (541); Mê Linh (531); Thạch Thất (478); Quốc Oai (385); Hai Bà Trưng (331).
Sở này cũng cho biết tới hết ngày 25/2, hiện có 424.334 F0 ở Hà Nội đang điều trị, theo dõi (tăng hơn 54.000 ca so với hôm qua).
Trong đó có 417.200 F0 điều trị tại nhà, chiếm 98,3% tổng ca đang điều trị. Như vậy, so với báo cáo hôm 24/2, số F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội tăng 54.000 ca.
Hiện có 1.376 F0 điều trị tại các cơ sở thu dung của Thành phố và quận/huyện (chiếm 0,36%).
Có 5.758 ca diễn biến cấp độ trung bình, nặng, nguy kịch phải nhập viện điều trị (tăng hơn 100 ca so với hôm qua), tương đương hơn 1,5% tổng số ca đang điều trị ở Thủ đô. Trong đó có 357 ca đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 5.401 người điều trị tại các bệnh viện tầng 2 và 3 của Hà Nội.
Video đang HOT
Hà Nội hiện có 417.200 F0 điều trị tại nhà, chiếm 98,3% tổng ca đang điều trị.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tới hết ngày 25/2, trong các bệnh nhân đang điều trị tại viện ở Hà Nội, có khoảng 3.500 ca diễn biến mức độ trung bình (chiếm gần 64%). Ngoài ra, có hơn 860 ca nặng, nguy kịch…
Hôm qua Hà Nội có 24 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 từ 27/4/2021 đến nay lên 1.026 người.
Theo Sở Y tế, Hà Nội hiện đã tiêm cho 99,8% người cần tiêm mũi bổ sung. Với mũi nhắc lại, Hà Nội có hơn 4,7 triệu người từ 18 tuổi cần tiêm, trong đó đã tiêm cho hơn 3,43 triệu người – tương đương tỷ lệ 72,9%. Ngoài ra, các bệnh viện Trung ương đã tiêm mũi nhắc lại cho gần 70.000 người.
F0 chậm được đưa đi cách ly điều trị, Sở Y tế Hà Nội nói gì?
Gần đây, nhiều người dân ở Hà Nội phản ánh tình trạng F0 chậm được đưa đi cách ly, điều trị và đặt vấn đề về trách nhiệm này của Trung tâm Cấp cứu 115, chính quyền địa phương hay y tế cơ sở.
Tối 16/12, ông Vũ Cao Cương - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết, theo quy định của Thành phố, hiện nay việc vận chuyển F0 từ nhà đến các cơ sở thu dung điều trị tầng 1 (với các F0 thể nhẹ), vận chuyển bệnh nhân từ các cơ sở thu dung tầng 1 lên các tầng 2 và tầng 3 là do chính quyền địa phương phụ trách.
" Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 và các đơn vị khác trong ngành y tế của Thành phố sẽ đáp ứng vận chuyển những bệnh nhân nặng trong trường hợp quận, huyện, thị xã quá tải" - ông Cương nói.
Ảnh minh hoạ
Như nhiều tỉnh/thành khác, Hà Nội phân tầng điều trị COVID-19 thành 3 tầng. Trong đó:
Tầng 1 là F0 tại trạm y tế lưu động và điều trị tại nhà;
Tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao điều trị tại cơ sở thu dung điều trị và hơn 20 bệnh viện;
Tầng 3 dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, được điều trị tại 6 viện của Hà Nội gồm: Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây, Phụ sản Hà Nội và các bệnh viện tuyến Trung ương (như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).
Hà Nội liên tục ghi nhận sự gia tăng ca mắc COVID-19 trong 2 tuần gần đây. Cao điểm, hai ngày 15-16/12, mỗi ngày Hà Nội phát hiện hơn 1.300 ca mắc mới, xấp xỉ 50% trong đó là ca cộng đồng.
Dù vậy, những ngày gần đây, liên tục có những phản ánh của người dân về việc một số người dân có kết quả dương tính SARS-CoV-2 nhiều ngày nhưng không được đưa đi tới cơ sở thu dung, điều trị.
Hơn 1.000 F0 đang điều trị tại nhà
Cũng theo ông Cương, hiện có hơn 1.000 F0 đang triển khai điều trị tại nhà, tính đến ngày 16/12.
Nguồn: Sở Y tế Hà Nội
Hiện Hà Nội có 3 túi thuốc để cấp, phát miễn phí cho F0 điều trị tại nhà:
- Túi thuốc A (gồm có thuốc hạ sốt Paracetamol, thuốc bổ sung vitamin), các túi thuốc này, kèm theo hướng dẫn sử dụng được phát ngay cho người bệnh khi đủ điều kiện điều trị tại nhà và do Trạm Y tế cấp phát.
- Túi thuốc B: gồm có thuốc chống viêm Corticoid, thuốc chống đông chỉ được sử dụng trong các tình huống đặc biệt và phải được bác sỹ đánh giá và kê đơn cho bệnh nhân, sử dụng liều duy nhất trước khi chuyển người bệnh (sử dụng trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng)
- Túi thuốc C gồm các thuốc kháng Virus: Molnupiravir, Favipiravir, đây là các thuốc chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, phân bổ theo chương trình của Bộ Y tế, sử dụng có kiểm soát, do đó để được sử dụng, F0 phải được khám sàng lọc, đánh giá và có cam kết đồng ý tham gia chương trình, khi sử dụng thuốc kháng vi rút phải tuân thủ và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế.
"Việc cấp thuốc cho các trường hợp mắc và được theo dõi quản lý tại nhà là do Trạm Y tế xã phường thị trấn hoặc có thể do Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà (do Chính quyền địa phương thành lập) cấp phát" - ông Cương khẳng định, đồng thời cho biết hiện nay các thuốc trên không phải trả phí nhưng việc cấp phát thuốc phải đúng theo quy định. Các F0 có thể liên hệ với Trạm Y tế để được hướng dẫn cụ thể.
Vụ nổ như bom ở Nghệ An: Nạn nhân bỏng 80%, vợ con may mắn thoát nạn Nạn nhân trong vụ nổ kinh hoàng tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An bị bỏng 80% và đã được chuyển tuyến ra Hà Nội điều trị. Ngày 14/12, Công an xã Nghi Phú, Công an TP Vinh (Nghệ An) đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân vụ nổ kinh hoàng xảy ra vào đầu giờ chiều 13/12 tại...