Hà Nội phát động Tháng hành động về dân số
Ban chỉ đạo công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) thành phố Hà Nội vừa phát động Tháng hành động quốc gia về dân số năm 2013.
Tháng hành động diễn ra từ 26-11 đến 26-12 với chủ đề “Già hóa dân số – Những thách thức trong chăm sóc người cao tuổi”. Hiện tại, tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) của Hà Nội chiếm 12,78% dân số và dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Hội Nhà báo TP Hà Nội phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội tập huấn cho gần 40 phóng viên các cơ quan báo chí của Trung ương và Thủ đô về công tác tuyên truyền bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.
Theo ANTD
Phụ nữ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60: Còn nhiều ý kiến
Chênh lệch 5 năm tuổi nghỉ hưu giữa nam giới và phụ nữ đang được đề xuất xóa bỏ vì đây bị coi là một trong những nguyên nhân không tận dụng được tối đa nguồn nhân lực có chất lượng, đồng thời duy trì sự bất bình đẳng giới cần xóa bỏ trước xu thế hội nhập quốc tế.
Lao động nữ vẫn có thể cống hiến tốt ở độ tuổi 55
Phụ nữ nghỉ hưu vẫn phải đi kiếm việc làm khác
Theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng, hiện tuổi thọ trung bình và kỳ vọng sống của người Việt Nam đang tăng. Xu thế tiếp cận từ nghĩa vụ của lao động nữ đối với sự phát triển bền vững trong điều kiện tận dụng tối đa nguồn nhân lực có chất lượng, bình đẳng giới trong hội nhập quốc tế là hướng tiếp cận cần được quan tâm trong quá trình tham gia xây dựng Nghị định quy định chi tiết điều 187 Bộ Luật Lao động. Nghiên cứu tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là việc làm cần thiết, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người lao động, thể hiện vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác tham gia quản lý với Nhà nước về chế độ chính sách.
Góp ý về sự bất hợp lý về độ tuổi nghỉ hưu hiện tại của phụ nữ, nhóm Cựu nữ Bí thư tỉnh ủy các tỉnh Khánh Hòa, Tây Ninh, Đồng Nai phân tích, ở độ tuổi 55 nhiều người vẫn còn rất sung sức, mong muốn được tiếp tục làm việc và cống hiến, bởi lúc này các chị đã có nhiều thời gian tập trung công việc hơn, ít vướng bịu việc nhà hơn. Có nhiều chị về hưu độ tuổi 50 hưởng tỷ lệ lương hưu thấp, vẫn phải tìm một công việc khác để có thu nhập. "Thực tế chúng tôi rất tiếc cho nhiều chị giữ vị trí lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước, khi đạt độ chín toàn diện thì lại phải về nghỉ hưu ở tuổi 55, vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu kéo dài tuổi nghỉ hưu cả đội ngũ doanh nghiệp, không riêng gì khối công chức viên chức" - đại diện nhóm cựu nữ Bí thư tỉnh uỷ các tỉnh này bày tỏ.
Bên cạnh đó, việc nghỉ hưu sớm còn được phân tích như một nguyên nhân hạn chế vai trò lãnh đạo của phụ nữ. Giám đốc UNDP Louise Chamberlain chỉ ra rằng hiện tại ở Việt Nam, nữ giới tham gia có phần khiêm tốn trong quá trình ra quyết định ở tất cả các cấp. Ví dụ hiện chỉ có 9 - 12% vị trí Vụ trưởng do nữ giới đảm nhiệm. Ở cấp độ lập pháp, nữ giới chỉ chiếm 24% trong Quốc hội và 25% ở các vị trí của HĐND. Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là có tối thiểu 35% nữ giới tham gia chính trường vào năm 2016. Bà Louise Chamberlain cũng cho rằng một trong những rào cản đối với nữ giới khi phấn đấu trở thành lãnh đạo ở Việt Nam là sự phân biệt đối xử về tuổi nghỉ hưu.
Sớm có lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu
Đồng tình với phương án tăng tuổi nghỉ hưu nhưng theo TS. Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, khi kéo dài tuổi nghỉ hưu cần phải tính đến hai yếu tố. Một là tạo điều kiện, cơ hội cho những người đến tuổi nghỉ hưu như trước đây, mặt khác cũng phải chú ý đến lớp người bước vào độ tuổi lao động vì dân số nước ta cũng đang bước vào giai đoạn dân số vàng. Do đó, trong quá trình thực hiện lộ trình kéo dài tuổi nghỉ hưu cần phải chú ý tạo việc làm. "Nghỉ hưu là quyền của mỗi người, do đó việc kéo dài phải có lộ trình với những quy định "mở" để người lao động có quyền quyết định không nên quá cứng nhắc, bởi có không ít người có nhu cầu được về hưu sớm", ông Trọng bày tỏ.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cũng cho rằng, bình đẳng nam nữ về tuổi nghỉ hưu ở độ tuổi 60 là rất phù hợp, như vậy sẽ đỡ lãng phí nguồn lao động đang độ cống hiến tốt, góp phần tăng tính bền vững quỹ bảo hiểm khi tuổi thọ bình quân của người Việt Nam chúng ta đã tăng lên. Bên cạnh đó, phụ nữ được hưởng quyền ưu tiên lựa chọn về hưu ở độ tuổi 50 nếu ở các ngành nghề nặng nhọc độc hại, ở độ tuổi 55 ở môi trường làm việc bình thường, và được bảo đảm lương hưu như quy định, nếu chị em vẫn có điều kiện tiếp tục làm việc thì sẽ làm việc cho đến 60 tuổi.
Theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phạm vi đối tượng lao động nữ được nâng tuổi nghỉ hưu 5 tuổi theo đề xuất của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là khá rộng, khó khả thi, cần đánh giá đầy đủ tác động trong điều kiện cải cách hành chính đối với bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả và chính sách lương hợp lý. "Tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu theo hướng xây dựng các nhóm lao động nữ với lộ trình mở rộng dần, có thể nghiên cứu các phương án từ 2013 - 2015 tăng tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao: người có học vị tiến sỹ nhóm lao động quản lý: người giữ chức danh Vụ trưởng và tương đương, có phụ cấp chức vụ từ 1.0 trở lên (Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường vụ tỉnh ủy). Từ 2015 - 2020: Mở rộng dần việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với một số đối tượng khác. Lộ trình này có thể kéo dài hơn tùy theo điều kiện cải cách của bộ máy hành chính nhà nước". Ngoài ra, phương án khác được đề xuất là giãn lộ trình theo hướng 2 - 3 năm tăng 1 - 2 tuổi, đến năm 2020 thì đạt tuổi nghỉ hưu cho nhóm này như nam giới.
Theo ANTD
Còn đầy áp lực Công dân thứ 90 triệu chào đời. Gia đình cháu bé vui vì có thêm thành viên mới. Những người làm công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phấn khởi vì giữ được cho con số này đến chậm tới 11 năm. Dân số đông, dân số trẻ trong "giai đoạn cơ cấu vàng" đi cùng với những cơ hội...